Dịch Covid bùng phát nhiều đợt trong năm khiến nhiều người bị stress vì công việc, thu nhập giảm xuống. Stress công việc dường như là tình trạng chung, không của riêng ai, bạn nên học cách cân bằng để bảo vệ sức khỏe của bản thân, nhất là sức khỏe dạ dày.
Mục lục
I – Hãy để ý đến những dấu hiệu stress trong công việc của bạn
– Về thể chất: Cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, chuột rút cơ bắp, đau đầu, khó ngủ, hụt hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày, thực quản, chân tay run, vã mồ hôi…
– Biểu hiện stress vì công việc thông qua mặt tinh thần: Khó tập trung, trí nhớ suy giảm, lơ ngơ, lú lẫn…
– Cảm xúc: Thường xuyên lo âu, trầm cảm, lo lắng, tức giận, hay cáu gắt, thiếu sự kiên nhẫn…
– Hành vi: Từ những người có lối sống lành mạnh, người stress vì công việc nhàm chán, mất việc có thể xuất hiện cách hành vi tiêu cực như hút thuốc lá, uống rượu bia, đổ lỗi, đập phá đồ đạc,…
Hình ảnh stress vì công việc.
II – Hậu quả khi bị stress vì công việc
Áp lực vì công việc trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với người lao động, cụ thể là:
– Các triệu chứng mệt mỏi về thể chất: Huyết áp cao, đau đầu, đau bụng, tức ngực, các vấn đề về giấc ngủ và tình dục.
– Vấn đề về cảm xúc: Trầm cảm, hoảng loạn, cảm giác lo lắng, hồi hộp, nóng nảy.
– Căng thẳng thần kinh do quá stress vì công việc tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày, gây trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, stress về công việc cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, làm mất cân bằng vi sinh đường ruột, gây viêm ruột, hội chứng ruột kích thích…
Mẹ stress vì công việc có thể khiến cả gia đình bị căng thẳng, mệt mỏi theo.
Ngoài ra, căng thẳng mãn tính còn gây ra một số bệnh lý như:
– Rối loạn kinh nguyệt
– Rối loạn chức năng tình dục
– Gây vấn đề về da (mụn, khô da) và tóc (gãy rụng, chẻ ngọn)
– Các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn nhân cách, lo âu
– Béo phì và rối loạn ăn uống
– Các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, đường ruột…
III – Làm gì khi bị stress vì công việc?
Mọi việc đều có thể kiểm soát nếu bạn suy nghĩ tích cực. Thực tế, bạn không cần quá căng thẳng, lo lắng vì mất việc trong thời điểm này bởi nhiều người cũng đang trong hoàn cảnh như bạn. Hơn nữa, ở nhà vào thời điểm dịch bệnh bùng phát, bạn sẽ tránh tiếp xúc với nhiều người, làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh do Covid.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết stress công việc nên làm gì?
– Duy trì một tinh thần, thái độ tích cực để sẵn sàng đón nhận sự kiện mất việc hoặc khối lượng công việc giảm xuống.
– Thực hành các kỹ năng thư giãn như Yoga, thiền, thái cực quyền…
– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Việc này giúp bạn chống lại các căng thẳng, stress tốt hơn.
– Sử dụng các bữa ăn lành mạnh, cân bằng các dưỡng chất.
– Quản lý thời gian tốt hơn. Khoảng thời gian rảnh rỗi do mất việc bạn có thể sử dụng cho mục đích khác, chẳng hạn học các kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.
– Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ sẽ giúp bạn vượt qua stress công việc.
– Đừng tìm đến rượu, thuốc lá, cà phê, ma túy…
– Trò chuyện, tâm sự với những người bạn tin tưởng và yêu quý cũng là một cách giảm stress công việc.
Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái hơn.
Bên cạnh kiểm soát căng thẳng vì công việc, nếu bạn có vấn đề về dạ dày do căng thẳng quá lâu, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Khi bị đau dạ dày, ngoài uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để bình phục tốt hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đã quá mệt mỏi với các triệu chứng của đau dạ dày, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Với 2 tác dụng chính là trung hòa axit dịch vị và tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, Yumangel sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày.
Để được tư vấn kỹ hơn cách sử dụng Yumangel cũng như cách chữa đau dạ dày, bạn vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yumangel thông qua hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới nhé.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…