Nôn ra nước màu vàng đắng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa. Vì vậy, khi triệu chứng này xuất hiện, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được điều trị phù hợp. Cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Nguyên nhân gây nôn ra nước màu vàng đắng
Nôn ra nước màu vàng xảy ra khi dịch mật trào ngược từ ruột non vào dạ dày. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân nôn ra nước màu vàng cần dựa vào tính chất của nôn ói và một số triệu chứng kèm theo.
Mật do gan sản xuất ra, có dạng lỏng và màu xanh vàng. Chức năng của mật là phân hủy chất béo thành axit béo để cơ thể dễ dàng tiêu hóa hơn. Khi bụng đói, nôn ra dịch mật là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nôn ra nước màu vàng có thể là một triệu chứng cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề.
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng nôn ra nước màu vàng đắng:
1. Do trào ngược dịch mật
Trào ngược mật là tình trạng dịch mật trào ngược lên dạ dày, sau đó từ dạ dày trào ngược lên thực quản, thay vì di chuyển đến ruột non.
- Nguyên nhân gây trào ngược dịch mật là do viêm loét dạ dày – tá tràng, biến chứng sau phẫu thuật túi mật và cắt dạ dày khiến cơ vòng môn vị bị suy yếu.
- Khi bị trào ngược dịch mật, ngoài nôn ra nước màu vàng có vị đắng, bệnh nhân còn bị đau bụng trên dữ dội, đau tức ngực, tiêu chảy, khàn giọng, ợ nóng, ợ chua, ho dai dẳng…
- Trào ngược dịch mật kéo dài sẽ gây viêm niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng nguy cơ mắc barrett thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày…
Tìm hiểu thêm: Trào ngược dịch mật là gì: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
2. Do viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây nên gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa thức ăn. Thức ăn bị ứ đọng và tích tụ khiến người bệnh dễ bị tiêu chảy, đau bụng, nôn ra nước chua đắng và thức ăn.
Tình trạng tiêu chảy và nôn mửa kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe như: mất dịch và điện giải; tụt huyết áp, suy thận; đau khớp, viêm khớp; viêm da, viêm kết mạc, viêm kết mạc cứng; bất dung nạp Lactose; hội chứng tán huyết ure máu…
3. Do thoát vị hoành
Thoát vị hoành xảy ra khi các cơ hoành bị suy yếu, khiến một phần của dạ dày di chuyển vào khoang lồng ngực.
- Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh là chấn thương, tuổi tác, phẫu thuật vùng bụng…
- Ở giai đoạn đầu, thoát vị hoành thường không gây triệu chứng nào cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như trào ngược, bị đắng cổ họng, có vị chua hoặc đắng trong miệng, hôi miệng, ợ hơi…
- Đa phần các trường hợp thoát vị hoành không nguy hiểm. Tuy nhiên, thoát vị cạnh bên – một loại thoát vị hoành hiếm gặp nếu không được điều trị nó có thể gây phá hủy hoàn toàn dạ dày.
4. Do tắc nghẽn đường ruột
Tắc nghẽn đường ruột (tắc ruột) là tình trạng ruột bị tắc hoàn toàn hoặc một phần gây cản trở thức ăn và chất lỏng di chuyển trong đường tiêu hóa. Hậu quả là thức ăn bị tắc và không thể đào thải ra ngoài.
- Nguyên nhân gây tắc ruột có thể là do thoát vị, dính ruột,xoắn ruột, ung thư ruột kết, bệnh Crohn, lồng ruột…
- Các triệu chứng gồm đầy hơi, đau bụng dữ dội, chán ăn, buồn nôn, nôn (có thể nôn ra nước màu vàng đắng).
- Tình trạng tắc ruột nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh như hoại tử tế bào mô ruột, nhiễm trùng lan rộng…
5. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc khi sử dụng điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ là nôn ra nước màu vàng đắng. Cụ thể:
- Thuốc chủ vận Beta-2: Dùng cho bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Thuốc chẹn kênh Canxi: Dùng cho bệnh cao huyết áp.
- Thuốc Nitrat: Điều trị đau thắt ngực.
- Thuốc Xanthines: Điều trị bệnh gout.
- Thuốc Benzodiazepin: Điều trị chứng mất ngủ và lo âu.
6. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng nôn ra nước màu vàng đắng gồm:
- Uống nhiều rượu: Rượu không chỉ làm tăng tốc độ làm rỗng túi mật mà còn khiến co thắt cơ trong ruột yếu khiến quá trình di chuyển thức ăn bị chậm lại. Điều này thúc đẩy dịch mật trào ngược từ ruột lên dạ dày, thực quản và dẫn đến nôn dịch ra ngoài.
- Ốm nghén: Dạ dày của mẹ bầu bị ốm nghén thường rỗng nên khi buồn nôn sẽ nôn ra mật vàng đắng kèm theo dịch vị dạ dày.
- Dị ứng thực phẩm: Một số người khi bị dị ứng thực phẩm cũng có thể bị nôn ra nước màu vàng có vị đắng kèm theo đau bụng, phát ban trên da và khó thở.
- Viêm túi mật: Túi mật bị viêm cũng là một trong các nguyên nhân khiến người bệnh bị nôn nước màu vàng vị đắng.
- Mất nước: Cơ thể bị mất nước gây hạ huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn dịch mật.
- Van môn vị có vấn đề: Chức năng của van môn vị là kiểm soát sự di chuyển của thức ăn và điều chỉnh giải phóng mật. Nếu van môn vị có vấn đề trục trặc thì có thể xảy ra tình trạng nôn dịch mật.
II. Nôn ra nước màu vàng đắng khi nào cần thăm khám?
Nôn ra nước màu vàng đắng có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, nên đi khám ngay để chẩn đoán nguyên nhân nếu bị nôn ra nước màu vàng đắng kèm theo các triệu chứng dưới đây:
- Sốt cao.
- Nôn mửa liên tục.
- Dịch nôn có lẫn máu.
- Đau ngực, khó thở.
- Đau bụng dữ dội,.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
III. Cách điều trị tình trạng nôn ra nước màu vàng đắng
Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ của tình trạng nôn ra nước màu vàng có vị đắng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Đối với trường hợp nhẹ: Người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là tình trạng nôn ra nước màu vàng đắng sẽ thuyên giảm.
- Đối với trường hợp nặng: Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị tình trạng nôn ra dịch màu vàng đắng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trong quá trình điều trị, người bệnh bên cạnh tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ cũng cần chú ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày:
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa ăn chính, người bệnh nên chia nhỏ thành 5-6 bữa hơn để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa và dạ dày.
- Nên ngồi thẳng sau bữa ăn: Sau bữa ăn, bạn không nên nằm ngay mà cần ngồi thẳng lưng để thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo: Chất béo gây kích thích sản xuất hormone cholecystokinin khiến dịch mật tăng tiết nhiều hơn để phân hủy chất béo. Do đó, để ngăn sản xuất dịch mật, người bệnh nên hạn chế ăn xúc xích, gà rán, đồ chiên, thịt xông khói, đồ nướng, bánh ngọt,…
- Tránh hút thuốc, uống rượu: Hai yếu tố này đều có thể gây kích thích khí quản và thực quản, làm tăng nguy cơ nôn ra dịch mật.
- Kê gối khi nằm: Nâng cao phần đầu so với phần thân từ 10-20cm giúp ngăn dịch mật trào ngược từ dạ dày lên miệng.
- Giảm cân: Duy trì cân nặng ở mức vừa phải giúp giảm áp lực lên dạ dày.
IV. Giải đáp thắc mắc về nôn ra nước màu vàng đắng
Một số thắc mắc về hiện tượng nôn ra nước màu vàng đắng sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây:
1. Nôn ra nước màu vàng đắng có sao không?
Nôn ra nước màu vàng vị đắng có thể là dấu hiệu của tình trạng bình thường không quá nghiêm trọng khi dạ dày rỗng. Tuy nhiên, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng cần thăm khám và điều trị ngay, tránh bệnh trở nặng gây biến chứng nguy hiểm.
2. Nôn ra nước màu vàng đắng là bệnh gì?
Nôn ra nước màu vàng có vị đắng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như trào ngược dịch mật, viêm dạ dày ruột, thoát vị hoành, tắc ruột… với nhiều triệu chứng khiến người bệnh khó chịu. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Thông tin trên cũng là giải đáp cho thắc mắc nôn ra nước màu xanh có vị đắng là bệnh gì.
3. Phòng ngừa nôn ra nước màu vàng đắng thế nào?
Để phòng ngừa hiện tượng nôn ra nước màu vàng và đắng, bạn cần xây dựng và duy trì thói quen ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh như: kiểm soát cân nặng vừa phải; hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất béo, cay; không nên ăn quá no; tránh nằm ngay sau khi ăn; không hút thuốc và uống rượu bia…
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, các bạn đã nắm được nguyên nhân gây nôn ra nước màu vàng đắng đồng thời biết cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi bị nôn ra nước màu vàng và có vị đắng vì đây có thể dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng về hệ tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...