HP IgG và IgM là gì? Cách đọc kết quả chỉ số HP IgG và IgM chính xác

HP IgG và  IgM là gì? HP IgG và IgM là hai loại kháng thể được cơ thể con người sản xuất ra để phản ứng với HP – loại vi khuẩn có khả năng sống trong môi trường axit của dạ dày và có thể gây ra các bệnh dạ dày. Cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và cách đọc hai chỉ số HP IgG và IgM trong xét nghiệm HP qua bài viết sau nhé!

I. HP IgG và IgM là gì?

Helicobacter pylori (H.pylori/HP), trước đây có tên Campylobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm, hình xoắn ốc, sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. 

Vi khuẩn HP được Robin Warren và Barry Marshall phát hiện thấy năm 1982. Loại vi khuẩn này được phân thành nhiều biến chủng khác nhau, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh cao hơn là chủng gen vacA và cagA.

Vi khuẩn HP được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Do vậy, việc thực hiện xét nghiệm để phát hiện sớm và tiêu diệt loại vi khuẩn này là việc vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, khi nhận kết quả xét nghiệm, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các chỉ số phức tạp như HP IgG và IgM là gì cũng như ý nghĩa của kết quả xét nghiệm.

HP IgG và  IgM là hai loại kháng thể được cơ thể con người sản xuất ra để phản ứng với vi khuẩn HP. Kháng thể những protein có khả năng nhận biết và liên kết với các kháng nguyên như vi khuẩn, vi rút hay mầm bệnh để ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của chúng trong cơ thể.

Tuy nhiên, HP IgG và  IgM có vai trò khác nhau trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể;

1. HP IgM là gì? 

HP IgM là loại kháng thể đầu tiên xuất hiện khi cơ thể mới tiếp xúc với vi khuẩn HP. Một số đặc điểm của HP IgM:

  • Cấu trúc của HP IgM là pentameric, tức là gồm 5 phân tử kháng thể liên kết với nhau. 
  • Mỗi phân tử kháng thể có hai vị trí liên kết kháng nguyên nên HP IgM có tất cả 10 vị trí liên kết kháng nguyên.
  • HP IgM có khả năng liên kết với nhiều kháng nguyên cùng một lúc, giúp tăng hiệu quả của quá trình đáp ứng miễn dịch.
HP IgM là loại kháng thể đầu tiên xuất hiện khi cơ thể mới tiếp xúc với vi khuẩn HP.

HP IgM là loại kháng thể đầu tiên xuất hiện khi cơ thể mới tiếp xúc với vi khuẩn HP.

2. HP IgG là gì?

HP IgG là loại kháng thể xuất hiện ở giai đoạn sau của nhiễm trùng, khi cơ thể đã có miễn dịch với vi khuẩn HP. Đặc điểm của HP IgG là:

  • Cấu trúc của HP IgG là monomeric, tức là chỉ gồm một phân tử kháng thể duy nhất. 
  • Một phân tử kháng thể có thể có hai vị trí liên kết kháng nguyên nên HP IgG có tất cả hai vị trí liên kết kháng nguyên.
  • HP IgG có khả năng liên kết chặt chẽ với kháng nguyên, giúp ngăn chặn sự tái nhiễm của vi khuẩn HP. 
HP IgG là loại kháng thể xuất hiện ở giai đoạn sau của nhiễm trùng, khi cơ thể đã có miễn dịch với vi khuẩn HP

HP IgG là loại kháng thể xuất hiện ở giai đoạn sau của nhiễm trùng, khi cơ thể đã có miễn dịch với vi khuẩn HP

II. Cách đọc kết quả chỉ số HP IgG và IgM chính xác

Kết quả chỉ số HP IgG và HP IgM chính xác trong xét nghiệm tìm HP có thể được phân thành 4 trường hợp với ý nghĩa như sau:

1. HP IgM dương tính, HP IgG dương tính

Khi xét nghiệm cho kết quả HP IgM dương tính, HP IgG dương tính thì tức là bạn đang bị nhiễm vi khuẩn HP. Bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như: 

  • Đau, nóng rát bụng và dạ dày, nhất là khi đói bụng. 
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Chán ăn, ăn nhanh no. 
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua. 
  • Phình bụng, khó tiêu, đầy hơi 
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân. 
  • Đi ngoài phân đen khi có chảy máu dạ dày.

Kết quả HP IgM và HP IgG dương tính cũng cho thấy, cơ thể đang phản ứng mạnh mẽ với vi khuẩn HP, cần phải điều trị ngay để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Khi xét nghiệm cho kết quả HP IgM dương tính, HP IgG dương tính thì tức là bạn đang bị nhiễm vi khuẩn HP.

Khi xét nghiệm cho kết quả HP IgM dương tính, HP IgG dương tính thì tức là bạn đang bị nhiễm vi khuẩn HP.

2. HP IgM dương tính, HP IgG âm tính

Kết quả xét nghiệm là HP IgM dương tính, HP IgG âm tính có nghĩa là bạn mới bị nhiễm vi khuẩn HP. Lúc này có thể chưa có nhiễm dịch với vi khuẩn, nhưng bạn cần điều trị ngay để ngăn chặn và tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn HP.

3. HP IgM âm tính, HP IgG dương tính

Trường hợp xét nghiệm cho kết quả HP IgM âm tính, HP IgG dương tính tính thì tức là bạn đã từng bị nhiễm vi khuẩn HP trước đó. Vì vậy nên cơ thể đã có miễn dịch vi khuẩn.

Với kết quả này, bạn không cần phải điều trị HP nhưng cần theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.

4. HP IgM âm tính, HP IgG âm tính

Nếu bạn nhân được kết quả xét nghiệm là HP IgM âm tính, HP IgG âm tính thì tức là bạn không bị nhiễm vi khuẩn HP. 

Lúc này, cơ thể sẽ không có miễn dịch với vi khuẩn, bạn cũng không cần phải lo lắng về việc mắc các bệnh lý về dạ dày do HP gây ra.

Nếu bạn nhân được kết quả xét nghiệm là HP IgM và HP IgG âm tính thì tức là bạn không bị nhiễm vi khuẩn HP. 

Nếu bạn nhân được kết quả xét nghiệm là HP IgM và HP IgG âm tính thì tức là bạn không bị nhiễm vi khuẩn HP.

III. Chỉ số HP IgM và HP IgG chẩn đoán HP có chính xác không?

Bất kỳ xét nghiệm nào cũng có tỷ lệ sai sót nhất định, vì vậy không có xét nghiệm nào có tỷ lệ chính xác 100%. Với xét nghiệm HP qua chỉ số HP IgM và HP IgG, tỷ lệ cho kết quả dương tính giả khá cao. Nguyên nhân có thể là do:

– Nồng độ kháng nguyên còn tồn tại sau quá trình điều trị, phải mất thời gian để nồng độ này giảm dần. 

– Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có thể tồn tại ở nhiều bộ phận trong cơ thể, dễ gây ra phản ứng dương tính nhưng lại không có nguy cơ gây bệnh đường ruột. 

Do đó, xét nghiệm huyết thanh trong xét nghiệm HP chỉ mang tính định hướng, cung cấp cơ sở để bác sĩ chỉ định thực hiện các biện pháp sàng lọc phù hợp với người bệnh.

Với xét nghiệm HP qua chỉ số HP IgM và HP IgG, tỷ lệ cho kết quả dương tính giả khá cao.

Với xét nghiệm HP qua chỉ số HP IgM và HP IgG, tỷ lệ cho kết quả dương tính giả khá cao.

Lúc này, bệnh nhân nên kiểm tra lại với một hoặc vài xét nghiệm có độ tin cậy cao hơn như test HP qua hơi thở, xét nghiệm phân, nội soi thiết dạ dà  để có kết quả chẩn đoán chính xác và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Đặc biệt, người bệnh nên đi thăm khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng nhiễm HP nghiêm trọng dưới đây: 

  • Phân có máu, phân màu đỏ sẫm hoặc màu đen như bã cà phê.
  • Nôn ra máu, nôn nhiều và liên tục.
  • Khó thở.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu do thiếu máu/cơn đau quá nặng.
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. 

IV. Cần làm gì khi chỉ số HP IgG và IgM dương tính?

Người bệnh cần thực hiện điều trị vi khuẩn trong 2 trường hợp chỉ số HP IgG và IgM như sau:

  • Chỉ số HP IgM dương tính, HP IgG dương tính.
  • Chỉ số HP IgM dương tính, HP IgG âm tính

Hai trường hợp còn lại cần theo dõi để phòng ngừa biến chứng gồm:

  • HP IgM âm tính, HP IgG dương tính.
  • HP IgM âm tính, HP IgG âm tính.

Khi có kết quả HP IgG và IgM dương tính, người bệnh nên tham khảo thực hiện theo hướng dẫn sau: 

1. Không quá lo lắng

Khi có kết quả xét nghiệm HP IgG và HP IgM dương tính, người bệnh đừng quá lo lắng vì không phải cứ nhiễm khuẩn HP là sức khỏe có vấn đề. 

Một số thống kê cho thấy, chỉ có 20% số người nhiễm khuẩn HP bị mắc các bệnh lý về dạ dày. Nhiễm khuẩn HP gây bệnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: cơ địa, tuổi tác, cơ địa, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống…

Tuy nhiên, các trường hợp dưới đây bắt buộc phải điều trị vi khuẩn HP gồm:

  • Người có tiền sử bệnh dạ dày như: viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày… 
  • Người có thân nhân trực hệ đã mắc ung thư dạ dày.
  • Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
  • Người phải sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên.
  • Những người sinh sống tại các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao.
  • Người bị thiếu máu đã được loại trừ các nguyên nhân khác.

Nếu bạn rơi vào 1 trong các trường hợp bắt buộc điều trị ở trên, người bệnh phải thực hiện theo phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP bằng các loại thuốc. Tuy nhiên, các phác đồ kháng sinh hiện nay có hiệu quả ngày càng thấp do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng cao.

2. Tiến hành điều trị với bác sĩ chuyên khoa 

Việc điều trị vi khuẩn Hp khi có kết quả dương tính là điều cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn H lây lan và phát triển gây các biến chứng nguy hiểm như viêm dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.

Người có kết quả HP IgG và HP IgM dương tính cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp. 

Người có kết quả HP IgG và HP IgM dương tính cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh. Phương pháp điều trị HP chủ yếu là nội khoa (bằng thuốc). Để điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc, bác sĩ thường kết hợp giữa kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc chẹn histamine (H-2) và thuốc bảo vệ dạ dày.  Cụ thể:

– Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể sẽ kê toa hai loại thuốc kháng sinh để giữ cho vi khuẩn không hình thành sức đề kháng với một loại thuốc cụ thể. Amoxicillin, clarithromycin (Biaxin), metronidazole (Flagyl), tetracycline (Sumycin), tinidazole (Tindamax), Levofloxacin có thể là những lựa chọn tốt để điều trị HP. 

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này giúp làm giảm axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn các “máy bơm” hoặc các tuyến nhỏ tạo ra axit.  Thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường dùng gồm esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec), pantoprazole (Protonix) và rabeprazole (Aciphex).

–  Thuốc chẹn histamine (H2): Những chất này ngăn chặn histamine hóa học, giúp giảm tăng tiết axit trong dạ dày. Thuốc chẹn H2 chỉ được sử dụng khi bạn không thể dùng PPI.  Các loại thuốc H2 thường dùng trong điều trị vi khuẩn HP là cimetidine (Tagamet) và nizatidine (Axid AR ).

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bismuth subsalicylate thường được khuyên dùng cùng với thuốc kháng sinh để bảo vệ dạ dày và vết loét trong dạ dày khỏi sự tấn công của acid dạ dày.

3. Phác đồ điều trị HP thường dùng

– Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp với liệu pháp 3 thuốc: Gồm thuốc kháng sinh, thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) và Amoxicillin. 

  • Sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ và dùng cho những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp trong giai đoạn đầu với mức độ nhiễm khuẩn nhẹ.
  • Phác đồ sử dụng 3 loại kháng sinh khác nhau. Thời gian áp dụng là từ 10 – 14 ngày. Cụ thể có 2 trường hợp như sau:
  • Trường hợp 1: Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + PPI (chất ức chế bơm proton) (2 lần/ngày) + Amoxicillin (2g/ ngày). Áp dụng đối với miền Bắc và Trung.
  • Trường hợp 2: Amoxicillin (2g/ ngày) + PPI (chất ức chế bơm proton) (2 lần/ngày) + Metronidazole/ Tinidazole (500mg/ 2 viên/ ngày). Áp dụng khu vực miền Nam.
  • Phác đồ này có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP trên 80% ngay lần đầu tiên
  • Tuy nhiên, phác đồ này ít sử dụng cho người Việt Nam do tỷ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc Metronidazol khá cao.
Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm HP, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ thuốc điều trị HP phù hợp cho từng bệnh nhân. 

Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm HP, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ thuốc điều trị HP phù hợp cho từng bệnh nhân.

Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp với liệu pháp 4 thuốc: Được sử dụng khi phác đồ 3 thuốc không phù hợp hoặc không mang lại kết quả cho người bệnh. 

  • Liệu pháp 4 thuốc gồm  (PPI/thuốc ức chế bơm proton, tetracycline, bismuth và  metronidazole).
  • Hiệu quả  tiêu diệt vi khuẩn Hp tương đương với liệu pháp 3 thuốc, trên 80%.
  • Hạn chế: Có thể gây tình trạng khó dung nạp do kết hợp quá nhiều loại thuốc và làm tăng nguy cơ HP kháng kép. 
  • Thời gian áp dụng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP với liệu pháp 4 thuốc là từ 10 – 14 ngày và được chia làm 2 loại như sau:
    • Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp với 4 thuốc có Bismuth: Bismuth: Liều lượng 120mg/4 viên/ngày; Tinidazole hoặc Metronidazole: Uống 250mg/4 viên/ngày; Tetracycline: Sử dụng 500mg/4 viên/ngày; nhóm PPI: Sử dụng 2 lần/ngày. Hoặc người bệnh có thể được thay thế bằng thuốc Ranitidin 150mg/2 lần/ngày.
    • Phác đồ điều trị với liệu pháp 4 thuốc không có Bismuth: Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Uống 2 lần mỗi ngày; kháng sinh Amoxicillin: Liều lượng 1g/2 viên/ngày; Metronidazole: Liều lượng là 500mg/2 viên/ngày; Clarithromycin: Liều dùng tương tự như Metronidazole.

Kết quả điều trị: 

  • Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp với liệu pháp 4 thuốc có sử dụng Bismuth sau 14 ngày cho hiệu quả điều trị lên tới 95%. 
  • Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các bác sĩ, bệnh nhân không nên sử dụng phác đồ có chứa những loại kháng sinh đã từng được dùng ở phác đồ đầu tiên, đặc biệt là với Clarithromycin. Nguyên nhân là do chúng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc rất cao.

– Phác đồ điều trị HP nối tiếp: Đây là phác đồ được sử dụng như giải pháp kế tiếp hoặc cũng có thể sử dụng ngay ở hai liệu trình đầu. 

  • Thời gian sử dụng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp nối tiếp là 10 ngày, cụ thể:
    • 5 ngày đầu tiên: Dùng kháng sinh Amoxicillin (2g/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày).
    • 5 ngày tiếp theo: Sử dụng Tinidazole 500mg/2 viên/ngày + PPI 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày.
  • Khi sử dụng phác đồ này, bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện kháng sinh đồ nhằm phát hiện vi khuẩn có thể tương tác với loại kháng sinh nào. Điều này giúp bác sĩ có thể đưa ra phác đồ phù hợp nhất.
  • Kết quả: Hiệu quả lên đến 88,9% và đạt tỷ lệ 28,6% so với phác đồ 3 thuốc.  Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp nối tiếp được các chuyên gia tiêu hóa Mỹ đánh giá cao, ưu việt hơn so với phác đồ điều trị HP 3 thuốc.

– Phác điều trị với liệu pháp 3 thuốc có chứa Levofloxacin: Vẫn là liệu pháp trị liệu 3 thuốc nhưng điểm khác biệt là có kèm theo kháng sinh Levofloxacin. 

  • Phác đồ này được sử dụng khi liệu pháp 4 thuốc và phác đồ nối tiếp không có tác dụng loại bỏ HP hoặc gặp thất bại trong điều trị.
  • Thời gian sử dụng phác đồ này là 10 ngày. 
  • Người bệnh sẽ dùng các loại thuốc, bao gồm: PPI 2 lần/ngày + Levofloxacin 500mg x 2 viên/ngày + Amoxicillin 2g/ngày.
  • Kết quả: Khả năng tiêu diệt vi khuẩn cao hơn liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên, khi vi khuẩn Hp kháng Levofloxacin sẽ khiến phác đồ này phát huy tác dụng kém. Vì vậy, các bác sĩ chỉ áp dụng phác đồ thuốc trị vi khuẩn Hp 3 thuốc có chứa Levofloxacin đối với một vài trường hợp có chọn lọc.

– Phác đồ cứu nguy có furazolidone và rifabutin: Được sử dụng khi các phác đồ điều trị HP ở trên không thể mang lại kết quả điều trị tốt. 

  • Ưu điểm: Không có dấu hiệu gây kháng thuốc và giá thành rẻ. 
  • Hạn chế: Thuốc rifabutin có thể chọn lọc một số chủng Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc. Hậu quả là gây cản trở cho quá trình tiêu diệt vi khuẩn HP.

V. Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP nếu tuân thủ và thực hiện một số nguyên tắc dưới đây trong vệ sinh và ăn uống hàng ngày: 

1. Giữ vệ sinh cá nhân

Thực hiện vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bác sĩ khuyến cáo cần rửa tay kỹ 20 giây bằng xà phòng và nước để loại bỏ các vi khuẩn bám trên tay. 

Không ăn chung, uống chung, dùng chung đồ cá nhân (quần áo, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cốc, chén, bát, khăn mặt… ) với người khác. Tránh tiếp xúc gần với người đang bị nhiễm HP hoặc mắc các bệnh lý dạ dày.

2. Ăn uống hợp lý, khoa học

Lựa chọn thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chế biến thực phẩm sạch và nấu chín kỹ, không ăn thức ăn sống, tái hoặc nấu chưa chín kỹ. 

Uống nước sạch, tốt nhất là nước đã đun sôi và để nguội. Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, vitamin và chất khoáng giúp tăng đề cường hệ miễn dịch đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Tránh ăn các loại thịt sống, rau sống, thực phẩm chứa nhiều mỡ, muối, ngọt như bánh kẹo, đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…

Bác sĩ khuyến cáo cần rửa tay kỹ 20 giây bằng xà phòng và nước để loại bỏ các vi khuẩn bám trên tay. 

Bác sĩ khuyến cáo cần rửa tay kỹ 20 giây bằng xà phòng và nước để loại bỏ các vi khuẩn bám trên tay.

3. Uống nước sạch và sử dụng nước sạch 

Uống nước sạch và sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến thức ăn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sống ở những khu vực trên thế giới được biết là có nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm.

4. Khám sức khỏe định kỳ 

Nên đi thăm khám bác sĩ ngay khi thường xuyên có dấu hiệu khó chịu ở dạ dày như đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi… Bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định sàng lọc HP sớm nếu cần thiết. 

Tất cả các bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa mãn tính có thể liên quan đến nhiễm HP nên được xét nghiệm và điều trị để tránh phơi nhiễm cho các thành viên trong gia đình.

Tóm lại, HP IgG và IgM là gì? HP IgG và  IgM là hai loại kháng thể được cơ thể con người sản xuất ra để phản ứng với vi khuẩn HP. Xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể phát hiện cơ thể có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Tuy nhiên, do kết quả  có tỷ lệ dương tính giả khá cao nên người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu khác như test HP qua hơi thở, xét nghiệm phân hoặc nội soi dạ dày.

Tài liệu tham khảo:

https://benhvienthucuc.vn/y-nghia-cua-ket-qua-xet-nghiem-h-pylori-igg-duong-tinh/#23-Xet-nghiem-H-pylori-co-do-chinh-xac-cao-khong

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2725530/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/phac-do-dieu-tri/phac-do-dieu-tri-vi-khuan-hp-5-loai-phac-do-thuong-dung

https://tankieu.vn/bai-viet/97/hp-igg-va-igm-la-gi-y-nghia-ket-qua-xet-nghiem#:~:text=HP%20IgG%20v%C3%A0%20IgM%20l%C3%A0%20hai%20lo%E1%BA%A1i%20kh%C3%A1ng%20th%E1%BB%83%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c,c%E1%BB%A7a%20ch%C3%BAng%20trong%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83.

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-h-pylori-ig-g-cho-ket-qua-duong-tinh-co-y-nghia-gi.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4481371/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21463-h-pylori-infection#prevention

https://publichealth.arizona.edu/outreach/health-literacy-awareness/hpylori/prevention

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *