Lá trầu không, lá mơ lông, nha đam, tía tô, khôi tía, lá ổi và cỏ lào là 7 loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả được nhiều người sử dụng. Cùng yumangel.vn tìm hiểu ngay cách sử dụng đúng các loại lá cây này!
Ngay các cách trị bệnh bằng thuốc Tây thì nhiều người vẫn tin dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày. Lý do là vì các loại lá cây thuốc trong dân gian có tính an toàn cao, phù hợp để dùng lâu dài không lo tác dụng phụ.
Hiệu quả chữa bệnh của các loại lá trong các bài thuốc dân gian này cũng đã được ông cha kiểm chứng từ xa xưa. Thậm chí, y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chiết xuất các thành phần quý từ những loại thảo dược để sản xuất ra các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày.
Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh, các loại lá thuốc còn giúp tiết kiệm chi phí vì giá thành rẻ hơn so với điều trị bằng thuốc Tây. Thậm chí, một số loại lá cây dùng trong điều trị trào ngược dạ dày người bệnh có thể tự trồng hoặc tự kiếm trong tự nhiên mà không cần phải mua. Ngay cả khi phải mua thì lá cây dùng trong chữa trào ngược dạ dày cũng có giá thành rất rẻ. Nếu có nhu cầu chữa trào ngược dạ dày bằng lá cây, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn 1 một số loại dưới dây:
Mục lục
1. Lá mơ lông
Lá mơ lông có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, sát trùng, kháng viêm. Do đó dân gian thường dùng lá mơ lông trong các bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Yumangel gợi ý: Tác dụng lá mơ lông trong điều trị trào ngược thực quản
- Chuẩn bị: 1 nắm lá mơ lông tươi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá mơ lông rồi đem ngâm cùng nước muối loãng khoảng 15 phút. Vớt ra cho ráo nước rồi cho xay nhuyễn lọc lấy nước cốt.
- Cách dùng: Uống 1-2 lần/ngày nước cốt lá mơ lông.
Hoặc bạn có thể dùng lá mơ lông chữa trào ngược dạ dày bằng cách:
- Cách 1: Ăn sống lá mơ lông như một loại rau hàng ngày.
- Cách 2: Hấp cách thủy lá mơ lông cùng với mật ong.
- Cách 3: Hấp cách thủy lá mơ lông, gừng tươi và trứng gà khoảng 3 lần mỗi tuần.
Khi sử dụng lá mơ lông chữa bệnh trào ngược dạ dày, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Dùng với lượng phù hợp: Lượng lá mơ lông nên dùng 1 ngày trung bình từ 20 – 30g/ngày, tối đa 50g. Không nên lạm dụng ăn nhiều lá mơ lông vì sẽ gây đen lưỡi tạm thời, có thể làm hạn chế lượng đạm cơ thể hấp thụ…
- Phản ứng dị ứng: Lá mơ lông an toàn và lành tính nhưng một số người có cơ địa mẫn cảm vẫn có thể bị dị ứng. Vì vậy, khi dùng lá mơ lông chữa trào ngược dạ dày, bạn cần theo dõi xem cơ thể có xảy ra hiện tượng dị ứng nào không. Ví dụ như phát ban, sưng lưỡi, nổi mề đay, sưng môi…
2. Lá cây nha đam
Theo Đông y, nha đam vị ngọt, tính hàn, có thể giúp giảm bài tiết acid dạ dày, cân bằng hệ tiêu hóa.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, chất xơ trong nha đam có khả năng kích thích và giúp hoạt động co bóp nhu động từ ruột đều đặn hơn. Nhờ đó, khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy rõ sự thay đổi của các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng.
Hoạt chất anthraquinon trong nha đam có khả năng ngăn chặn sự hình thành và trào ngược acid dạ dày. Hoạt chất glucomannan giúp cân bằng sự xáo trộn hệ tiêu hóa do trào ngược dạ dày gây ra. Ngoài ra, nha đam còn có hoạt chất chống viêm có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do, từ đó bảo vệ tốt vùng niêm mạc dạ dày.
Bạn có thể sử dụng nha đam chữa chứng trào ngược dạ dày bằng các cách sau:
- Cách 1: Ngâm thịt nha đam với mật ong trong lọ thủy tinh rồi bảo quản dùng dần. Mỗi ngày dùng 2 thìa vào bữa tối.
- Cách 2: Nấu thịt nha đam với nghệ vàng rồi chắt lấy nước uống. Nên uống 1-2 lần/ngày trước các bữa ăn trong ngày.
- Cách 3: Trộn thịt nha đam với sữa chua. Ăn trực tiếp mỗi ngày từ 1-2 lần sau bữa ăn.
Ngoài ra, còn rất nhiều cách chế biến nha đam chữa trào ngược dạ dày được yumangel.vn tổng hợp.
Lưu ý khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày:
- Nên dùng từ 5 – 10g nha đam mỗi ngày: Nếu lạm dụng nha đam có thể khiến cơ thể không hấp thụ hết được các dưỡng chất, ngược lại còn gây phản tác dụng.
- Đối tượng không nên dùng nha đam: Người đang bị tiêu chảy, trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, người bị bệnh trĩ, đang điều trị tiểu đường bằng thuốc lợi tiểu…
- Sơ chế nha đam: Bắt buộc phải ngâm gel nha đam qua nước muối loãng ít nhất 30 phút để loại sạch mủ nhớt. Vì loại mủ trên nha đam có thể gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
- Thời điểm uống: Thích hợp nhất để dùng nha đam là sau bữa ăn chính 20 phút.
3. Lá tía tô
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm và mùi thơm đặc trưng, công dụng chống viêm, chữa lành niêm mạc và giảm đáng kể triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày như chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn khó chịu…
Nghiên cứu Tây y hiện đại cho thấy, các hoạt chất tìm thấy trong lá tía tô như Quercetin, acid rosmarinic có khả năng kháng viêm và sát trùng. Mặt khác, hàm lượng lớn vitamin C trong lá tía tô còn giúp giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng.
Một số cách bạn có thể tham khảo khi cách dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày đó là:
- Cách 1: Ăn trực tiếp lá tía tô tươi tương tự như một loại rau thơm hàng ngày. Trước đó để đảm bảo an toàn bạn cần ngâm lá tía tô trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Cách 2: Nấu nước lá tía tô uống hàng ngày. Bạn cho 1 nắm lá tía tô tươi vào nấu cùng 500ml nước sạch. Đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc bỏ bã chắt lấy phần nước. Chia nước lá tía tô thành 2 phần uống trong ngày.
- Cách 3: Uống nước cốt lá tía tô tươi. Giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi vắt lấy nước cốt rồi uống trực tiếp.
- Cách 4: Thêm lá tía tô vào các món ăn hàng ngày tốt cho dạ dày. Ví dụ như lá lốt cuộn thịt, bò cuốn lá lốt, trứng chiên lá lốt, cà tím xào lá tốt, dạ dày hầm lá mơ lông…
- Cách 5: Nấu cháo tía tô giảm trào ngược
Khi sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Dùng lượng vừa đủ: Chỉ nên dùng lá tía tô với lượng vừa đủ (khoảng 10g/ngày). Lạm dụng lá tía tô có thể gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.
- Đối tượng không nên dùng: Phụ nữ mang thai, người có cơ địa thường xuyên ra mồ hôi.
4. Lá khôi tía
Loại lá cây tiếp theo trong cách sách 7 lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả là lá khôi tía. Loại lá này giàu tanin, glycosid với có tác dụng kháng viêm, làm lành vết loét, giảm nồng độ acid trong dạ dày.
Cách dùng lá khôi tía chữa trào ngược axit như sau:
- Cách 1: Lấy 50g lá khôi tía tươi hoặc 20 lá khôi tía khô sắc với nước. Sắc lấy nước uống như trà hàng ngày.
- Cách 2: Sắc 60g lá khôi tía cùng với các thảo dược khác gồ 40g bồ công anh, 12g khổ sâm và 20g cam thảo tây với 1,5 lít nước. Chắt lấy nước uống trước 3 bữa ăn hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng lá khôi chữa trào ngược dạ dày:
- Lượng dùng: Ngày dùng từ khoảng 40-80g sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
- Không lạm dụng: Không sử dụng lá khôi tía quá liều (vượt quá 250g/ngày), lạm dụng có thể khiến người bệnh suy nhược, da dẻ xanh xao.
5. Lá trầu không
Nhờ đặc tính kháng khuẩn tự nhiên nên lá trầu không có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả. Hoạt chất Tanin trong lá trầu không giúp phục hồi nhanh chóng tổn thương trong niêm mạc dạ dày, kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn HP – một trong những “thủ phạm” gây bệnh trào ngược. Bạn có thể xem chi tiết hơn về tác dụng của lá trầu không trong việc hỗ trợ điều trị trào ngược thực quản tại đây.
Một số cách dùng lá trầu không điều trị trào ngược thực quản gồm:
- Cách 1: Nhai sống trực tiếp lá trầu không sau khi đã rửa và ngâm sạch với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tạp chất. Tuy nhiên, nhai trực tiếp sẽ hơi khó chịu vì lá trầu không có tính nóng và vị hơi cay.
- Cách 2: Cho 1 nắm lá trầu không vào hãm trong nước sôi khoảng 15 phút. Sau bữa ăn khoảng 1 tiếng hãy uống nước lá trầu ngâm. Nên dùng 2-3 lần/ngày trong thời gian 1 tuần.
- Cách 3: Sao nóng lá trầu không với muối sau đó đắp lên vùng bụng, kết hợp với các động tác xoa bóp bụng.
Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày:
- Lượng lá trầu không nên dùng là 8–16g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày.
- Trẻ em và người cao tuổi muốn chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Lá ổi
Nhiều người thắc mắc trào ngược dạ dày ăn ổi được không? Lá ổi chứa các hoạt chất như flavonoid, tanin, saponin, vừa tác dụng kháng viêm vừa giúp ổn định nồng độ acid dạ dày. Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể tham khảo 1 trong các cách dùng lá ổi chữa trào ngược dưới đây:
- Cách 1: Cho lá ổi tươi cùng 300ml nước vào đun sôi cho tới khi còn 2/3 lượng nước. Chắt nước ổi ra bát, thêm 2 – 3 thìa mật ong tuỳ khẩu vị. Uống nước bữa ăn 30 phút, dùng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày.
- Cách 2: Sắc 50g lá ổi non với 200g gạo lứt cùng 0,5 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó chắt lấy nước uống trước bữa ăn 30 phút.
- Cách 3: Cho 6 búp ổi non và 6g gừng vào sao vàng cùng muối cho tới khi ngả vàng. Tiếp theo cho vào hỗn hợp vừa sao 1,5l nước và đun sôi. Đun nhỏ lửa trong khoản 15 phút hoặc cho đến khi còn 2/3 lượng nước ban đầu là được. Chia nước làm 3 – 4 lần uống, nên uống liên tục trong 1 tháng.
Lưu ý khi dùng lá ổi chữa trào ngược dạ dày:
- Không dùng lá ổi khi đang điều trị các bệnh khác: Trước khi dùng lá ổi chữa trào ngược dạ dày, nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Tránh nhai lá ổi sống: Vì nếu mua phải nhiễm thuốc sâu hoặc không vệ sinh sẽ dễ khiến bạn bị ngộ độc hoặc tiêu chảy.
- Không dùng cho người bị táo bón: Vì lá ổi có tính nóng nên khi dùng có thể làm nặng hơn tình trạng táo bón.
- Không sử dụng lá ổi sâu, héo: Nên chọn những lá ổi tươi, non.
Yumangel gợi ý: Một số món ăn từ ổi cho người bị trào ngược
7. Lá cỏ lào
Thành phần alcaloid, tanin trong lá cỏ lào rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Sát trùng, kháng viêm, ức chế vi khuẩn, cầm máu là các tác dụng điển hình của loại cỏ này.
Cách dùng lá cỏ lào chữa trào ngược dạ dày như sau:
- Cách 1: Lấy 30g lá khôi sắc cùng 5g tam thất, 20g cỏ lào, 20g dạ cẩm. Lọc lấy nước để uống hàng ngày.
- Cách 2: Dùng cỏ lào (20g), cùng khô sâm (10g) và bạch truật (25g) sắc lấy nước uống.
Lưu ý khi dùng lá cỏ lào chữa trào ngược dạ dày:
- Dùng đúng liều lượng: Vì cây cỏ lào có chứa độc tính nhẹ, nên cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng. Dùng quá liều có thẻ gây ngộ độc với các triệu chứng là đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt.
- Ngừng sử dụng ngay nếu thấy có thể xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Khi có ý định sử dụng cỏ lào trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày, hãy hỏi ý kiến bác sĩ được tư vấn cụ thể.
8. Lưu ý khi dùng lá cây chữa trào ngược dạ dày
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá cây tuy lành tính và dễ tìm nhưng người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới cho kết quả.
- Dùng lá cây chữa bệnh trào ngược chỉ phù hợp với bệnh nhân ở thể nhẹ.
- Các loại lá cây cũng chỉ có thể điều trị được triệu chứng, không có khả năng chữa dứt điểm bệnh.
- Trong thời gian dùng lá cây chữa trào ngược, nếu triệu chứng không thuyên giảm bệnh nhân nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Trường hợp đã sử dụng lá cây chữa trào ngược dạ dày không hiệu quả hoặc gặp tác dụng phụ, bạn nên ngừng sử dụng và tìm gặp bác sĩ ngay.
Sử dụng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và mới khởi phát. Với trường hợp bệnh nặng, người bệnh tốt nhất nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị để kiểm soát bệnh sớm nhất, phòng ngừa biến chứng.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel giải đáp trực tiếp nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...