Khám dạ dày là khoa gì?  Quy trình thăm khám chuẩn y khoa

Khám dạ dày là khoa gì? Thông thường khám dạ dày thường được thực hiện tại khoa Nội tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng có chuyên khoa tiêu hóa riêng.Trong trường hợp bệnh viện hoặc phòng khám không có khoa nội tiêu hóa thì người bệnh sẽ chuyển sang khoa nội tổng hợp.

I – Vì sao nên khám dạ dày?

Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Vì vậy, bất cứ tổn thương nào khi xuất hiện ở dạ dày cũng sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên còn khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt.

Khám dạ dày giúp ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn.

Khám dạ dày là cách giúp xác định nguyên nhân, mức độ và tìm biện pháp điều trị để bệnh không tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, khám dạ dày định kỳ còn giúp chị em sớm phát hiện ra những bệnh lý liên quan ngay cả khi chưa có những triệu chứng cụ thể. Nhờ đó, người bệnh được chữa trị kịp thời, đảm bảo hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau hoặc có tiền sử bệnh sau đây nên đi thăm khám dạ dày ngay:

  • Cảm giác buồn nôn, chán ăn, chướng bụng, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu…
  • Đau bụng tại vùng thượng vị, đau bụng âm ỉ thường xuyên. Tình trạng đau diễn ra khi ăn đồ chua cay hoặc khi đói bụng.
  • Tiêu chảy, táo bón không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bị nấc nghẹn thường xuyên, khó nuốt khi ăn hoặc khi uống nước.
  • Sụt giảm cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử nhiễm HP hoặc có người thân trong gia đình từng bị ung thư đường tiêu hóa.

II – Khám dạ dày là khoa gì? Khám những gì?

Hiểu rõ khám dạ dày thì khám ở khoa nào sẽ giúp người bệnh nắm rõ được các thông tin quan trọng để có sự chuẩn bị tốt hơn cho buổi thăm khám như: Địa chỉ, quy trình, chi phí, bác sĩ…

Khám dạ dày là khoa gì?

Vậy khám dạ dày là khoa gì? Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, vì vậy nếu muốn khám dạ dày người bệnh cần tới khoa nội Tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng có chuyên khoa tiêu hóa riêng. Nếu như bệnh viện, phòng khám không có khoa tiêu hóa thì người bệnh sẽ khám dạ dày ở khoa nội tổng hợp, khoa ngoại tổng hợp.

Khoa nội tiêu hóa là chuyên khoa thuộc nội khoa chuyên thăm khám và điều trị một số bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như: Viêm đại tràng, viêm loét đại tràng, loét dạ dày tá tràng, Polyp dạ dày, ung thư dạ dày, xơ gan mật, khó tiêu, viêm xơ đường mật…

Việc thăm khám dạ dày được thực hiện tại khoa Tiêu hóa, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mọi bộ phận của dạ dày qua một số phương pháp như:

Chẩn đoán bệnh qua triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu lâm sàng như vị trí đau, ợ hơi, ợ chua… để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm, siêu âm khác.

Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý liên quan tới dạ dày – thực quản- hành tá tràng. Thông thường, khi thực hiện nội soi thông qua hình ảnh thu được bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng niêm mạc, phát hiện một số ổ loét hoặc can thiệp để cầm máu, sinh thiết những vị trí nghi ngờ bị ung thư. Tham khảo: Nội soi dạ dày có đau không

Xét nghiệm hơi thở: Người bệnh sẽ được uốn 1 viên thuốc UBIT, sau khoảng 15 phút thì thổi hơi vào một dụng cụ chuyên dụng nhằm kiểm tra xem bên trong dạ dày có khuẩn HP hay không.

Siêu âm: Phương pháp này ít được sử dụng trong việc thăm khám dạ dày. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định để khảo sát hạch ổ bụng, các khối u xâm lấn cơ dạ dày.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm tìm các kháng thể kháng vi khuẩn HP như lưu hành trong máu để xác định được tình trạng nhiễm HP của người bệnh.

Chụp CT: Sử dụng tia X để thu lại các hình ảnh bên trong dạ dày giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Chụp X – Quang: Thông qua hình ảnh chụp được sẽ giúp bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong dạ dày.

Chụp MRI: Đây cũng là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện khi nghi ngờ có khối u trong dạ dày.

III – Quy trình thăm khám dạ dày

Sau khi đã nắm được khám dạ dày là khoa gì? Bạn cũng nên tìm hiểu để biết được quy trình khám dạ dày như thế nào.

Quy trình khám dạ dày ở các bệnh viện thường trải qua một số bước sau:

Bước 1: Làm thủ tục thăm khám

Người bệnh khi đi khám dạ dày cần mang theo một số giấy tờ như sổ khám bệnh, CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện… đến khoa tiêu hóa/khoa nội tổng hợp của bệnh viện để thực hiện các thủ tục đăng ký khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 2: Thăm khám lâm sàng

Trong bước này, bác sĩ sẽ gặp người bệnh để trao đổi về một số triệu chứng gặp phải, vị trí đau, tiền sử bệnh lý hay thói quen sinh hoạt, loại thuốc đang dùng…để đưa ra được nhận định ban đầu.

Bước 3: Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Một số trường hợp cần nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh chính xác.

Ngoài ra, để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm như: Nội soi dạ dày, chụp X – Quang, chụp CT, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân…. đã được đề cập ở phần trên.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi thực hiện xong những xét nghiệm nêu trên người bệnh nhận được kết quả và quay trở lại phòng khám để bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị và lời khuyên dành cho người bệnh.

IV – Một số lưu ý khi đi khám dạ dày

Để việc thăm khám diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác người bệnh nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây trước và sau khi khám:

1. Lưu ý trước khi khám dạ dày

Trước khi khám dạ dày người bệnh nên chú ý tới một số yếu tố sau:

Người bệnh không uống nước có gas trước khi khám dạ dày.

  • Không nên ăn bất cứ thứ gì trong vòng 8 giờ đồng hồ trước khi tiến hành khám dạ dày. Điều này giúp hạn chế tình trạng nôn mửa, bảo vệ đường thở. Đồng thời, giúp việc quan sát vùng niêm mạc dạ dày rõ ràng để bác sĩ có được chẩn đoán chính xác hơn.
  • Nếu trong trường hợp bạn bị hẹp vị môn thời gian nhịn ăn cần lâu hơn từ 12 đến 24 giờ trước khi thăm khám dạ dày.
  • Trước khi thăm khám bạn nên tránh xa những đồ uống có màu như nước cam, coca, cà phê, nước ép trái cây hay nước có gas… Thay vào đó chỉ nên uống nước lọc.
  • Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về những bệnh lý mình đang gặp phải, đặc biệt là bệnh hen suyễn, tim mạch, thận… để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
  • Lựa chọn địa chỉ khám dạ dày uy tín để nhận được kết quả chính xác.

2. Lưu ý sau khi khám dạ dày

Trong trường hợp người bệnh khám dạ dày bác sĩ yêu cầu thực hiện phương pháp nội soi nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

  • Cần phải ở lại bệnh viện để nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn cho tới khi cơ thể tỉnh táo hẳn mới ra về.
  • Sau khi nội soi dạ dày người bệnh có thể cảm thấy đau họng, khó nuốt hay đau bụng… Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng bình thường chúng sẽ tự biến mất sau vài ngày nên không cần quá lo lắng.
  • Người bệnh sau khi khám dạ dày xong không nên ăn đồ ăn ngay. Nên nhịn thêm khoảng 1 tiếng cho tới khi có đánh giá của bác sĩ. Bạn có thể ăn các thức ăn nhẹ, dạng lỏng và mềm dễ tiêu…
  • Đặc biệt, không nên khạc nhổ, chỉ nên súc miệng bằng nước muối loãng.

V – Nên khám dạ dày ở đâu uy tín?

Ngoài việc quan tâm khám dạ dày là khoa gì? Người bệnh cũng nên lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp. Điều này giúp việc thăm khám được thực hiện đúng quy trình, có kết quả chẩn đoán chính xác để sớm điều trị khỏi bệnh.

Người bệnh nên chọn địa chỉ khám dạ dày uy tín.

Nếu bạn đang băn khoăn nên khám dạ dày ở đâu có thể tham khảo một vài địa chỉ dưới đây:

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội; Số 10 Trương Công Giai, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 0982 873 112

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3869 3731

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: 1A Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 0967 751 616

Bệnh viện Quân y 103

  • Địa chỉ: Số 261 đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Điện thoại: 0967 811 616 & 0983 889 103 & 0931 727 434 & 0983 889 103
  • Email: [email protected]
  • Website: http://www.benhvien103.vn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

  • Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3974 3556 & 0899 648 761

Bệnh viện Hữu Nghị

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3972 2231 & 024 3633 0705

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: 1A Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 0967 751 616
  • Hotline: 1900 986 869

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

  • Địa chỉ:

42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Hotline: 19005 65656

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0915 850 770

Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ: 527 Đường Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM.
  • Liên hệ: 083 865 0969.

Bệnh Viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0283 855 4137 & 0283 855 4138

Bệnh viện Hùng Vương

  • Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
  • Điện thoại: 0283 855 8532

Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

  • Địa chỉ: 29 Phú Châu, P. Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • Hotline: 0966 331 010

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  • Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, Phường 7, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
  • Điện thoại: 0283 841 2692

Bệnh viện đa khoa Tân Hưng 

  • Địa chỉ: Số 871 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7
  • Hotline: 0901 34 69 34

Bệnh viện quốc tế Vinmec Central Park 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh 
  • Hotline: 0283 6221 166

Bệnh viện đa khoa Hồng Đức 

  • Địa chỉ: 5 Quang Trung, P11, Q. Gò Vấp 
  • Hotline: (028) 8886 9999

Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được khám dạ dày là khoa gì? Nếu như bạn cần chúng tôi hỗ trợ thêm về vấn đề này hãy liên hệ với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *