Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến và có thể gây khó chịu đáng kể trong thai kỳ. Việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận biết dấu hiệu và áp dụng các biện pháp điều chỉnh lối sống, chế độ ăn, cùng với việc tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết, có thể giúp kiểm soát tình trạng này hiệu quả. Hãy cùng Yumangel tìm hiểu về trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai trong bài viết dưới đây.

I. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trào ngược dạ dày

Nghiên cứu cho thấy trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến một tỷ lệ đáng kể phụ nữ mang thai (một số nghiên cứu cũ ước tính tỷ lệ này khá cao). Có nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng này:

  • Do thay đổi nội tiết tố Progesterone: Trong thai kỳ, nồng độ progesterone tăng cao giúp thư giãn cơ tử cung, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, hormone này cũng làm giãn cơ thắt thực quản dưới (van ngăn cách dạ dày và thực quản), khiến axit dịch vị và thức ăn dễ trào ngược lên thực quản hơn.
  • Do Hormone Relaxin tăng: Hormone relaxin, cũng tăng trong thai kỳ, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn và tăng khả năng trào ngược.
  • Do sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi lớn dần, tử cung mở rộng sẽ gây áp lực lên dạ dày, đẩy axit và thức ăn lên thực quản. Áp lực này thường tăng lên trong những tháng cuối thai kỳ.
  • Do bệnh lý tiềm ẩn: Nếu mẹ bầu đã có tiền sử mắc các bệnh lý dạ dày – thực quản như viêm dạ dày, loét dạ dày trước khi mang thai, nguy cơ bị trào ngược trong thai kỳ có thể cao hơn.
  • Stress, lo âu: Căng thẳng kéo dài khi mang thai có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và làm tăng tiết axit dạ dày, góp phần vào tình trạng trào ngược.
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày do thay đổi nội tiết tố Progesterone

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày do thay đổi nội tiết tố Progesterone

II. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Các dấu hiệu nhận biết bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản gồm:

  • Ợ nóng, ợ chua: Nóng rát ngực, nhất là khi ăn no hoặc nằm.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Thức ăn chậm tiêu, gây chướng bụng, khó chịu.
  • Nôn, buồn nôn: Do hormone relaxin và axit trào ngược kích thích.
  • Ho khan, khàn giọng: Axit gây viêm họng, kích ứng thanh quản.
  • Khó nuốt, nghẹn: Axit làm sưng viêm thực quản, gây nghẹn.
  • Đau ngực: Cảm giác tức, đau vùng ngực do axit kích thích thần kinh.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt: Phản xạ trung hòa axit.
  • Ợ hơi: Không khí tích tụ, thoát ra qua đường miệng.

Dù các triệu chứng của trào ngược dạ dày (GERD) không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hay kết quả thai kỳ, nhưng chúng có thể làm mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ gây căng thẳng và làm gián đoạn giấc ngủ. (1)

IV. Cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Kiểm soát trào ngược dạ dày khi mang thai chủ yếu tập trung vào thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Việc dùng thuốc cần được cân nhắc cẩn thận và chỉ thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ.

1. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Đây là phương pháp đầu tiên và quan trọng để kiểm soát triệu chứng, thường an toàn và có thể cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Xác định và tránh các thực phẩm cá nhân gây kích ứng. Một số thực phẩm thường được báo cáo làm tăng triệu chứng bao gồm: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chiên rán, socola, bạc hà, cà phê, đồ uống có gas, trái cây họ cam quýt. Hạn chế sữa bò nếu gây khó tiêu, có thể thử các loại sữa hạt thay thế.
  • Ăn các bữa nhỏ, chia thành nhiều lần: Thay vì 3 bữa chính lớn, hãy thử chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày để tránh làm dạ dày quá đầy. Nhai kỹ thức ăn.
  • Uống đủ nước: Uống nước giữa các bữa ăn thay vì uống nhiều trong bữa ăn. Nước lọc là lựa chọn tốt nhất. Một số loại trà thảo dược nhẹ như trà gừng, trà hoa cúc có thể giúp làm dịu dạ dày (tham khảo ý kiến bác sĩ về loại trà và liều lượng phù hợp).
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn: Tránh nằm ngay sau khi ăn. Đi bộ nhẹ nhàng hoặc giữ tư thế thẳng đứng ít nhất 1-2 giờ sau bữa ăn.
  • Không ăn quá gần giờ đi ngủ: Cố gắng ăn bữa cuối cùng cách giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng.
  • Kê cao gối khi ngủ: Dùng gối hoặc nâng cao đầu giường để phần thân trên cao hơn dạ dày, giúp trọng lực giữ axit ở lại dạ dày.
  • Mặc trang phục rộng rãi: Quần áo chật, đặc biệt là quanh bụng, có thể làm tăng áp lực lên dạ dày.
  • Quản lý căng thẳng: Tìm cách thư giãn như nghe nhạc, thiền, yoga nhẹ nhàng dành cho bà bầu, hoặc đi bộ.
Mẹ không nên ăn quá gần giờ đi ngủ

Mẹ không nên ăn quá gần giờ đi ngủ

2. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu các mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu kể trên không hiệu quả và mẹ bầu thực sự khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu giúp giảm bớt triệu chứng. Cùng tìm hiểu bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì ngay dưới đây.

Các loại thuốc trên giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, nhưng không được có tác dụng phụ và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn, khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

Các nhóm thuốc có thể được xem xét bao gồm:

  • Thuốc kháng axit (Nhôm hydroxit, Natri bicarbonat, muối Magie…): Trung hòa axit dạ dày tạm thời. Cần lựa chọn loại phù hợp cho bà bầu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc (Sucralfat, Rebamipide, Misoprostol…): Tạo lớp màng bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản.
  • Thuốc chẹn thụ thể H2 (Famotidin, Ranitidin…): Giảm lượng axit dạ dày tiết ra.
  • Thuốc ức chế bơm Proton (Pantoprazole, Omeprazole, Lansoprazole…): Giảm sản xuất axit mạnh mẽ hơn, thường dành cho các trường hợp nặng hơn.

Việc lựa chọn loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng phải do bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng cụ thể, giai đoạn thai kỳ và cân nhắc lợi ích-nguy cơ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn, khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn, khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

V. Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? 

Dưới đây là thực đơn cho bà bầu bị trào ngược dạ dày, các mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

1. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột 

Bổ sung tinh bột giúp tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng cho mẹ và bé từ đó giảm cảm giác mệt mỏi do trào ngược dạ dày. Mặt khác, thực phẩm giàu tinh bột còn giúp hút lượng axit trong dạ dày nên giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Một số thực phẩm giàu tinh bột các mẹ bầu bị trào ngược nên bổ sung như: cơm, bột yến mạch, bánh mì, gạo lứt, khoai tây,…

2. Các loại rau

Rau có hàm lượng vitamin và chất xơ cao, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Một số loại rau xanh tốt cho bà bầu khi bị trào ngược dạ dày có thể tham khảo như: súp lơ, bắp cải, rau chân vịt, cải ngọt…

3. Thực phẩm giàu đạm dễ tiêu 

Mẹ bầu bị trào ngược nên chọn các thực phẩm giàu đạm dễ tiêu cho cơ thể để không bị kích ứng dạ dày và tốt cho hệ tiêu hóa như cá hồi, thịt gà, tim lợn, thịt lợn nạc… Tránh các nhóm thực phẩm dễ gây kích thích như đồ uống có chứa cồn, caffein hay nhiều dầu mỡ v.v.

4. Sữa chua

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua để nạp thêm các chất dinh dưỡng và lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa. Một số nghiên cứu được đăng tải trên website sciencedirect cho hay, tính acid trong sữa chua thấp hơn rất nhiều so với acid dịch vị nên sẽ không gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Sữa chua là sản phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn, điển hình là vi khuẩn họ Lactobacillus hoặc Enterococcus. Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe đường tiêu hóa, hỗ trợ làm lành các thương tổn của dạ dày, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp…

Để hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày, mẹ bầu có thể kết hợp sữa chua với nha đam, nghệ hoặc trái cây.

Sữa chua giúp nạp thêm các chất dinh dưỡng và lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa

Sữa chua giúp nạp thêm các chất dinh dưỡng và lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa

5. Một số loại trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược được khuyên dùng cho bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản như: trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà…. Đây là các loại trà thảo dược an toàn và lành tính, có tính kháng khuẩn tốt giúp làm dịu bụng, giảm các triệu chứng ợ hơi khó chịu.

6. Uống đủ nước

Đặc biệt, mẹ bầu cần uống đủ 2 lít mỗi ngày, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của bé. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm tình trạng buồn nôn, khó chịu do trào ngược dạ dày đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

7. Hoa quả có vị ngọt

Tương tự như rau xanh, hoa quả rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn các loại hoa quả có vị ngọt để tốt cho hệ tiêu hóa như chuối, táo, dừa, nho,…

VI. Ảnh hưởng và biến chứng tiềm ẩn của trào ngược dạ dày ở bà bầu

Mặc dù phổ biến, trào ngược dạ dày khi mang thai không nên bị xem nhẹ, đặc biệt nếu triệu chứng nặng hoặc kéo dài. Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này có thể dẫn đến một số ảnh hưởng và biến chứng:

  • Ảnh hưởng dinh dưỡng và cân nặng: Buồn nôn, ợ nóng, khó chịu liên tục có thể dẫn đến chán ăn, ăn uống kém, khó tăng cân hoặc sụt cân, ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng trào ngược thường nặng hơn khi nằm, gây khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dẫn đến mệt mỏi cho mẹ bầu.
  • Biến chứng (ít gặp nhưng có thể xảy ra nếu nặng và kéo dài): Viêm thực quản (thực quản bị viêm do tiếp xúc axit), hẹp thực quản (sẹo gây khó nuốt), hoặc các vấn đề hô hấp do hít phải axit (viêm họng, viêm thanh quản, hen suyễn nặng hơn).

Do đó, việc thăm khám và trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng là rất quan trọng.

VII. Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày khi nào nên đi khám?

Theo các chuyên gia, khi có 1 trong các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên bị trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… các mẹ nên đi thăm khám ngay để được tư vấn điều trị phù hợp, tránh bệnh trở nặng gây nguy hiểm và khó khăn cho việc điều trị sau này.

Can thiệp và điều trị kịp thời giúp ngăn chặn các tác động không tốt của bệnh đến bà bầu. Các biểu hiện trào ngược dạ dày mẹ bầu cần được kiểm tra ngay gồm:

  • Nôn ói nhiều, liên tục.
  • Tần suất trào ngược thường xuyên.
  • Đau ngực dữ dội hoặc kéo dài.
  • Ho dai dẳng, khó thở.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Khó nuốt, nuốt đau, cảm giác thức ăn bị mắc kẹt.
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen (dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa).
  • Các triệu chứng trào ngược không cải thiện dù đã thay đổi lối sống.
Mẹ nên đi khám nếu tần suất trào ngược thường xuyên

Mẹ nên đi khám nếu tần suất trào ngược thường xuyên

VIII. Câu hỏi thường gặp

Xung quanh vấn đề mẹ bầu bị trào ngược khi mang thai, có khá nhiều thắc mắc ngoài các thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên. Dưới đây là giải đáp của chúng tôi:

1. Thời điểm nào mẹ bầu hay bị trào ngược?

Trào ngược có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm mà mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày nhất. Sở dĩ như vậy là vì đây là giai đoạn mẹ bầu bị ốm nghén, dẫn đến nôn khan nhiều, từ đó làm tăng tiết dịch axit dạ dày và làm rối loạn cơ hoành gây trào ngược.

2. Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày phổ biến hơn ở 3 tháng đầu. Đây cũng chính là dấu hiệu nhận biết mang thai ở phụ nữ đối với một số trường hợp. Do vậy đây không phải là vấn đề nguy hiểm và đáng lo nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ ngay khi có vấn đề bất thường nào khác xảy ra.

Đối với các mẹ bầu không gặp vấn đề nào về dạ dày trước đó, bác sĩ có thể chưa chỉ định dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Lúc này, các mẹ chỉ cần thay đổi sinh hoạt, ăn uống hàng ngày là có thể cải thiện tình trạng.

3. Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối do đâu?

3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu vẫn có thể bị trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do thay đổi hormone; sắp chuyển dạ, sinh nở; thai nhi lớn; ăn nhiều…

Thay đổi hormone có thể dẫn đến trào ngược ở mẹ bầu 3 tháng cuối

Thay đổi hormone có thể dẫn đến trào ngược ở mẹ bầu 3 tháng cuối

4. Mẹ bầu bị trào ngược có nên uống thuốc? 

Phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh hoặc dùng thuốc dân gian theo lời mách bảo. Các mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về việc dùng thuốc điều trị trào ngược phù hợp, tránh gây nguy hiểm đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Yumangel gợi ý một số loại thuốc trào ngược cho bà bầu bạn có thể tham khảo.

5. Bà bầu bị trào ngược dạ dày phải làm sao? 

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai đó là: Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, không ăn trước khi đi ngủ; không ăn thực phẩm cay nóng, chứa caffein, thực phẩm muối chua như dưa chua, măng muối, cà muối; hoạt động thể dục nhẹ nhàng như yoga bầu, đi bộ; uống đủ nước…

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày phổ biến hơn ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy không đe dọa tính mạng nhưng các mẹ không nên chủ quan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng hoặc có vấn đề bất thường nào khác xảy ra.

6. Sau khi sinh xong có hết trào ngược thực quản không?

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ hết sau khi sinh xong. Ngược lại, bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai do bệnh lý sẽ không khỏi sau khi sinh. Trừ trường hợp bệnh lý gây trào ngược dạ dày – thực quản được chữa khỏi.

VIII. Kết luận

Trào ngược dạ dày khi mang thai là một hiện tượng phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, trào ngược và các triệu chứng liên quan sẽ hết sau khi phụ nữ sinh con. Một số loại thuốc phù hợp để điều trị trào ngược thực quản và ợ nóng khi mang thai. Các mẹ cũng có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như mặc quần áo rộng rãi, ăn nhiều bữa nhỏ và tránh những thực phẩm có thể gây ợ chua.

Phụ nữ nên đi khám bác sĩ nếu bị ợ nóng nghiêm trọng hoặc dai dẳng khi mang thai. Các triệu chứng ợ nóng đôi khi có thể giống triệu chứng của các tình trạng khác, chẳng hạn như tiền sản giật. Lời khuyên của yumangel là hãy tham gia các buổi khám thai định kỳ để giảm nguy cơ biến chứng phát triển trong thai kỳ.

Nếu bạn cần được tư vấn trực tiếp từ dược sĩ của Yumangel về trào ngược dạ dày ở bà bầu: dấu hiệu và cách điều trị. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) hoặc để lại bình luận bên dưới.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên y tế chuyên môn.

Đọc thêm:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *