Skip to main content

Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu thường có biểu hiện ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén nên thường bị bỏ qua. Vậy làm thế nào để nhận biết được vấn đề này? Cùng Thuốc Yumangel chính hãng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau dạ dày 

Các triệu chứng đau dạ dày và ốm nghén ở mẹ bầu 3 tháng đầu khá giống nhau khiến mẹ bầu khó nhận biết. Tuy nhiên ngoài triệu chứng đầy bụng, buồn nôn và khó tiêu thì mẹ bầu bị đau dạ dày xuất hiện thêm dấu hiệu nhận biết khác như:

  • Đau bụng hoặc nóng rát ở vùng thượng vị: Cơn đau xuất hiện do niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm loét. Cơn đau thường xuất hiện khi bụng đói hoặc sau ăn no.
  • Ợ chua, ợ hơi: Triệu chứng này xuất hiện do luồng hơi từ nguồn thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và khoang miệng, có thể kèm theo dịch vị hoặc không.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Dạ dày bị viêm loét tổn thương khiến hoạt động tiêu hoá thức ăn chậm. Thức ăn tồn lâu ngày trong dạ dày gây ra triệu chứng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa như viêm loét gây ra tình trạng xuất huyết. Biểu hiện khi bị xuất huyết tiêu hoá là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Đây là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm nên các mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay.
Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu thường có biểu hiện ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn và nôn.

Trên đây là các dấu hiệu và triệu chứng giúp mẹ nhận biết tình trạng đau dạ dày khác biệt với ốm nghén. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu 3 tháng đầu là gì? Hãy theo dõi tiếp phần thông tin bên dưới các mẹ nhé!

II. Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau dạ dày

Các nguyên nhân chính gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là do ốm nghén, nội tiết tố thay đổi, tử cung giãn nở… 

1. Ốm nghén

Bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thường bị ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến dạ dày bị co bóp quá mức, tăng tiết acid dịch vị và dẫn đến đau dạ dày.

2. Nội tiết tố thay đổi

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỷ, lượng nội tiết tố progesterone trong cơ thể người mẹ tăng đột ngột. Chính điều này đã khiến nhu động ruột giảm, dịch vị acid dạ dày tiết nhiều gây đau và viêm loét. 

3. Sự giãn nở của tử cung

Khi mang thai, tử cung của người mẹ sẽ dần giãn nở theo sự phát triển của thai nhi. Điều này làm tăng áp lực ổ bụng, chèn ép khiến dạ dày bị kích thích, suy giảm chức năng tiêu hóa. Hậu quả là thức ăn bị tồn đọng khiến mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu.

4. Bị stress, tâm trạng lo âu

Tâm lý căng thẳng khi mang thai 3 tháng đầu gây rối loạn nhu động ruột, dạ dày tăng tiết acid dịch vị dẫn đến viêm loét dạ dày.

5. Thói quen ăn uống 

Bà bầu 3 tháng đầu bị thay đổi vị giác, ăn đêm, thường xuyên thèm ăn chua với các thực phẩm chứa nhiều acid như: acid lactic, acid citric… Điều này gây tổn thương niêm mạc dạ dày với triệu chứng đau, viêm loét.

Các nguyên nhân chính gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là do ốm nghén, nội tiết tố thay đổi, tử cung giãn nở…

III. Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ bầu bị đau dạ dày trong 3 tháng đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con. Trường hợp thai phụ xét nghiệm có vi khuẩn Hp – thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày tá tràng thì cũng không nên quá lo lắng vì loại vi khuẩn này không lây nhiễm từ mẹ sang con.

Tuy nhiên, các mẹ không nên chủ quan khi bị đau dạ dày, nên chủ động thăm khám sớm với bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời. Vì tình trạng đau dạ dày kéo dài không chỉ khiến mẹ bầu thường xuyên uể oải, mệt mỏi mà còn khiến thai nhi kém phát triển.

Mẹ bầu bị đau dạ dày trong 3 tháng đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con khi được can thiệp kịp thời và phù hợp

IV. Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu nên làm gì? 

Khi có triệu chứng đau dạ dày ở giai đoạn 3 tháng đầu, điều các mẹ nên làm là đi thăm khám với bác sĩ sản khoa để đảm bảo thai kỳ vẫn an toàn.

Tùy vào tình trạng và mức độ đau dạ dày, bà bầu sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số thủ thuật y khoa để kiểm tra và chẩn đoán như: xét nghiệm vi khuẩn Hp, siêu âm …  Điều này giúp bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân bà bầu 3 tháng đầu bị đau dạ dày để tư vấn cách điều trị phù hợp.

Lưu ý,  mẹ  bầu tuyệt đối không uống thuốc giảm đau dạ dày khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì uống thuốc giảm đau có thể gặp phải các tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, thai phụ bị đau dạ dày trong 3 tháng đầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.

Khi có triệu chứng đau dạ dày ở giai đoạn 3 tháng đầu, điều các mẹ nên làm là đi thăm khám với bác sĩ sản khoa để đảm bảo thai kỳ vẫn an toàn.

V. Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau dạ dày 

Nếu không may bị đau dạ dày trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi như sau:

1. Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý đảm bảo dinh dưỡng không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho 2 mẹ con. Cụ thể các mẹ nên: 

  • Ăn uống điều độ: Các mẹ nên ăn đúng giờ, đủ bữa; không nên bỏ bữa; nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh ăn quá no trong 1 bữa. 
  • Ăn thức ăn mềm, nhai  kỹ: Mẹ bầu nên ăn các thức ăn đã được nấu chín mềm, khi ăn cần nhai kỹ để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
  • Hạn chế thức ăn khó tiêu: Nên ưu tiên ăn đồ hấp, luộc; hạn chế ăn đồ chiên rán, nướng  hay xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Tránh dùng chất kích thích, thức ăn cay nóng, chua: Để tránh gây hại cho niêm mạc dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày của mẹ thêm trầm trọng.
  • Không nên nằm, vận động hoặc làm việc ngay sau khi ăn: Sau khi ăn xong, các mẹ không nên nằm ngay hoặc vận động mạnh để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt nhất.
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý đảm bảo dinh dưỡng không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho 2 mẹ con.

2. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học cũng góp phần cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau dạ dày ở mẹ trong 3 tháng đầu. Cụ thể mẹ nên: 

  • Ngủ đủ giấc: Thời gian ngủ của mẹ bầu 1 ngày cần đảm bảo 8 tiếng mỗi ngày, không ngủ muộn hơn 22h để giúp tinh thần và sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất. 
  • Tập thói quen ngủ nghiêng bên trái: Kết hợp kê đầu và chân để giúp máu lưu thông, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày và giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thư giãn tinh thần: Nên nghe nhạc, giải trí, đọc sách mỗi ngày để tinh thần được thư giãn, hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng.
  • Vận động nhẹ nhàng: Bà bầu 3 tháng đầu có thể vận động, đi bộ nhẹ nhàng hoặc áp dụng các bài tập yoga phù hợp. Điều này giúp cơ thể giải phóng endorphin – loại hormone giúp cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Mẹ bầu nên nghe nhạc, giải trí, đọc sách mỗi ngày để tinh thần được thư giãn, hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng.

Đa phần các trường hợp mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu không ảnh hưởng quá  nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau dạ dày kéo dài không được khắc phục sẽ khiến mẹ bị mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút, chán ăn gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Do đó, mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu khi phát hiện có triệu chứng cảnh báo nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho thai kỳ!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.