Rửa dạ dày là phương pháp đưa ống thông vào bên trong dạ dày của người bệnh để tháo rửa các chất bên trong ra ngoài. Để hiểu rõ hơn các thông tin về cách rửa dạ dày sạch, hãy đọc bài viết sau của Yumangel
Mục lục
I – Rửa dạ dày là gì?
Rửa dạ dày hay rửa dạ dày cấp cứu là kỹ thuật đưa ống thông bằng ống nhựa hoặc cao su vào trong dạ dày để hút tất cả thức ăn, dịch vị và chất độc trong dạ dày ra ngoài. Mục đích rửa dạ dày là làm sạch dạ dày, loại bỏ chất độc ra ngoài để phẫu thuật và điều trị bệnh.
Cách rửa bao tử là kỹ thuật đưa ống thông vào trong dạ dày để làm sạch bộ phận này.
II – Ai nên rửa dạ dày?
Rửa dạ dày trong trường hợp nào? Kỹ thuật rửa dạ dày được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp không quá 6 giờ: thức ăn, thuốc, hóa chất.
– Cần súc rửa dạ dày trước khi tiến hành phẫu thuật đường tiêu hóa.
– Bệnh nhân hẹp môn vị bị ứ đọng thức ăn, dịch vị trong dạ dày.
– Bệnh nhân đa toan: Bơm rửa dạ dày giúp làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.
Rửa dạ dày cho bệnh nhân nhiễm độc.
Kỹ thuật rửa dạ dày cấp cứu chống chỉ định cho các trường hợp sau:
– Người bệnh hôn mê, khi rửa dạ dày phải đặt nội khí quản.
– Người bệnh uống nhầm dung dịch acid, kiềm mạnh sau 6 tiếng.
– Phồng động mạch chủ, tổn thương bỏng, u, rò thực quản.
– Bệnh nhân bị suy kiệt nặng.
– Người bị ngộ độc sau 6 giờ.
III – Rửa dạ dày bằng dung dịch gì?
Các dung dịch rửa dạ dày được sử dụng hiện nay gồm:
– Nước uống được.
– Nước muối sinh lý 0,9%.
– Natri bicarbonat.
– Lòng trắng trứng.
Nước rửa dạ dày tốt nhất là nước muối sinh lý.
Thông thường, bác sĩ sẽ rửa dạ dày với lượng nước tối đa là 4 lít hoặc có thể nhiều hơn tùy theo tình trạng bệnh nhân, cần rửa đến khi sạch nước trong dạ dày chảy ra trong và không có mùi thì dừng.
( >> Xem thêm: Thụt tháo đại tràng là gì? Chia sẻ cách thụt tháo đại tràng tại nhà )
IV – Xem quy trình rửa dạ dày của bộ y tế
Quy trình rửa dạ dày gồm các bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ rửa dạ dày.
– Bước 2: Hướng dẫn bệnh nhân cách nằm đúng ở tư thế đầu thấp, mặt nghiêng về bên trái.
– Bước 3: Bác sĩ đặt ống thông vào dạ dày sau đó kiểm tra xem ống đã vào đúng dạ dày chưa. Nếu đã đúng dạ dày thì tiến hành cố định ống thông.
– Bước 4: Đổ nước khoảng 300 – 500ml/lần đối với người lớn, đồng thời hạ thấp đầu ống vào trong chậu cho nước tự chảy ra hoặc dùng máy hút để hút ra.
– Bước 5: Rửa đi rửa lại cho đến khi nước ở dạ dày chảy ra trong là được. Với bệnh nhân bị ngộ độc hóa chất hoặc thuốc thì cần phải rửa tới khi nước ở dạ dày chảy ra trong và hết mùi thuốc hoặc hóa chất.
– Bước 6: Để kết thúc quy trình bơm rửa dạ dày, bác sĩ sẽ hút hết dịch trong dạ dày và bơm vào 20g than hoạt và 20g sorbitol. Sau 2 giờ lại nhắc lại cho đến khi đạt 120g liều than hoạt rửa dạ dày.
>> Xem chi tiết VIDEO kỹ thuật rửa dạ dày <<
V – Lưu ý trước và sau khi rửa dạ dày
Rửa dạ dày có thể tiềm ẩn một số rủi ro như chảy máu, viêm phổi hít do dịch trào ngược tràn vào phổi. Do đó, khi thực hiện thủ thuật rửa dạ dày, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Ngoài ra, trong quá trình bơm rửa dạ dày cần hạn chế để không khí vào dạ dày. Thường xuyên quan sát sắc mặt bệnh nhân. Đặc biệt phải ngừng rửa ngay khi bệnh nhân kêu đau bụng hoặc dịch chảy ra có lẫn máu.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim, phụ nữ có thai, suy kiệt, có tiền sử xuất huyết dạ dày phải rửa dạ dày cần phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận.
Với người bệnh ngộ độc thuốc rầy hoặc chloroquin nhân viên y tế cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hồi sức trước khi rửa vì người bệnh có thể bị ngưng thở trong khi đang trong quy trình rửa dạ dày cấp cứu.
Sau khi rửa dạ dày xong cần theo dõi bệnh nhân sát seo để kịp thời xử lý khi có biểu hiện bất thường. Sau khi rửa dạ dày người bệnh không nên ăn hay uống bất kỳ thứ gì trong thời gian 2 tiếng sau khi rửa.
Sau đó, nếu không bị nôn ói người bệnh có thể ăn các món ăn mềm và loãng từ gạo, không ăn cháo thịt. Thông tin này là câu trả lời cho thắc mắc sau khi rửa dạ dày nên ăn gì.
Rửa dạ dày là phương pháp hữu hiệu giúp xử lý kịp thời các trường hợp ngộ độc phát hiện sớm. Khi thực hiện, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế để quy trình thực hiện diễn ra hiệu quả và an toàn.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.