Sờ thấy cục ở vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày nhưng cũng có thể không phải. Người bệnh cần đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh đồng thời được tư vấn điều trị đúng.
Mục lục
I. Sờ thấy cục ở vùng thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi bất ngờ phát hiện vùng thượng vị có cục và cảm giác cứng bất thường, người bệnh sẽ không tránh khỏi tâm lý lo sợ không biết mình mắc bệnh gì.
1. Mô tả dấu hiệu sờ thấy cực cứng ở thượng vị
Sờ thấy cục ở vùng thượng vị được hiểu là tình trạng khi dùng tay sờ vào vùng thượng vị thấy có cục cứng.
Cục cứng này có thể là 1 khối u như (u dạ dày, u gan trái, u cơ) nhưng cũng có thể không phải là khối u mà là chỉ là một phần ruột (thoát vị thành bụng, sờ thấy 1 phần dạ dày).
Khối u dạ dày thường rất cứng chắc, có nổi cục và di động theo nhịp thở. Người bệnh có thể tự sờ thấy cục cứng ở dưới xương ức nhưng cũng có trường hợp cục u nhỏ ta phải sờ kỹ thì mới thấy (vì khối u thường di động, không đứng 1 chỗ và không gây đau khi bạn sờ nắn). Còn với các u to hơn có thể chiếm phần lớn ở vùng thượng vị và các khối u to này sẽ ít di động.
2. Sờ thấy cục ở dưới ức có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
Thượng vị (Epigastric) là vùng trung tâm phía trên của bụng, cụ thể là nằm dưới mũi xương ức và trên rốn. Vùng thượng vị dạ dày gồm có thuỳ trái gan, một phần mặt trước của dạ dày, tâm vị, môn vị, tá tràng, mạc nối gan dạ dày, tụy, đoạn đầu của động mạch và tĩnh mạch chủ bụng. Mỗi cơ quan trong vùng thượng vị đều đóng vai trò trong các quá trình quan trọng của cơ thể.
Nếu thường xuyên sờ thấy cục cứng ở dưới ức thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Để biết chính xác cục ở vùng thượng vị mà bạn sờ thấy có phải là ung thư dạ dày hay không, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Thông thường, khi xuất hiện cực cứng ở dưới ức, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày kết hợp sinh thiết. Bác sĩ luồn một ống nội soi (có gắn camera ở đầu) xuống miệng, qua thực quản và đến dạ dày. Khi ống soi di chuyển, bác sĩ sẽ quan sát kỹ niêm mạc thực quản và dạ dày, kiểm tra cẩn thận bất kỳ vùng nào đáng ngờ có thể là ung thư.
Khi nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu sinh thiết cục cứng ở vùng thượng vị để làm xét nghiệm giúp biết chính xác được đặc điểm và tính chất của khối u có phải là ung thư dạ dày hay không. Từ đó đưa ra những hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào ở trong dạ dày tăng trưởng bất thường sau đó phát triển thành u. Loại ung thư này có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 sau ung thư gan, ung thư phổi.
Ngoài khám thấy khối u vùng thượng vị, khi bị ung thư dạ dày, người bệnh có thể bị chướng bụng đầy hơi, đau tức vùng thượng vị; ợ chua, khó tiêu, mệt mỏi, giảm cân; chảy máu đường tiêu hóa…
II. Nên làm gì nếu có cục cứng ở dưới ức?
Việc đột ngột sờ thấy cục ở vùng thượng vị khiến bạn lo lắng không biết chính xác là mình đang mắc bệnh gì. Thay vì tự ý mua thuốc uống hoặc chữa trị tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị kịp thời.
1. Thăm khám bác sĩ ngay
Việc sờ thấy cục ở vùng thượng vị dù đau hay không đau khi sờ cũng là 1 dấu hiệu cần cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khoẻ, tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách xử trí phù hợp.
Cụ thể, người bệnh nên đến thăm khám tại khoa Tiêu hóa ở các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có khả năng chụp CTscan, siêu âm ổ bụng, nội soi để có thể đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
2. Không tự ý điều trị
Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống và điều trị theo mách bảo. Vì điều này không chỉ khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt khác cho sức khỏe.
III. Cách phòng tránh các bệnh liên quan tới dạ dày
Vấn đề cục cứng ở vùng thượng vị nói riêng và các bệnh lý liên quan tới dạ dày nói riêng có thể được ngăn ngừa, giảm nhẹ và thậm chí khỏi hẳn chỉ bằng những thay đổi đơn giản trong lối sống. Cụ thể:
1. Ăn uống khoa học và đúng cách
Thực hiện một số quy tắc cơ bản về thói quen ăn uống tốt giúp phòng tránh hiệu quả các bệnh lý ở dạ dày:
– Nên ăn uống đúng giờ, đủ bữa: Loại bỏ thói quen bỏ bữa, nhịn ăn sáng, ăn uống thất thường.
– Nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ (anh đào, nho, ớt chuông, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt); các loại cá béo giàu omega-3 giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa bằng cách ổn định thành tế bào để giảm viêm; thực phẩm chứa probiotic (sữa chua, kefir) chứa vi khuẩn có lợi có thể chống lại bất kỳ vi khuẩn có hại nào ẩn náu trong ruột và dạ dày.
– Đừng vội vàng ăn: Hãy dành thời gian để ăn chậm và nhai kỹ từng miếng.
– Đừng ăn quá nhiều: Giảm khẩu phần ăn trong các bữa ăn hoặc thử ăn 4 đến 5 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn.
– Tránh ăn một bữa lớn ngay trước khi đi ngủ: Nên ăn bữa cuối cùng trong ngày ít nhất 2 đến 3 giờ trước khi nằm xuống.
– Tránh xa các loại thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa gây áp lực lên dạ dày. Không nên ăn nhiều thực phẩm nóng, cay. Hạn chế tối đa bia, rượu, cà phê, thuốc lá…
– Hãy đảm bảo bạn uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày: Nước giúp cơ thể bạn đào thải chất thải và độc tố, đồng thời giúp ruột kết đào thải chất thải, ngăn ngừa táo bón. Lượng nước bạn cần mỗi ngày có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như mức độ hoạt động, vị trí địa lý và nhiệt độ…
2. Hạn chế uống rượu
Rượu ảnh hưởng đến quá trình tiết axit dạ dày và hấp thụ chất dinh dưỡng. Uống quá nhiều rượu có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy, đau dạ dày, viêm loét dạ dày và các vấn đề về gan.
Vì vậy, hãy hạn chế uống rượu hoặc uống rượu với lượng vừa phải. Uống rượu vừa phải sẽ không gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa, nhưng uống quá nhiều sẽ làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, có thể gây ợ nóng và làm trầm trọng thêm các rối loạn tiêu hóa khác.
3. Ngừng hút thuốc
Hút thuốc có thể làm suy yếu cơ kiểm soát đầu dưới của ống dẫn thức ăn và khiến axit từ dạ dày trào ngược lên, một quá trình được gọi là trào ngược.
Trào ngược gây ra các triệu chứng ợ nóng và có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng loét dạ dày và viêm ruột. Hút thuốc cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư dạ dày.
4. Đánh bại căng thẳng
Bạn có thể nhận thấy cảm giác khó chịu ở dạ dày khi căng thẳng. Đó là vì sự lo lắng và bồn chồn có thể làm mất cân bằng tinh tế của quá trình tiêu hóa.
Ở một số người, căng thẳng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy hơi, đau và táo bón, trong khi ở những người khác, nó làm tăng tốc quá trình tiêu hóa, gây tiêu chảy và đi vệ sinh thường xuyên. Một số người mất cảm giác thèm ăn hoàn toàn.
Căng thẳng cũng có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng tiêu hóa như loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Kiểm soát và giảm căng thẳng, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực có thể giúp dạ dày khỏe mạnh và hệ tiêu hóa tốt hơn.
5. Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất hàng ngày có thể giúp dạ dày, hệ tiêu hóa di chuyển mọi thứ và loại bỏ chất thải. Hãy thử đi bộ, đạp xe, bơi lội, sử dụng máy tập elip hoặc đi bộ đường dài.
6. Duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh
Nếu bạn thừa cân, mỡ bụng sẽ gây áp lực lên dạ dày và có thể gây ợ nóng. Giảm cân có thể làm giảm các triệu chứng tiêu hóa như ợ nóng và các vấn đề về dạ dày liên quan đến axit khác.
Tuy nhiên, nếu bạn cần giảm cân, hãy thực hiện và áp dụng các biện pháp giảm cân lành mạnh.
7. Tránh lạm dụng thuốc giảm đau
Khi bạn bị đau đầu hoặc đau lưng, bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc dùng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo, thuốc giảm đau có thể gây buồn nôn, đau dạ dày, chảy máu dạ dày hoặc loét.
Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về loại thuốc cũng như thời gian và liều lượng dùng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
8. Loại bỏ thói quen thức khuya, ngủ muộn
Bình thường, ban đêm là thời gian dạ dày được nghỉ ngơi, giúp các tế bào lót dạ dày phục hồi và tái tạo.
Tuy nhiên, nếu bạn thức khuya, hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi, khiến dịch vị tăng tiết. Dịch vị là yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, khi lượng dịch vị tăng cao sẽ tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, nhất là những người có tiền sử bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày sẽ gây đau, loét dạ dày cấp.
Do đó, nếu ai thường xuyên thức khuya, ngủ muộn thì nên bắt đầu điều chỉnh thói quen này.
9. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là biện pháp phòng ngừa mắc các bệnh lý dạ dày hiệu quả.
Nếu thường xuyên bị đau thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như khó nuốt, nôn hoặc phân có máu hoặc đen, đau bụng hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngoài ra, ngay khi triệu chứng mắc bệnh dạ dày như đau thượng vị, buồn nôn xuất hiện, người bệnh có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giúp làm giảm cảm giác khó chịu.
Thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày giúp giảm nhanh các triệu chứng do: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày tá tràng, đau tức nóng rát dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…
Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc sờ thấy cục ở vùng thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì. Khi phát hiện vùng thượng vị xuất hiện cục cứng hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://phunuvietnam.vn/so-thay-cuc-o-duoi-uc-la-dau-hieu-cua-benh-gi-4120222148165343.htm
https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/digestive-health/five-lifestyle-tips-for-a-healthy-tummy/
https://www.scripps.org/news_items/5225-six-tips-to-prevent-digestive-problems
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...