Rối loạn tiêu hoá khi mang thai nguy hiểm không? Biểu hiện và xử lý

Rối loạn tiêu hoá khi mang thai là vấn đề khá nhiều mẹ bầu gặp phải nhưng không phải vì thế mà các mẹ chủ quan không chữa trị. Vì nếu không được khắc phục sớm và kịp thời thì rối loạn tiêu hóa ở bà bầu có thể tiến triển nặng, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.

I – Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai là gì? 

hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thaiRối loạn tiêu hóa khi mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu.

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 75% phụ nữ mang thai. Đây là tình trạng hệ tiêu hóa gặp bất thường khiến việc tiêu thụ và hấp thu thức ăn trở nên khó khăn hơnRối loạn tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, ợ nóng và trào ngược.

II – Nguyên nhân bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng

bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụngNồng độ hormone Progesterone tăng lên trong thai kỳ là nguyên nhân chính mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hoá bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do kích thước thai nhi ngày một lớn và nội tiết tố của cơ thể thay đổi. Cụ thể:

  • Do thay đổi nội tiết tố: Nồng độ hormone Progesterone trong cơ thể người mẹ khi mang bầu tăng so với bình thường làm giảm nhu động ruột. Hậu quả là thức ăn tiêu hóa chậm và dẫn đến táo bón. Mặt khác, nồng độ hormone progesterone tăng còn làm giảm sự vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày. Điều này khiến thức ăn và axit dịch vị dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu.
  • Sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi trong tử cung cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Thai nhi có thể chèn ép dạ dày và ruột, gây ra đầy hơi và khó tiêu. Khi kích thước tử cung tăng lên sẽ gây chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác. Lúc này, ruột non bị đẩy lên, còn ruột già bị ép lại khiến tình trạng táo nọn nặng hơn, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. 
  • Do sử dụng thuốc: Sắt là loại thuốc các mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ để giúp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Loại thuốc này rất cần thiết đối với thai nhi nhưng khi sử dụng cũng có thể gây ra ra tác dụng phụ, điển hình là táo bón ở mẹ bầu. 
  • Do cơ thể nhạy cảm hơn: Cơ thể mẹ bầu nhạy cảm hơn khi mang thai nên  cũng sẽ nhạy cảm hơn với thức ăn, đặc biệt là các thức ăn bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện rõ ràng mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân này là hiện tượng tiêu chảy.
  • Thay đổi lượng máu và lưu lượng máu: Trong thai kỳ, cơ thể sản xuất lượng máu lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Việc thay đổi lượng máu và lưu lượng máu có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
  • Các nguyên nhân khác: Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiêu hóa còn có thể do một số nguyên nhân khác như: Ít vận động, tập thể dục; ăn ít chất xơ; ăn thực phẩm lạ…

III – Dấu hiệu rối loạn tiêu hoá khi mang thai

Bị rối loạn tiêu hóa ở bà bầuKhi bị rối loạn tiêu hóa, bà bầu thường có triệu chứng nôn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. 

Phụ nữ có bầu bị rối loạn tiêu hóa thường có các triệu chứng và dấu hiệu như sau:

  • Táo bón: Là tình trạng mà phụ nữ gặp khó khăn trong việc đi tiêu. Phân thường cứng và khó đi qua đường tiêu hóa.
  • Tiêu chảy: Một số phụ nữ có thể trải qua tình trạng tiêu chảy với phân nước và đi nhiều lần trong ngày.
  • Buồn nôn: Dấu hiệu buồn nôn và cảm giác muốn nôn, đặc biệt vào buổi sáng, được gọi là buồn nôn buổi sáng.
  • Nôn mửa: Dấu hiệu nôn mửa có thể xuất hiện trong suốt ngày, không chỉ vào buổi sáng.
  • Đầy hơi và khó tiêu: Cảm giác đầy bụng, hơi trên dạ dày, và khó tiêu sau khi ăn.
  • Tăng cảm giác chướng bụng và đau bụng: Một số phụ nữ có thể trải qua cảm giác chướng bụng và đau bụng.
  • Thay đổi vị giác: Có thể có thay đổi vị giác và cảm giác ăn uống không như bình thường.

IV – Rối loạn tiêu hoá khi mang thai có nguy hiểm không? 

Bị rối loạn tiêu hoá khi mang bầuRối loạn tiêu hóa cần được khắc phục kịp thời để không gây khó chịu cho mẹ và dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi. 

Phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể diễn biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi.

Vì vậy, các mẹ không nên chủ quan. Khi gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai dưới đây, các mẹ cần thăm khám ngay:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày.
  • Tiêu chảy kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng.
  • Tiêu chảy kèm chất nhầy hoặc ra máu.
  • Tiêu chảy kèm theo có dấu hiệu mất nước: chóng mặt, hoa mắt, khô miệng
  • Tiêu chảy kèm theo tử cung co thắt liên tục hoặc có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

V – Cách chữa trị rối loạn tiêu hoá cho bà bầu

Ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở bà bầu, tốt nhất các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Một số cách trị rối loạn tiêu hóa ở bà bầu các mẹ có thể tham khảo gồm: 

1. Sử dụng thuốc nhuận tràng

Sử dụng thuốc nhuận tràng giúp  hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa cho bà bầu hiệu quả. Tuy nhiên, với chữa rối loạn tiêu hóa ở bà bầu bằng thuốc nhuận tràng, các mẹ không nên tự ý mua hoặc uống bất kỳ loại nào thuốc nào vì có thể gây tác dụng phụ và nguy hiểm cho thai kỳ.

Bên cạnh đó, để chữa rối loạn tiêu hoá cho bà bầu, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu tại nhà dưới đây.

2. Uống nhiều nước

Khi có thai bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách uống nhiều nước. Mỗi ngày các mẹ cần đảm bảo nạp vào cơ thể từ 2,3 đến 3 lít nước.

Ngoài nước lọc mẹ có thể uống nước canh, nước ép hoa quả tươi, rau củ. Khi uống cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách trị rối loạn tiêu hóa cho bà bầuThai phụ bị rối loạn tiêu hóa cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý mua và uống thuốc. 

3. Bổ sung nhiều chất xơ

Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cung cấp khoảng 28g chất xơ cho cơ thể mỗi ngày.

Một số thực phẩm giàu chất xơ các mẹ có thể tham khảo như: ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau củ…sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh suốt thai kỳ.

VI – Cách ngăn ngừa bị rối loạn tiêu hoá khi mang thai

mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầuĂn uống khoa học kết hợp tập luyện đều đặn giúp mẹ bầu phòng tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai hiệu quả.

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá khi mang thai tháng đầu, rối loạn tiêu hoá khi mang thai tháng cuối hay bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, bên cạnh việc chú ý ăn uống giàu chất xơ, uống đủ nước thì các mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khác nữa trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể đó là:

Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa/ngày và ăn quá no trong 1 bữa, các mẹ có thể ăn 5-6 bữa với lượng thức ăn ở mỗi bữa ít hơn. Điều này có thể giúp phòng tránh được hiện tượng đau bụng rối loạn tiêu hoá ở bà bầu

Tập thể dục, vận động thường xuyên: Vấn đề mang bầu bị rối loạn tiêu hóa sẽ không tìm đến mẹ nếu mẹ duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày. Tất nhiên các mẹ chỉ nên tập những bài vận động nhẹ nhàng và tốt cho thai nhi như: đi bộ, thiền, yoga… 

Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt: Để phòng tránh khi mang thai bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên chú ý ăn đúng bữa và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để tránh dạ dày phải làm việc nhiều. 

Ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Mẹ bầu nêu không muốn bị rối loạn tiêu hóa hãy đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, không uống nước chưa đun, không ăn thức ăn tái, sống hoặc nấu chưa chín kỹ vì có chứa vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, cần đảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ bước mua tới khi chế biến và nấu.

Bị rối loạn tiêu hóa ở bà bầu có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá lo lắng khi gặp phải vấn đề này, hãy trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất giúp giảm cảm giác khó chịu của tình trạng rối loạn tiêu hoá khi mang thai các mẹ nhé!

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *