Thông thường, các vết nứt kẽ hậu môn có xu hướng tự lành trong 2-3 tuần sau khi người bệnh điều chỉnh thói quen ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị này không hiệu quả cần tiến hành phẫu thuật nứt kẽ hậu môn. Cùng yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- I – Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là như thế nào?
- II – Ai nên thực hiện phẫu thuật nứt hậu môn?
- III – Quy trình phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
- IV – Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn có đau không?
- V – Phẫu thuật nứt hậu môn bao lâu thì lành?
- VI – Chi phí phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
- VII – Lưu ý sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
I – Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là như thế nào?
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là thủ thuật nhằm tạo ra một đường cắt trên cơ vòng hậu môn giúp không bị co thắt nữa và có thời gian để chữa lành.
Hiện nay, có 3 loại phẫu thuật được các bác sĩ sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn gồm:
- Cắt cơ vòng hậu môn: Đây là thủ thuật tạo ở cơ vòng hậu môn một vết rạch để nới lỏng bết nứt hoặc rách nhằm làm giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn.
- Thủ thuật STARR: Thủ thuật này được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị hội chứng đại tiện tắc nghẽn gây rách hậu môn. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật cắt túi sa trực tràng qua ngả hậu môn.
- Nong hậu môn: Phẫu thuật nong hậu môn là giúp ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp. Trong phẫu thuật này, hậu môn được nong dần ra bằng panh hậu môn.
II – Ai nên thực hiện phẫu thuật nứt hậu môn?
Phương pháp phẫu thuật nứt hậu môn được chỉ định áp dụng điều trị cho các trường hợp bệnh nhân sau:
– Bị nứt kẽ hậu môn nặng đã kéo dài trên 8 tuần với các vết nứt lớn, bị viêm nhiễm gây đau đớn, chảy máu hậu môn và tái phát nhiều lần.
– Người bệnh đã điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị nội khoa bằng thuốc nhưng không hiệu quả.
III – Quy trình phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Người bệnh không được ăn uống khoảng 6 giờ trước khi phẫu thuật nứt kẽ hậu môn và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra. Đặc biệt, bệnh nhân không được uống rượu bia hoặc dùng chất kích thích 24 giờ trước khi thực hiện gây tê tại chỗ hoặc sử dụng thuốc an thần.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn cần thực hiện những gì để bước vào ca phẫu thuật. Sau khi gây tê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nứt kẽ hậu môn.
- Xem thêm: Rách hậu môn có nguy hiểm không
IV – Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn có đau không?
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn đau hay không phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật và bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, do bệnh nhân sẽ được gây tê vùng cần phẫu thuật nên bệnh nhân sẽ không phải chịu cảm giác đau đớn. Việc gây tê cũng giúp việc phẫu thuật nứt kẽ hậu môn hiệu quả và suôn sẻ hơn.
Để tránh tình trạng đau đớn, khó chịu và hạ chế tối đa rủi ro khi làm phẫu thuật nứt kẽ hậu môn, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành phẫu thuật.
V – Phẫu thuật nứt hậu môn bao lâu thì lành?
Thời gian vết mổ hậu môn lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể mức độ nặng nhẹ và cơ địa bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật, tay nghề bác sĩ cũng như cách chăm sóc sau mổ.
VI – Chi phí phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Phẫu thuật nứt hậu môn bao nhiêu tiền? Chi phí phẫu thuật nứt hậu môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở y tế thực hiện, bác sĩ phẫu thuật, thăm khám ban đầu, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật và các chi phí tái khám…
Do đó, rất khó có thể đưa ra một con số cụ thể, người bệnh nên đến trực tiếp bệnh viện để được tư vấn.
VII – Lưu ý sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Để rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ đồng thời giảm nguy cơ tái phát, bệnh nhân sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- – Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn để phòng các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
- – Xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng khoa học như: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước; hạn chế ăn mặn, uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá tránh, đồ ăn cay nóng…
- – Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách không nên ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, không nhịn đại tiện, không rặn quá mạnh gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Tránh thức quá khuya, cố gắng giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Tập luyện thể dục thể thao để giảm áp lực lên trực tràng…
- – Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, thông thoáng.
- – Không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lây truyền của các dạng nhiễm trùng và bệnh tật khác.
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn được bác sĩ chỉ định khi việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, vết nứt hậu môn nặng gây chảy máu nhiều và đau đớn cho người bệnh. Khi cần thực hiện phẫu thuật nứt hậu môn, người bệnh cần chọn bệnh viện uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.