Nội soi dạ dày nhiều có hại không? Bao lâu thì nên nội soi dạ dày 1 lần?

Nội soi dạ dày nhiều có hại không –  nội soi dạ dày thường xuyên với tần suất quá dày không chỉ gây tốn kèm chi phí mà còn có thể gây tác dụng phụ không mong muốn và tác dụng phụ của thuốc gây mê như: tổn thương mũi họng, thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, suy hô hấp, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và huyết áp. Vì vậy người bệnh chỉ nên nội soi dạ dày khi có chỉ định của bác sĩ.

I. Nội soi dạ dày: Mục đích và thời điểm cần thực hiện 

Nội soi dạ dày (còn được gọi là nội soi trên) là việc sử dụng một ống mỏng mềm (nội soi) để kiểm tra đường tiêu hóa trên gồm: thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng).

Ống được đưa vào miệng và đi xuống ống dẫn thức ăn (thực quản), sau đó vào dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng), để kiểm tra các khu vực này. Ống nội soi chứa một đèn và máy quay video truyền hình ảnh đến màn hình cho phép bác sĩ quan sát bên trong dạ dày.

Hình ảnh nội soi dạ dày. 

Hình ảnh nội soi dạ dày.

Nội soi dạ dày thường được được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề ở đường tiêu hóa trên. Cụ thể là:

– Điều tra các triệu chứng: Nội soi dạ dày có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó nuốt và xuất huyết tiêu hóa.

– Chẩn đoán tình trạng: Bác sĩ có thể sử dụng nội soi để thu thập mẫu mô (sinh thiết) để kiểm tra các bệnh và tình trạng như thiếu máu, chảy máu, viêm, tiêu chảy hoặc ung thư hệ tiêu hóa. 

– Xác định các rối loạn hoặc vấn đề như: GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản); thu hẹp hoặc tắc nghẽn; giãn tĩnh mạch thực quản); đỏ và sưng (viêm) và vết loét (loét); các khối u, có thể là ung thư (ác tính) hoặc không phải ung thư (lành tính); dạ dày di chuyển lên trên, vào hoặc bên cạnh thực quản của bạn (thoát vị gián đoạn); thiệt hại do nuốt phải các chất rất có hại (ăn da), chẳng hạn như chất tẩy rửa gia dụng và hóa chất; bệnh celiac; bệnh Crohn của đường tiêu hóa trên; nhiễm trùng đường tiêu hóa trên

– Điều trị: Bác sĩ có thể đưa các dụng cụ đặc biệt qua ống nội soi để điều trị các vấn đề trong hệ tiêu hóa, chẳng hạn như đốt mạch máu để cầm máu, mở rộng thực quản hẹp, cắt bỏ polyp, loại bỏ dị vật, loại bỏ những thứ có thể bị kẹt, thực hiện liệu pháp laser, chèn ống thông dạ dày qua da vào dạ dày, băng các tĩnh mạch bất thường ở thực quản của bạn (giãn tĩnh mạch thực quản).

Nội soi dạ dày thường được chỉ định khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau thượng vị, khó nuốt, ợ chua, chán ăn, chướng bụng, đi ngoài phân đen, buồn nôn…

Nội soi dạ dày thường được chỉ định khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau thượng vị, khó nuốt, ợ chua, chán ăn, chướng bụng, đi ngoài phân đen, buồn nôn…

Ở hầu hết các trường hợp, người bệnh nội soi dạ dày khi có chỉ định của bác sĩ. Thông thường, người bệnh cần nội soi dạ dày khi gặp phải các vấn đề sau:

  • Người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đau thượng vị, khó nuốt, ợ chua, ợ hơi, chán ăn, chướng bụng, khó tiêu, đi ngoài phân đen, buồn nôn…
  • Người bệnh cần thực hiện sinh thiết (lấy mẫu mô để chẩn đoán) hay cần điều trị một số tình trạng cụ thể như cắt bỏ polyp, giãn thực quản, loại bỏ dị vật …
  • Người bệnh cần được đánh giá, xem xét lại kết quả sau điều trị bệnh lý dạ dày – thực quản – tá tràng.
  • Người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh lý đường tiêu hóa như: người béo phì, thừa cân, nghiện thuốc lá, người có tiền sử gia đình bị ung thư đường tiêu hóa hay người bị viêm loét dạ dày mãn tính.
  • Người có người thân bị ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa. 

Bên cạnh các trường hợp được bác sĩ chỉ định, người không có triệu chứng, không thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao hay người khỏe mạnh cũng có thể tự nguyện tiến hành nội soi dạ dày. Điều này giúp tầm soát và phát hiện sớm các vấn đề bất thường của dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. 

II. Nội soi dạ dày nhiều có hại không?

Về thắc mắc nội soi dạ dày nhiều có hại không, các chuyên gia y tế cho biết, quá trình nội soi dạ dày có nhiều ưu điểm như an toàn, tiết kiệm thời gian và độ chính xác cao. Tuy nhiên, thủ thuật này chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp thực sự cần thiết. 

Người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng, vì nội soi dạ dày thường xuyên với tần suất quá dày không chỉ gây tốn kèm chi phí mà còn có thể gây ra một số rủi ro nhất định như:

1. Tác dụng phụ không mong muốn

Nội soi dạ dày sử dụng các công cụ chuyên biệt để đưa vào bên trong cơ thể nên trong quá trình nội soi có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Tổn thương mũi.
  • Tổn thương họng, đau họng.
  • Rách thực quản.
  • Chảy máu dạ dày. 
  • Thủng dạ dày. 

Mặc dù nguy cơ này thấp và phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, nhưng bạn vẫn cần thận trọng khi quyết định thực hiện nội soi dạ dày.

2. Tác dụng phụ của thuốc gây mê

Thuốc gây mê được sử dụng để giảm đau và đảm bảo quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và dùng thường xuyên có thể gây:

  • Suy hô hấp.
  • Tụt huyết áp.
  • Rối loạn huyết áp.
  • Rối loạn nhịp tim. 

Tuy nhiên các tình trạng này cũng rất ít khi xảy ra nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi được chỉ định nội soi dạ dày.

Không nên tự ý nội soi dạ dày thường xuyên, chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

Không nên tự ý nội soi dạ dày thường xuyên, chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện nội soi an toàn với bác sĩ giỏi và trang thiết bị y tế đảm bảo, được khử trùng thường xuyên để tránh các biến chứng có thể xảy ra sau nội soi.

III. Bao lâu thì nên nội soi dạ dày 1 lần?

Đối với nội soi dạ dày, phương pháp này được khuyến cáo sàng lọc ở một số nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Venezuela, Chile:

  • Nhật Bản: Sàng lọc ung thư từ năm 50 tuổi và sẽ nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần.
  • Hàn Quốc: Sàng lọc từ năm 40 tuổi và nhắc lại 2 năm 1 lần.

Nội soi dạ dày giúp tầm soát bệnh tốt nhưng không nên thực hiện quá thường xuyên, người bệnh chỉ nên nội soi khi có chỉ định của bác sĩ. Không có một quy định cụ thể tần suất và khoảng cách giữa các lần nội soi dạ dày, vì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của từng người. 

Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bệnh lý tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ bao lâu thì nên nội soi dạ dày 1 lần và tần suất nội soi dạ dày phù hợp. Cụ thể:

1. Người có sức khỏe bình thường

Với người có sức khỏe bình thường, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi dạ dày tầm soát 2 năm 1 lần. 

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản gây nghẹn ở cổ họng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn, đặc biệt là sau khi ăn. 

Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng viêm loét hoặc có nguy cơ ung thư hóa thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi dạ dày với tần suất như sau:

  • Năm đầu tiên: 3 tháng/lần.
  • Năm thứ hai: 6 tháng/lần.
  • Năm thứ 3 đến năm thứ 5: 1 năm/lần.

Ngoài ra, sau mỗi lần soi bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng bệnh lý để đưa ra lịch hẹn phù hợp nhất. 

Người bị trào ngược có thể cần nội soi dạ dày từ 3 tháng đến 1 năm/lần.

Người bị trào ngược có thể cần nội soi dạ dày từ 3 tháng đến 1 năm/lần.

3. Barrett thực quản

Barrett thực quản là tình trạng lớp niêm mạc của thực quản bị tổn thương, chuyển từ tế bào vảy bình thường sang tế bào trụ, những tế bào hình trụ này sau đó có thể biến đổi, sinh ra tình trạng nghịch sản ở thực quản và ung thư thực quản.

Tùy trường hợp mà khoảng thời gian giữa các lần nội soi dạ dày sẽ khác nhau như sau. 

  • Barrett thực quản có dị sản: Nội soi 2 lần/ năm trong năm đầu tiên và 1 lần/ năm từ các năm tiếp theo.
  • Barrett đoạn ngắn không có dị sản: Nội soi 4 năm/ lần.
  • Barrett đoạn dài không có dị sản: Nội soi 3 năm/ lần.

4. Nhiễm vi khuẩn HP

Trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP, sau khi kết thúc điều trị khoảng 4 tuần, bệnh nhân sẽ được thực hiện nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra lại.

Các tình trạng viêm loét dạ dày xảy ra do vi khuẩn HP có một phần nguy cơ dẫn tới viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày có có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Do đó các chuyên gia khuyến cáo, nếu có tiền sử HP dương tính kèm theo có tình trạng tái phát các cơn đau thượng vị thì nên soi dạ dày tá tràng 6 tháng đến 1 năm 1 lần. 

Nếu có tiền sử HP dương tính kèm theo có tình trạng tái phát các cơn đau thượng vị thì nên soi dạ dày tá tràng 6 tháng đến 1 năm 1 lần. 

Nếu có tiền sử HP dương tính kèm theo có tình trạng tái phát các cơn đau thượng vị thì nên soi dạ dày tá tràng 6 tháng đến 1 năm 1 lần.

5. Bệnh đa polyp tuyến gia đình

Đây là bệnh ung thư mang tính di truyền nên việc nội soi để theo dõi sát sao tình trạng bệnh là rất cần thiết. Với trường hợp này, người bệnh nên nội soi dạ dày tối thiểu 3 năm/lần để bác sĩ kiểm soát và loại bỏ polyp, phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày.

6. Xuất huyết tiêu hóa

Các trường hợp xuất huyết dạ dày thường được chỉ định nội soi nhiều lần trong ngày. Bởi đây là một trong những biến chứng nguy hiểm và cần được phát hiện sớm. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

7. Trường hợp khác

– Người bị đau dạ dày nhẹ, không có loạn sản dạ dày trong lần nội soi đầu tiên: Không cần thực hiện nội soi lần thứ hai.

– Người bị đau dạ dày mãn tính, dương tính với vi khuẩn HP và không có loạn sản dạ dày hoặc các biểu hiện bất thường khác: Có thể xem xét nội soi dạ dày 3 lần/năm.

–  Người bị bệnh Barrett thực quản hoặc có loạn sản dạ dày: Bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày 1 lần/năm để theo dõi tình trạng.

– Bệnh nhân có loạn sản dạ dày hoặc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng: Cần thực hiện nội soi dạ dày 3 đến 6 tháng/1 lần để đảm bảo theo dõi tình hình và điều trị kịp thời.

– Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thường xuyên liên quan đến dạ dày như buồn nôn, ợ chua, đau thượng vị…: Thường được chỉ định nội soi dạ dày 6 tháng 1 lần cho đến khi triệu chứng giảm đi hoàn toàn.

– Những người trên 40 tuổi: Nên nội soi dạ dày 3-5 năm/lần để tầm soát bệnh.

– Những người có nguy cơ cao ung thư dạ dày như tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, hút thuốc lá: Nên sàng lọc sớm và nội soi dạ dày định kỳ 1-2 năm/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Người bị viêm dạ dày mạn tính có teo niêm mạc, loạn sản tế bào: Thường được chỉ định 1 – 2 năm /lần.

– Ngoài ra, với một vài trường hợp khác, thời gian nội soi sẽ khác nhau tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thường xuyên liên quan đến dạ dày như buồn nôn, ợ chua, đau thượng vị thường được chỉ định nội soi dạ dày 6 tháng 1 lần

Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thường xuyên liên quan đến dạ dày như buồn nôn, ợ chua, đau thượng vị thường được chỉ định nội soi dạ dày 6 tháng 1 lần

Để xác định khoảng cách thích hợp cho tần suất thực hiện nội soi dạ dày, người bệnh cần thảo luận và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo có quyết định phù hợp và kế hoạch theo dõi tốt nhất cho sức khỏe của mình. 

IV. Những thắc mắc khác về thời gian và tần suất nội soi dạ dày

Một số thắc mắc khác về thời gian, khoảng cách và tần suất thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày sẽ được thuốc dạ dày chữ Y giải đáp chi tiết dưới đây: 

1. Có nên nội soi dạ dày thường xuyên không?

Quá trình nội soi dạ dày có nhiều ưu điểm như an toàn, tiết kiệm thời gian và độ chính xác cao. Tuy nhiên, thủ thuật này chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp thực sự cần thiết. Người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng, vì nội soi dạ dày thường xuyên với tần suất quá dày không chỉ gây tốn kèm chi phí mà còn có thể gây ra một số rủi ro nhất định như:

  • Tác dụng phụ không mong muốn: Như tổn thương mũi, họng, hoặc thậm chí là thủng dạ dày. Mặc dù nguy cơ này thấp và phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, nhưng bạn vẫn cần thận trọng khi quyết định thực hiện nội soi dạ dày.
  • Tác dụng phụ của thuốc gây mê: Thuốc gây mê được sử dụng để giảm đau và đảm bảo quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và dùng thường xuyên có thể gây suy hô hấp, tụt huyết áp, rối loạn huyết áp và rối loạn nhịp tim. 

00Không nên nội soi dạ dày thường xuyên, chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Thời gian bạn cần thực hiện nội soi dạ dày là khi nào?

Thông thường, với những người có nhu cầu làm tầm soát ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi dạ dày. Ngoài ra, bạn nên chủ động xin ý kiến bác sĩ về nội soi dạ dày nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh về dạ dày. 
  • Người có các triệu chứng như: phân đen, đau thượng vị, ợ chua nhiều, nôn hoặc có cảm giác buồn nôn.
  • Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… 

3. Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày với mỗi bệnh nhân có giống nhau hay không?

Khoảng cách nội soi ở mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe và bệnh lý của mỗi người. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để tư vấn chi tiết về tần suất nội soi dạ dày và có hướng điều trị hiệu quả.

4. Nội soi dạ dày mất bao lâu thời gian?

Theo các bác sĩ, thời gian nội soi dạ dày mất bao lâu còn phụ thuộc vào từng phương pháp nội soi. Cụ thể như sau:

  • Đối với phương pháp nội soi dạ dày không gây mê: Thời gian nội soi diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng 10 phút.
  • Đối với phương pháp nội soi dạ dày có gây mê: Bệnh nhân được tiêm thuốc gây mê nên không đau, khó chịu hay buồn nôn. Với phương pháp này, thời gian nội soi thường diễn ra khoảng 15 phút và sau khi nội soi bệnh nhân cần ở lại theo dõi khoảng 30 phút.

Lưu ý: Khoảng thời gian nội soi dạ dày kể trên chỉ tính riêng thời gian nội soi, chưa kể thực hiện xét nghiệm cần thiết và khám lâm sàng trước khi thực hiện nội soi,… Nếu tính cả toàn bộ quá trình nội soi dạ dày bắt đầu từ lúc khám, xét nghiệm trước khi nội soi đến khi thực hiện và kết thúc diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

5. Nội soi dạ dày bao lâu có kết quả?

Hình ảnh và kết quả nội soi dạ dày sẽ được bác sĩ trả ngay khi kết thúc nội soi dạ dày. Các kết quả nhuộm soi, sinh thiết mô bệnh học, PCR, nuôi cấy sẽ không có kết quả ngay sau nội soi mà phụ thuộc vào từng chuyên khoa cận lâm sàng.

Ví dụ: Với trường hợp sinh thiết tế bào để chẩn đoán ung thư thì kết quả sinh thiết thường có trong vòng 1 tuần.

Như vậy, nội soi dạ dày nhiều có hại không – câu trả lời là có vì trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày bác sĩ sẽ phải đưa các công cụ chuyên biệt  vào bên trong cơ thể. Do đó, nếu lạm dụng thực hiện thủ thuật này nội soi dạ dày với tần suất liên tục có thể gây ra một số tình trạng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe như chúng tôi đã đề cập ở trên. Vì vậy, bệnh nhân nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, vừa giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.

Tài liệu tham khảo: 

https://www.umcclinic.com.vn/tin-tuc/y-hoc-thuong-thuc/khi-nao-can-noi-soi-da-day#:~:text=%E1%BB%9E%20h%E1%BA%A7u%20h%E1%BA%BFt%20c%C3%A1c%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng,ngo%C3%A0i%20ph%C3%A2n%20%C4%91en%2C%20bu%E1%BB%93n%20n%C3%B4n%20%E2%80%A6

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/endoscopy/about/pac-20395197#:~:text=Your%20provider%20may%20recommend%20an,difficulty%20swallowing%20and%20gastrointestinal%20bleeding.

https://www.healthdirect.gov.au/gastroscopy

https://www.fvhospital.com/learn-more/gastroscopy/

https://careplusvn.com/en/how-long-is-the-interval-between-2-gastroscopy#:~:text=health%20monitoring.,treatment%20options%20can%20be%20developed.

https://benhvienquan11.vn/giao-duc-suc-khoe/noi-soi-da-day-co-dau-khong-bao-lau-thi-nen-noi-soi-da-day-1-lan-n2984.html#:~:text=n%C3%AAn%20n%E1%BB%99i%20soi%20t%E1%BA%A7m%20so%C3%A1t,d%C3%B5i%20di%E1%BB%85n%20ti%E1%BA%BFn%20c%E1%BB%A7a%20b%E1%BB%87nh.

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khoang-cach-giua-2-lan-noi-soi-da-day-la-bao-lau-co-nen-noi-soi-thuong-xuyen-khong-65660.html

https://medlatec.vn/tin-tuc/bao-lau-thi-nen-noi-soi-da-day-1-lan-va-nhung-thac-mac-lien-quan

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tan-suat-bao-lau-thi-nen-noi-soi-da-day-1-lan.html

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *