Các món canh vừa cung cấp dinh dưỡng vừa mềm dễ tiêu hóa nên tốt cho sức khỏe dạ dày. Tham khảo ngay những món canh tốt cho dạ dày dưới đây và bổ sung ngay vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Dạ dày là nơi tạm thời dự trữ, co bóp và tiêu hóa thức ăn nên dễ mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…
Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp dạ dày sẽ giảm lượng acid tiết ra, từ đó niêm mạc dạ dày từ đó cũng ít bị tác động hơn. Mặt khác, thực phẩm an toàn và lành mạnh được đưa vào cơ thể giúp hạn chế những chất gây hại, dạ dày sẽ được nghỉ ngơi thay vì làm việc quá sức.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn các món canh tốt cho dạ dày vì canh vừa có cấu trúc mềm, dễ tiêu hóa vừa cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Mục lục
- 1. Những món canh tốt cho dạ dày – Canh đu đủ sườn non
- 2. Canh thịt lợn hầm nấm
- 3. Canh khoai tây hầm ức gà
- 4. Canh bí đỏ thịt lợn
- 5. Canh khoai tây nấu bạch cập
- 6. Những món canh tốt cho dạ dày – Canh gà hầm hạt sen
- 7. Canh dạ dày lợn nấu đậu tương
- 8. Canh đậu hũ thịt bò rong biển
- 9. Canh thịt bò cà rốt khoai tây
- 10. Canh rau ngót thịt lợn băm
- 11. Canh dạ dày heo hầm vỏ quýt, tiêu xanh
- 12. Canh thịt gà hầm xương cá mực
- 13. Canh mướp mồng tơi
1. Những món canh tốt cho dạ dày – Canh đu đủ sườn non
Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, canh đu đủ sườn non còn giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như nóng rát, đau thắt. Hoạt chất chymopapain và papain trong đu đủ giúp kiểm soát quá trình tiết acid dịch vị của dạ dày.
Ngoài ra, ăn canh đu đủ có giúp giảm bớt áp lực lên dạ dày, chứng khó tiêu và táo bón từ đó mang lại một hệ tiêu hóa khỏe hơn. Cách nấu cụ thể như sau:
- Nguyên liệu: 350g sườn non, 500g đu đủ xanh, 1 củ cà rốt, nấm rơm, hành lá, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Đu đủ xanh gọt sạch vỏ, bỏ hạt rồi cắt miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ rồi thái thành từng miếng nhỏ. Sườn non chặt miếng vừa ăn, chần sơ qua nước sôi rồi đem ướp với các loại gia vị thông dụng theo khẩu vị. Nấm rơm ngâm khoảng 15 phút trong nước lạnh sau đó cắt bỏ chân nấm rồi rửa sạch, để ráo.
- Cách nấu: Cho hành và tỏi vào phi thơm lên rồi cho sườn vào xào sơ qua. Khi sườn săn lại thì bạn đổ nước vừa đủ vào đun sôi. Nước sôi bạn cho đu đủ và cà rốt vào đun cho chín vừa tới. Tiếp tục cho nấm rơm vào đun sôi trở lại trong 2 phút thì nêm nếm lại gia vị, thêm hành lá và rau mùi vào là hoàn thành món ăn.
2. Canh thịt lợn hầm nấm
Canh thịt lợn hầm nấm với hương vị đậm đà từ thịt lợn và nấm vừa giúp giảm áp lực lên dạ dày, vừa kích thích vị giác.
Theo Y học cổ truyền, canh thịt nạc hầm nấm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe như protein, canxi, kali, sắt, chất xơ và vitamin. Cùng với đó là nhiều chất chống viêm giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
- Nguyên liệu: 50g nấm kim châm, 300g thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, rau thơm, hành lá, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Nấm kim châm cắt bỏ rễ, rửa sạch với nước. Thịt lợn sau khi rửa sạch cắt thành miếng mỏng vừa ăn rồi cho vào chần qua nước sôi.
- Cách nấu: Phi thơm hành lên rồi cho thịt lợn vào xào cho đến khi săn lại. Đồ nước vào hầm trong 15 phút, tiếp tục cho nấm vào. Nêm nếm gia vị rồi cho hành lá và rau thơm vào là hoàn thành món canh.
3. Canh khoai tây hầm ức gà
Hàm lượng chất xơ trong khoai tây dồi dào giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Cũng theo y học cổ truyền, thịt gà tính ôn, vị ngọt, có khả năng tỳ vị và bồi bổ khí huyết. Tiêu thụ thịt gà giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng kém hấp thu, hệ tiêu hoá yếu và chữa lành các vết loét trong dạ dày.
- Nguyên liệu: 0,5 kg ức gà, 800g khoai tây, bắp non, hành tây, tỏi, rau mùi, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Ức gà đem rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Khoai tây sau khi gọt vỏ, rửa sạch bạn đem thái miếng nhỏ. Hành và tỏi bỏ vỏ, giã nhuyễn để phi thơm; bắp non rửa sạch và tách lấy hạt.
- Cách nấu: Phi thơm hành và tỏi rồi cho gà vào xào cho đến khi săn lại. Đổ nước vào đun sôi khoảng 5 phút rồi lần lượt cho khoai tây và bắp non vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị, thêm hành lá vào rồi tắt bếp.
4. Canh bí đỏ thịt lợn
Canh bí đỏ được mệnh danh là “món ăn vàng” cho dạ dày, đặc biệt là bệnh nhân đau dạ dày vì vừa mềm vừa dễ hấp thu. Ngoài ra, ăn canh bí đỏ còn giúp chống lão hóa, làm đẹp da, vitamin T trong bí đỏ giúp hỗ trợ quá trình làm đông máu và tạo các tế bào máu.
- Nguyên liệu: 500g bí đỏ, 500g thịt lợn băm, hành tím, hành lá, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch rồi thái miếng nhỏ; hành tím bỏ vỏ băm nhỏ, hành lá sau khi rửa sạch đem thái nhỏ.
- Thực hiện: Phi thơm hành tím, tiếp đó cho thịt lợn băm vào xào cho tới khi săn lại. Đổ nước vào nồi đun sôi thì cho bí đỏ vào đun cho đến khi chín mềm. Nêm nếm gia vị rồi cho hành lá vào là hoàn thành món ăn.
5. Canh khoai tây nấu bạch cập
Nhắc đến những món canh tốt cho dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua món canh khoai tây nấu bạch cập. Không chỉ bổ dưỡng, món canh này còn giúp giảm đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào gồm nước, protein, chất béo, đường, chất xơ và calo giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa mất nước và táo bón. Đặc biệt, hàm lượng tinh bột lớn trong khoai tây còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích nhu động ruột, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Trong khi đó, theo y học cổ truyền, bạch cập có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, giảm đau và phù nề. Nhờ khả năng phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày nên ăn canh khoai tây nấu bạch cập giúp giảm đau nhanh chóng và thúc đẩy quá trình phục hồi dạ dày.
- Nguyên liệu: 10g bạch cập, 2 củ khoai tây.
- Thực hiện: Cho bạch cập vào nấu cùng 500ml nước và khoai lang. Nấu cho đến khi khoai lang chín mềm là được. Nên ăn món canh này từ 2-3 lần/tuần.
6. Những món canh tốt cho dạ dày – Canh gà hầm hạt sen
Canh gà hầm hạt sen vị ngọt thanh, cung cấp đủ các chất có lợi đến chức năng dạ dày. Với người đau dạ dày hay viêm loét dạ dày thì canh gà hầm hạt sen sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
Thịt gà có hàm lượng protein cao có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới, chữa lành nhanh chóng các vết viêm loét dạ dày. Tiêu thụ thịt gà đều đặn và đúng cách giúp thư giãn các cơ trơn của dạ dày, điều hòa quá trình co bóp và hạn chế cơn đau thượng vị.
Hạt sen với thành phần dưỡng chất dồi dào vừa có thể chữa chứng mất ngủ vừa hỗ trợ trị đau dạ dày. Khoáng chất kẽm trong hạt sen có khả năng chữa lành vết loét dạ dày.
- Nguyên liệu: 1 con gà, 150g hạt sen, 100g nấm hương, hành lá, hành tím, tỏi, rau mùi tàu, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Gà rửa sạch rồi chặt thành từng miếng nhỏ sau đó đem ướp với tỏi, hành, hạt nêm, rượu trắng, muối trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị. Hạt sen bóc bỏ vỏ và tâm để không bị đắng khi nấu canh. Nấm hương ngâm rửa sạch; rau mùi tàu, hành lá làm sạch rồi chia thành từng khúc nhỏ.
- Cách nấu: Phi thơm tỏi rồi cho thịt gà vào xào săn lại. Đổ nước lọc, cho nấm và hạt sen vào nấu cùng trong khoảng 30 phút cho đến khi các nguyên liệu chín mềm. Điều chỉnh gia vị theo khẩu vị của bạn rồi thêm mùi tàu và hành lá vào là hoàn thành món ăn.
7. Canh dạ dày lợn nấu đậu tương
Để tăng cường sức khỏe cho dạ dày đồng thời giảm cảm giác khó chịu và đau dạ dày, bạn có thể bổ sung món canh dạ dày vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Thành phần dinh dưỡng trong đậu tương và dạ dày lợn có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giảm khó chịu và đau dạ dày.
- Nguyên liệu: 1 cái dạ dày lợn, 100g đậu tương, hành lá, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Dạ dày lợn làm sạch rồi thái từng miếng nhỏ, đậu tương rửa sạch. Hành lá rửa sạch sau đó thái nhỏ.
- Cách nấu: Cho dạ dày lợn và đậu tương vào 500ml nước nấu nhừ. Nêm nếm gia vào nồi ninh đến khi các nguyên liệu chín nhừ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành lá vào là hoàn thành món ăn.
8. Canh đậu hũ thịt bò rong biển
Đậu phụ rất giàu khoáng chất và đạm nhưng lại ít carb. Rong biển tính kiền, có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, phòng ung thư dạ dày, ngừa viêm loét dạ dày, ung thư ruột kết. Kết hợp đậu phụ với rong biển còn giúp bổ sung lượng lớn Protein và kích thích ngon miệng.
- Nguyên liệu: 2 miếng đậu hũ non, 100g rong biển, 100g thịt bò, 200g nấm kim châm, tỏi, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Rong biển ngâm với nước cho nở; nấm kim châm rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn. Thịt bò cắt lát mỏng rồi ướp với tỏi và gia vị trong 15 phút.
- Cách nấu: Phi thơm tỏi rồi vào thịt bò vào xào săn lại. Đổ nước vào thịt bò đun sôi rồi cho rong biến và nấm kim châm vào đun thêm trong 10 phút. Nêm nếm gia vị vừa miệng là hoàn thành.
- Lưu ý: Nên ăn canh đậu hũ thịt bò và rong biển vào bữa trưa. Bệnh nhân cường giáp, tiêu chảy, mụn nhọt, người đang dùng thuốc chống đông máu không nên ăn canh đậu hũ.
9. Canh thịt bò cà rốt khoai tây
Thịt bò giàu protein và khoáng chất kết hợp với khoai tây giàu tinh bột và cà rốt giàu chất xơ và vitamin dễ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích vị giác của người bệnh.
- Nguyên liệu: 350 thịt bò, 3 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, rau mùi, gừng, gia vị, hành lá.
- Sơ chế nguyên liệu: Thịt bò thái miếng vuông sau đó đem chần sơ với nước sôi. Đem ướp thịt bò với gừng và nêm gia vị cho ngấm. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ rồi cắt khúc vừa ăn.
- Cách nấu: Cho thịt bò vào xào săn lại cùng với khoai tây và cà rốt. Đổ nước vào hầm trong 5-10 phút hoặc cho đến khi các nguyên liệu chí nhừ. Nêm lại gia vị, thêm rau thơm là hoàn thành.
- Lưu ý: Người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, Gout và suy thận nên hạn chế ăn món canh thịt bò cà rốt nấu khoai tây.
10. Canh rau ngót thịt lợn băm
Canh rau ngót thịt băm rất dễ tiêu nên không thể bỏ qua trong top những món ăn tốt cho dạ dày. Rau ngót giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng thịt băm giàu protein giúp tiêu hoá thức ăn dễ hơn, giảm hiện tượng đầy bụng và táo bón.
- Nguyên liệu: 150g rau ngót, 100g thịt lợn băm, hành tím, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Rau ngót rửa sạch rồi vò nát; hành tím băm nhỏ.
- Cách nấu: Phi thơm hành rồi cho thịt lợn băm vào xào cùng gia vị. Tiếp tục cho rau ngót vào xào cùng với thịt rồi thêm nước vào nồi. Đun sôi canh trong khoảng 5 phút cho rau ngót chín, điều chỉnh lại gia vị là hoàn thành.
- Lưu ý: Người bị mất ngủ, loãng xương, người già và phụ nữ có thai không nên ăn rau ngót.
11. Canh dạ dày heo hầm vỏ quýt, tiêu xanh
Theo Đông y, dạ dày heo có tác dụng làm ấm bụng, dạ dày, bổ mạnh, chống đầy hơi, tức bụng. Canh dạ dày heo hầm vỏ quýt và tiêu xanh giúp nhuận khí khai vị, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau.
Không chỉ vậy, món canh này giúp làm hạn chế cảm giác buồn nôn, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa và kích thích ăn uống ngon miệng.
- Nguyên liệu: 1 cái dạ dày heo, tiêu xanh, 15g vỏ quýt tươi, gia vị, gừng và hành.
- Sơ chế: Làm sạch dạ dày heo rồi cắt miếng vừa ăn; tiêu xanh và vỏ quýt rửa sạch; gừng và hành bóc vỏ rồi băm nhỏ.
- Cách nấu: Phi thơm gừng và hành rồi cho dạ dày vào xào khoảng 1 phút. Thêm 1,5 lít nước lọc và đun sôi. Tiếp tục cho vỏ quýt và tiêu xanh vào hầm cho đến khi chín nhừ. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
- Lưu ý: Để làm bảo vệ niêm mạc và nâng cao sức khỏe tổng thể, bạn có thể ăn món canh dạ dày heo hầm vỏ quýt và tiêu xanh 2 lần mỗi tuần.
12. Canh thịt gà hầm xương cá mực
Món canh thịt gà hầm xương cá có công dụng rất tốt trong điều trị đau tá tràng và dạ dày do dư axit bên trong dạ dày. Cách nấu cụ thể như sau:
- Nguyên liệu: 150 gram thịt gà; 30 gram xương cá mực (mai mực); 2 nhánh gừng; 2 trái táo tàu.
- Sơ chế: Cả các nguyên liệu đem rửa sạch; táo tàu cắt nhỏ, gừng thái lát.
- Cách nấu: Cho táo tàu, vài lát gừng và xương cá mực cùng gia vị ướp chung với gà. Tiếp đó cho các nguyên liệu vào nồi hầm cho đến khi gà và xương mực chín mềm. Nếm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
13. Canh mướp mồng tơi
Canh mướp mồng tơi đặc biệt tốt cho người bị trào ngược dạ dày và mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như khó tiêu, loét dạ dày, viêm đại tràng… Nhờ hàm lượng chất xơ cao nên ăn canh mướp mồng tơi giúp trung hòa dịch vị, giảm áp lực lên dạ dày – đường ruột và hỗ trợ ngăn ngừa chứng trào ngược bùng phát.
Đặc biệt, chất nhầy tự nhiên trong mồng tơi có khả năng làm dịu niêm mạc thực quản và dạ dày. Từ đó hỗ trợ cải thiện hiện tượng nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng hiệu quả.
Bạn có thể kết hợp canh mướp mồng tơi với tôm hoặc cua đồng tùy thích và thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 1 bó mồng tơi, 1 quả mướp hương, 50g tôm khô hoặc cua đồng, gia vị.
- Sơ chế: Mồng tơi nhặt bỏ lá hỏng rồi rửa sạch sau đó cắt thành khúc 4-3 cm; mướp gọt vỏ rửa sạch rồi cắt thành từng miếng. Tôm khô ngâm với nước ấm cho mềm; nếu dùng cua bạn cần làm sạch, giã nhỏ và lọc lấy nước.
- Cách nấu: Phi thơm hành rồi cho tôm (nước cua) vào. Đun khi nước sôi thì cho mướp vào mồng tơi vào nấu trong khoảng 3 phút. Nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung những món canh tốt cho dạ dày vào thực đơn ăn uống hàng ngày, để dạ dày luôn khỏe mạnh, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày:
- Ăn uống điều độ và đúng giờ, không bỏ bữa để giúp hỗ trợ tuyến bài tiết tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Nên ăn chậm và nhai kỹ để tránh tăng áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Không để bụng quá no hoặc quá đói sẽ khiến axit dạ dày tiết ra nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
- Hạn chế tiêu thụ các thức ăn khó tiêu, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, thuốc lào để bảo vệ cho dạ dày.
- Nên ăn thực phẩm ấm nóng, không nên ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng vì đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe dạ dày.
- Không nên uống nhiều nước sau khi ăn vì sẽ khiến dịch dạ dày bị loãng.
- Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng dịch dạ dày và tránh cơ thể bị thiếu nước.
Trên đây là những món canh tốt cho dạ dày, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Bên cạnh bổ sung các món ăn tốt cho sức khỏe dạ dày, bạn cũng cần chú ý ăn uống khoa học và lành mạnh để dạ dày luôn khỏe mạnh!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...