Một số loại thảo mộc có thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn thường gây loét dạ dày, trong đó có nha đam. Cùng tìm hiểu lý do tại sao nha đam trị viêm loét dạ dày và cách sử dụng đúng để nhận được hiệu quả như mong muốn qua bài viết sau của Thuốc dạ dày chữ Y nhé!
Theo healthline.com, viêm loét dạ dày phát triển ở niêm mạc dạ dày, bệnh lý này ảnh hưởng đến khoảng 2,4–6,1% dân số thế giới.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra phá vỡ sự cân bằng trong môi trường dạ dày. Phổ biến nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm căng thẳng, hút thuốc, uống quá nhiều rượu và lạm dụng thuốc chống viêm, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen.
Phương pháp điều trị chống viêm loét dạ dày thông thường dựa vào các loại thuốc. Ngoài ra, một số biện pháp điều trị loét tự nhiên được chứng minh mang lại kết quả nhất định, trong đó có nha đam trị viêm loét dạ dày.
Mục lục
- I. Nha đam có trị viêm loét dạ dày được không?
- II. Tại sao nha đam có thể trị viêm loét dạ dày?
- III. 11 cách sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất
- IV. Lưu ý giúp sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả – an toàn
- V. Nha đam trị viêm loét dạ dày có thực sự hiệu quả?
- VI. Gợi ý 6 cách chữa viêm loét dạ dày tự nhiên khác ngoài nha đam
I. Nha đam có trị viêm loét dạ dày được không?
Nha đam (Tên khoa học: Aloe vera) hay còn gọi là lô hội, được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm. Nó được biết đến rộng rãi với đặc tính kháng khuẩn và chữa lành da.
Theo healthline.com, nha đam có thể trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Cụ thể, một số nghiên cứu cho thấy:
- Trong một nghiên cứu, đồ uống lô hội đậm đặc đã được sử dụng để điều trị thành công cho 12 bệnh nhân bị loét dạ dày (51).
- Trong một nghiên cứu khác, dùng kháng sinh với 1,4 mg/ pound (3 mg/kg) lô hội mỗi ngày trong 6 tuần cũng có hiệu quả tương đương với phương pháp điều trị thông thường trong việc chữa lành vết loét và giảm mức độ H. pylori.
Trang healthline.com cho hay, việc sử dụng nha đam trị viêm loét dạ dày được coi là an toàn và các nghiên cứu trên cho thấy một số kết quả đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn ở người.
Trong khi đó, trang aloeveraaustralia.com.au cho biết, theo nghiên cứu từ năm 2014, nước ép lô hội có thể có thêm lợi ích về tiêu hóa, chẳng hạn như giảm tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Nhiều hợp chất chống viêm trong nước ép lô hội, chẳng hạn như vitamin C, có thể góp phần vào những tác động tiêu hóa này.
Những thông tin trên cũng là câu trả lời cho thắc mắc loét dạ dày có ăn nha đam được không.
II. Tại sao nha đam có thể trị viêm loét dạ dày?
Không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin và chất khoáng (vitamin A, C và E, acid folic, vitamin B12, choline, canxi, kali, natri, mangan, magie, selen, crom, đồng và kẽm) có lợi cho sức khỏe, nha đam còn được dùng như một thảo dược quý trong điều trị bệnh, trong đó có viêm loét dạ dày.
Công dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày của nha đam đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại nghiên cứu khẳng định. Cụ thể:
1. Theo Y học cổ truyền
Theo các tài liệu Đông y, nha đam có tính hàn, vị đắng, thuộc quy kinh Can, Tỳ và Vị. Vì vậy, thảo dược nha đam có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ mát huyết, nhuận tràng, đại tiện dễ dàng.
2. Theo Y học hiện đại
Một số nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, với bệnh dạ dày nha đam mang lại nhiều tác dụng như sau:
- Chất kiềm: Có khả năng trung hòa acid, giúp điều tiết acid pepsin và acid hydrochloric trong dạ dày, ngăn ngừa viêm niêm mạc dạ dày.
- Các hoạt chất chống oxy hóa: Giúp làm lành tổn thương niêm mạc, kiểm soát vết loét dạ dày, từ đó giảm đau khi bị ợ nóng.
- Hoạt chất hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
- Vitamin như E, C, B, acid amin và vi khoáng quan trọng khác: Hỗ trợ ngăn chặn sự hình thành và lây lan của vết loét tại niêm mạc dạ dày hiệu quả.
- Các chất kháng viêm: Giúp chặn đứng sự sinh sôi của các gốc tự do – nhân tố gây viêm ở dạ dày thực quản.
- Chất xơ: Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong nha đam cực lớn giúp nhu động ruột co bóp trơn tru, linh hoạt.
- Anthraquinone và glucomannan: Giúp ngăn chặn cơn trào ngược dịch vị và ổn định chức năng tiêu hóa.
Chính vì những lý do trên nên dưới góc nhìn từ Đông y và Tây y, nha đam được đánh giá là nguyên liệu tự nhiên chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, khi trị viêm loét dạ dày bằng nha đam, người bệnh cần thực hiện đúng cách, liều lượng khoa học để tránh gây phản ứng ngược đến sức khỏe.
III. 11 cách sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất
Để kiểm soát triệu chứng đau rát thượng vị, ợ nóng, đầy hơi, bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể tham khảo và áp dụng 1 trong 11 cách dùng nha đam trị viêm loét dạ dày hiệu quả nhất dưới đây.
1. Sử dụng nha đam nguyên chất
Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất nhưng cũng rất hiệu quả nên được nhiều người bệnh lựa chọn.
- Nguyên liệu: 1 nhánh nha đam tươi, muối, đường.
- Sơ chế: Nha đam rửa sạch sau đó ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Tách nha đam lấy phần thịt bên trong rồi thái thành miếng nhỏ.
- Cách thực hiện: Cho nha đam vào xay hoặc hoặc ép lấy nước. Khi uống bạn cho thêm chút đường theo khẩu vị rồi uống.
- Cách uống: Nên uống nước ép nha đam nguyên chất ngay sau khi hoàn thành. Sử dụng đều đặn 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả. Nên uống trước ăn 30 phút.
2. Nha đam mật ong chữa dạ dày/viêm loét dạ dày
Nha đam và mật ong được xem là sự kết hợp hoàn hảo trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Mật ong có những tác dụng chữa viêm loét dạ dày như sau:
– Giảm tổn thương niêm mạc, làm lành vết loét dạ dày: Vì có hàm lượng dinh dưỡng cao nên mật ong hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tạo collagen và kích thích tế bào niêm mạc mới hình thành. Từ đó làm lành nhanh các vết loét và ngăn chặn tình trạng xuất huyết dạ dày.
– Khử trùng, làm dịu và giảm đau: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở dạ dày. Mặt khác, chất kháng viêm trong mật ong còn giúp làm dịu và giảm đau rát ở thượng vị.
Để phát huy tối đa công dụng của nha đam mật ong trong điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng dưới đây:
- Chuẩn bị: 5 nhánh lá nha đam tươi, 500ml mật ong nguyên chất.
- Sơ chế: Làm sạch nha đam như hướng dẫn ở cách 1 rồi lọc lấy phần thịt.
- Thực hiện: Cho phần thịt nha đam đã làm sạch và mật ong vào máy xay và xay nhuyễn thành hỗn hợp đồng nhất. Đổ hỗn hợp vào lọ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Cách uống: Mỗi ngày, người bệnh viêm loét dạ dày nên uống 2 – 3 lần hỗn hợp nha đam và mật ong. Mỗi lần uống khoảng 30 ml. Thời điểm tốt nhất để uống là trước khi ăn khoảng 10 phút.
3. Nha đam kết hợp nghệ
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên sử dụng nghệ vàng kết hợp với nha đam để chữa bệnh vì:
– Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa, tạo lớp màng bảo vệ bên trong lớp niêm mạc dạ dày. Nhờ đó có thể giảm tối đa việc hình thành vết loét mới, phục hồi dần các vết loét cũ.
– Theo kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ, hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có thể kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả hơn cả aspirin và ibuprofen. Điều này hữu ích trong việc thúc đẩy quá trình lành bệnh, giảm triệu chứng khó chịu.
– Các hoạt chất trong nghệ có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong dạ dày, giảm triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…
– Các thành phần trong nghệ sẽ kích thích túi mật tiết dịch mật nhiều hơn. Từ đó hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm áp lực cho dạ dày.
Cả nha đam và nghệ đều là các nguyên liệu dễ kiếm, có giá thành rẻ và sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể kết hợp hai thảo dược này để chữa viêm loét dạ dày theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị: 1 – 2 nhánh nha đam, 1 miếng nghệ vàng, muối, nước lọc, ấm sắc.
- Sơ chế: Nghệ rửa sạch, cạo vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Nha đam tách vỏ để lấy phần thịt cùi trắng bên trong sau đó thái hạt lựu. Ngâm phần thịt nha đam trong nước muối pha loãng 10 – 15 phút để sạch nhớt.
- Cách sắc: Cho nha đam, nghệ vào ấm sắc với 3 chén nước trong khoảng 15 phút. Lọc lấy nước uống, chia làm 3 phần để sử dụng vào 3 buổi trong ngày.
4. Nha đam và cam thảo
Theo trang aloeveraaustralia.com.au, cam thảo có thể giúp dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy một cách tự nhiên để bao bọc vết loét và ngăn ngừa chúng hình thành. Đồng thời còn giúp ngăn chặn sự phát triển của loại vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.
- Nguyên liệu: 20g thịt nha đam và 6g cam thảo.
- Thực hiện: Cho nha đam và cam thảo vào sắc với 3 bát nước trong khoảng 15 phút. Chia nước thành 3 lần/ngày, uống sáng – chiều – tối.
5. Nha đam kết hợp bắp cải
Nước ép bắp cải chứa nhiều vitamin C – đây là chất chống oxy hóa và chống viêm, lại có thể hoạt động như một loại kháng sinh cấp thấp để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn H. Pylori . Các nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng, nước ép bắp cải hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa vết loét và khiến chúng lành nhanh hơn.
Người bị viêm loét dạ dày có thể chữa bệnh bằng nha đam kết hợp bắp cải theo hướng dẫn sau:
- Nguyên liệu: 1 nhánh nha đam, 1 miếng bắp cải.
- Sơ chế: Nha đam làm sạch lọc lấy phần thịt bên trong; bắp cải rửa sạch và cắt nhỏ.
- Thực hiện: Cho nha đam và bắp cải vào máy ép lấy nước cốt. Uống trực tiếp hoặc pha với chút nước ấm, đường giúp dễ uống hơn. Nên uống mỗi ngày 1 cốc trước bữa ăn.
6. Ăn nha đam sữa chua
Theo aloeveraaustralia.com.au, tiêu thụ thực phẩm lên men như sữa chua giúp cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể. Vi khuẩn khỏe mạnh này thực hiện nhiều chức năng cho cơ thể, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn có hại và thúc đẩy chức năng miễn dịch. Đặc biệt, chúng có thể cạnh tranh với vi khuẩn H. Pylori để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách sử dụng sữa chua và nha đam trị viêm loét dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: 10g thịt nha đam, 1 hộp sữa chua.
- Thực hiện: Cho nha đam vào sữa chua trộn đều rồi ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần không chỉ giúp mau lành vết loét dạ dày mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
7. Nha đam và đường phèn
Theo Đông y, đường phèn tính ôn hòa, không gây kích ứng ruột và niêm mạc dạ dày. Đường phèn có thể giúp bảo vệ và bổ trợ chức năng của tỳ và phế.
Sử dụng nha đam kết hợp với đường phèn giúp dược tính bảo vệ niêm mạc dạ dày trong nha đam được bảo toàn. Đồng thời tăng khả năng kháng viêm và kích thích hệ tiêu hoá hoạt động linh hoạt. Mặt khác, đường phèn còn cung cấp glucose cho cơ thể, giúp giảm stress mệt mỏi – một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Nguyên liệu: 1 nhánh nha đam, 200g đường phèn, lá lứa, nước lọc.
- Sơ chế: Nha đam rửa sạch, lọc lấy thịt sau đó thái hạt lựu rồi cho vào ngâm với nước muối pha loãng cho giảm nhớt. Lá dứa rửa sạch.
- Thực hiện: Cho lá dứa vào đun sôi trong khoảng 5 phút thì cho đường phèn vào. Khi đường phèn đã tan hết thì cho nha đam vào, đun sôi trở lại thì tắt bếp.
- Cách uống: Mỗi ngày uống từ 1 – 2 cốc.
8. Chè nha đam long nhãn
Long nhãn giàu khoáng chất, kali, photpho, magie, sắt, vitamin A, C giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, long nhãn phơi khô hoặc sấy có tác dụng chống căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi – một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Nguyên liệu: 200g thịt nha đam, 150g long nhãn, đường phèn.
- Cách nấu: Cho nha đam và đường phèn vào đun với 2 bát nước. Đường phèn tan hết thì tiếp tục cho long nhãn vào đun khoảng 1-2 phút nữa là được. Nên ăn hết trong ngày.
9. Chè nha đam đậu đen
Selen trong đậu đen hỗ trợ làm lành viêm loét dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và phòng biến chứng bệnh lý. Mặt khác, đỗ đen còn có khả năng làm dịu vết viêm loét dạ dày, tiêu sưng, kháng viêm, giảm kích ứng, hạn chế cơn co bóp và chấm dứt cơn đau thượng vị.
Sử dụng nha đam kết hợp đậu đen chữa viêm loét dạ dày được nhiều người bệnh áp dụng và mang đến chuyển biến tích cực.
- Nguyên liệu: 200g thịt nha đam, 200g đậu đen, 20g bột rau câu, 200g đường, sữa tươi, nước cốt dừa, vani.
- Thực hiện: Cho nha đam vào ướp cùng 50 đường. Bột rau câu cho vào đun cùng 500ml nước và chút đường để tạo thành thạch. Nếu muốn có thể bổ sung thêm nước cốt dừa và sữa tươi để tăng độ béo. Đậu đen ngâm 4-5 tiếng với nước sau đó cho vào ninh nhừ rồi cho vào rim cùng đường. Đun sôi nước trở lại rồi tắt bếp.
10. Chè nha đam hạt sen
Chè nha đam hạt sen có công dụng giảm bớt hoạt động co bóp của dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn, khôi phục vết thương và tốt cho đường ruột.
Hạt sen còn có tác dụng giảm căng thẳng, an thần nên thường được sử dụng trong trường hợp viêm loét dạ dày do căng thẳng và stress kéo dài. Cách thực hiện như sau:
- Nguyên liệu: 400g nha đam, 100g hạt sen, đường phèn, muối.
- Sơ chế: Thịt nha đam rửa sạch, ngâm nước muối rồi thái hạt lựu. Hạt sen làm sạch, loại bỏ tâm sen sau đó ngâm 1 – 2 tiếng với nước.
- Cách nấu: Cho hạt sen vào hấp chín. Đun nước đường phèn sôi đều sau đó cho hạt sen, nha đam vào nấu cùng trong khoảng 10 phút. Nêm nếm đường, muối theo khẩu vị là hoàn thành.
11. Sinh tố nha đam nước dừa
Nước dừa chứa rất nhiều vi khoáng chất có khả năng trung hòa tính acid trong dạ dày, giảm ợ hơi, ợ nóng và các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, còn hỗ trợ bảo vệ thành niêm mạc dạ dày trước sự tăng tiết dịch vị.
Người bị viêm loét dạ dày có thể kết hợp nha đam với nước dừa chữa bệnh theo hướng dẫn sau:
- Nguyên liệu: 200g nha đam, nước của 1 quả dừa.
- Thực hiện: Thịt nha đam rửa sạch, ngâm muối loãng sau đó thái nhỏ. Cho nha đam và nước dừa cùng chút sữa đặc vào xay nhuyễn. Uống đều đặn 1 ngày 1 cốc liên tục trong 2-3 tuần.
IV. Lưu ý giúp sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả – an toàn
Sử dụng nha đam trị viêm loét dạ dày cần thận trọng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ mà nha đam có thể gây ra khi sử dụng không đúng cách bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, phản ứng dị ứng, mất cân bằng điện giải…
Do đó, để sử dụng nha đam trị viêm loét dạ dày hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi sử dụng nha đam trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết mình có phù hợp không đồng thời được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
2. Sơ chế nha đam đúng cách
Cần sơ chế nha đam cẩn thận và thật kỹ để loại bỏ bớt nhớt, phần gel đắng. Từ đó giảm kích ứng niêm mạc ruột gây đau bụng hoặc tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.
3. Không lạm dụng nha đam
Không nên lạm dụng nha đam để tránh bị phác dụng và bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Mỗi ngày, chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên nên sử dụng 200 – 250ml nước nha đam.
Mặt khác, nên chia thành nhiều lần uống trong ngày, tránh uống quá nhiều một lúc sẽ khiến bụng khó chịu.
4. Không uống nha đam cùng thuốc Tây
Không sử dụng đồng thời nha đam với các bài thuốc khác, kể cả thuốc Tây y để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc.
5. Theo dõi phản ứng
Nha đam dễ gây kích ứng với cảm giác nóng đỏ, rát hoặc nổi mề đay trên da. Do đó, khi sử dụng nha đam cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện các triệu chứng kích ứng, người bệnh nên ngừng sử dụng để tránh nguy hiểm sức khỏe.
6. Đối tượng không nên sử dụng
Một số đối tượng không nên hoặc cần cẩn trọng khi sử dụng nha đam trị viêm loét dạ dày gồm:
- Phụ nữ mang thai: Vì nếu dùng nha đam, có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sinh non; giảm lượng đường trong máu chất anthraquinon có tác dụng xổ mạnh.
- Người bị tiêu chảy: Sử dụng nha đam có thể gây mất cân bằng điện giải.
- Người có tiền sử dị ứng: Không nên dùng nha đam để tránh gây ra các dị ứng với latex – kích thích hoặc co thắt dạ dày.
- Người cao tuổi có tiền sử tim mạch: Để tránh tình trạng rối loạn nhịp tim và mệt mỏi.
- Người mắc các bệnh về tim mạch: Vì nha đam có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể dẫn đến nhịp tim không đều, gây yếu và mệt mỏi
- Một số đối tượng khác: người huyết áp thấp, cơ địa hàn tránh dùng, bệnh nhân tiểu đường…
V. Nha đam trị viêm loét dạ dày có thực sự hiệu quả?
Nha đam là thảo dược tự nhiên nên dược tính thấp, người bệnh kiên trì thực hiện thì mới mang lại hiệu quả. Hiệu quả điều trị bệnh viêm loét dạ bằng nha đam còn phụ thuộc cơ địa của từng người. Vì vậy, không phải người bệnh nào áp dụng cũng có hiệu quả.
Mặt khác, sử dụng nha đam trị viêm loét dạ dày chỉ phù hợp với tình trạng viêm loét dạ dày cấp tính nhẹ và mới khởi phát. Với trường hợp viêm loét dạ dày mãn tính diễn ra trong thời gian dài, nha đam gần như không có hiệu quả. Do đó, nếu áp dụng nha đam không hiệu quả, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được đoán, đánh giá tình trạng bệnh và thực hiện điều trị theo chỉ định.
Cần nhớ rằng, việc sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày chỉ là một phương pháp hỗ trợ, không thay thế việc tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào hoặc tình trạng không khá hơn sau khi sử dụng, người bệnh nên tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế.
VI. Gợi ý 6 cách chữa viêm loét dạ dày tự nhiên khác ngoài nha đam
Trang healthline.com thông tin về một số thực phẩm tự nhiên có khả năng chữa viêm loét dạ dày ngoài nha đam gồm:
1. Nước ép bắp cải (Cabbage Juice)
Bắp cải là một phương thuốc chữa viêm loét dạ dày tự nhiên phổ biến. Các bác sĩ cho biết đã sử dụng nước ép bắp cải hàng thập kỷ trước khi có thuốc kháng sinh để giúp chữa lành vết loét dạ dày.
Nước ép bắp cải giàu vitamin C, đây là một chất chống oxy hóa được chứng minh là giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng H. pylori – nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày.
Theo healthline.com, trong một nghiên cứu, 13 người tham gia bị loét dạ dày và đường tiêu hóa trên được uống khoảng 1 lít (946 ml) nước ép bắp cải tươi trong ngày. Kết quả cho thấy, trung bình, vết loét của những người tham gia này lành lại sau 7–10 ngày điều trị.
2. Cam thảo (Licorice)
Cam thảo là một loại gia vị có nguồn gốc từ Châu Á và khu vực Địa Trung Hải. Loại thảo mộc này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có viêm loét dạ dày.
Một số nghiên cứu báo cáo rằng, rễ cam thảo có thể có đặc tính ngăn ngừa và chống loét. Cụ thể, cam thảo có thể kích thích dạ dày và ruột tiết ra nhiều chất nhầy hơn, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất nhầy bổ sung cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và giúp giảm cơn đau do loét.
Các nhà nghiên cứu còn báo cáo thêm rằng, một số hợp chất được tìm thấy trong cam thảo có thể ngăn chặn sự phát triển của H. pylori.
3. Mật ong (Honey)
Ngoài công dụng cải thiện sức khỏe của mắt và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và thậm chí một số loại ung thư, mật ong còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và thúc đẩy quá trình lành nhiều vết thương, bao gồm cả vết loét.
Hơn nữa, các nhà khoa học cho rằng, đặc tính kháng khuẩn của mật ong có thể giúp chống lại vi khuẩn H. pylori – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày.
4. Tỏi (Garlic)
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kháng khuẩn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tỏi có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của H. pylori – một trong các nguyên nhân chính gây loét dạ dày.
Trong một nghiên cứu gần đây, ăn hai tép tỏi sống mỗi ngày trong ba ngày đã giúp giảm đáng kể hoạt động của vi khuẩn trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân bị nhiễm H. Pylori.
5. Nghệ
Theo healthline.com, hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng giảm viêm, chống viêm loét, ngăn ngừa tổn thương do nhiễm HP gây ra hiệu quả. Đồng thời nghê còn có thể giúp tăng tiết chất nhầy, bảo vệ hiệu quả niêm mạc dạ dày chống lại các chất kích thích.
Hiệu quả chữa viêm loét dạ của nghệ đã được một số nghiên cứu chứng minh:
– Một nghiên cứu đã cho 25 người tham gia dùng 600mg nghệ năm lần mỗi ngày. Bốn tuần sau, vết loét đã lành ở 48% số người tham gia. Sau 12 tuần, 76% người tham gia không còn vết loét.
– Ở một nghiên cứu khác, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với H. pylori được cho dùng 500 mg nghệ bốn lần mỗi ngày. Sau 4 tuần điều trị, 63% người tham gia không còn vết loét. Sau tám tuần, số tiền này tăng lên 87%.
6. Nhựa cây Mastic
Mastic là một loại nhựa thu được từ cây Pistacia lentiscus, thường được gọi là cây mastic. Một số tên gọi khác của loại cây này là kẹo cao su Ả Rập, kẹo cao su Yemen và nước mắt Chios.
Theo healthline.com, từ lâu nhựa Mastic đã được sử dụng trong y học cổ xưa để điều trị các chứng rối loạn đường ruột khác nhau, bao gồm loét dạ dày và bệnh Crohn.
Nghiên cứu ở 38 người tham gia bị loét cho thấy tiêu thụ 1 gam mastic hàng ngày cho thấy, bệnh nhân giảm 30% các triệu chứng liên quan đến loét so với giả dược. Kết thúc nghiên cứu 2 tuần, vết loét đã được chữa lành ở 70% số người tham gia nhóm mastic so với chỉ 22% những người ở nhóm giả dược.
Khi sử dụng nha đam trị viêm loét dạ dày, người bệnh có thể sử dụng riêng một mình nha đam hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác mật ong, nghệ, cam thảo, sữa chua để tăng hiệu quả. Trường hợp tình trạng viêm loét dạ dày không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tìm lời khuyên từ bác sĩ chuyên trước khi tự dùng thuốc.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.aloeveraaustralia.com.au/aloe-vera-home-remedy-for-ulcers/
- https://www.healthline.com/nutrition/stomach-ulcer-remedies#TOC_TITLE_HDR_12
- https://www.bellaallnatural.com/blogs/learn/aloe-juice-stomach-ulcers
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...