Không phải ai cũng biết và nắm rõ về vị trí, cấu tạo và chức năng của bộ phận hồi tràng trong cơ thể người. Vì vậy, Yumangel đã cập nhật và tổng hợp tất cả các thông tin có được về hồi tràng để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ở bộ phận này.
Mục lục
I. Hồi tràng là gì? Nằm ở đâu?
Hồi tràng (ileum) là một bộ phận cấu thành của ruột non, là đoạn sau của tá tràng và hỗng tràng. Hồi tràng là đoạn cuối cùng và dài nhất của ruột non. Nó kết nối với manh tràng – phần đầu tiên của ruột già.
Hồi tràng chiếm khoảng 1/2 chiều dài dưới của ruột non nhưng có đường kính nhỏ hơn. Hồi tràng được nối với đại tràng thông qua van hồi tràng.
Ở người trường thành, hồi tràng có chiều dài khoảng 2–4 m, độ pH thường giữa 7 và 8, tức hơi kiềm hoặc trung hòa.
Hồi tràng giúp tiêu hóa thêm thức ăn đến từ dạ dày và các phần khác của ruột non. Nó hấp thụ các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, carbohydrate, chất béo, protein) và nước từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng.
II. Đặc điểm và cấu tạo của hồi tràng
Dưới đây là một số thông tin về đặc điểm và cấu tại của hồi tràng giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phận này:
1. Cấu tạo
Cấu tạo của hồi tràng gồm có 2 mặt là mặt ngoài và mặt trong. Trong đó, mặt bên trong chủ yếu là các lớp cơ, mặt bên ngoài được bảo vệ bằng phúc mạc, là một loại màng lát khoang bụng.
2. Đặc điểm
Dưới đây là mô tả về cấu tạo và đặc điểm chính của hồi tràng:
– Vị trí: Hồi tràng nằm sau cơ thể và chiều dài của nó có thể dao động từ 2-4 mét (tùy theo cá nhân).
– Mô bên ngoài: Bên ngoài, hồi tràng có bề mặt mờ nhạt, mềm mại và có màu xám hơi xanh lá cây.
– Tường ruột: Tường hồi tràng bao gồm nhiều lớp, bên ngoài vào trong lần lượt là lớp mô liên kết, lớp cơ và lớp niêm mạc.
– Lông mao hồi tràng (Villi): Bề mặt niêm mạc của hồi tràng có hàng nghìn mao mạch nhỏ gọi là lông mao hồi tràng (villi). Chúng tăng diện tích bề mặt của niêm mạc, giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước vào máu.
– Rãnh ruột (Crypts): Ngoài lông mao hồi tràng, có các rãnh hẹp gọi là rãnh ruột (crypts) nằm giữa các vùng lông mao. Rãnh ruột chứa tuyến niêm mạc, sản xuất và bài tiết các chất tiêu hóa cần thiết.
– Ngoài lớp cơ còn có lớp niêm mạc và lớp lót trong được cấu tạo từ các tế bào. Lớp niêm mạc và lớp lót nằm giáp sát bên trong lòng của hồi tràng.
III. Chức năng của hồi tràng
Hồi tràng là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa và có các chức năng quan trọng như sau:
1. Tiếp tục tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng
Chức năng đầu tiên của hồi tràng phải kể đến là tiếp tục tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Sau khi thức ăn đi qua dạ dày và ruột non, hồi tràng tiếp tục tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, chất béo và vitamin còn sót lại từ ruột non. Hồi tràng chứa nhiều lông mao hồi tràng (villi) và rãnh ruột (crypts) trên bề mặt niêm mạc, giúp tăng diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng.
2. Hấp thụ nước và chất dư thừa
Hồi tràng tham gia vào quá trình hấp thụ nước và các chất dư thừa từ phân. Quá trình này giúp hình thành phân và loại bỏ các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.
3. Hệ thống miễn dịch
Hồi tràng có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó chứa nhiều lớp mô lymphoide và tuyến lạnh, đóng vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa.
4. Sản xuất một số enzyme và nước tiêu hóa
Hồi tràng sản xuất một số enzyme tiêu hóa như lipase, amylase, protease, cũng như nước tiêu hóa để giúp tiêu hóa thức ăn.
5. Tạo phân
Hồi tràng góp phần trong việc hình thành phân, là kết quả của quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Phân sau đó được đưa vào ruột già để loại bỏ ra khỏi cơ thể.
IV. Những vấn đề và bệnh lý thường gặp ở hồi tràng
Một số vấn đề bệnh lý thường gặp ở hồi tràng có thể kể tới như: u hồi tràng, viêm hồi tràng tràng và lao hồi tràng.
1. U hồi tràng
U hồi tràng có thể là u hồi tràng lành tính: u lành, hoặc là viêm dạng u, như u lao ở hồi tràng nhưng cũng có thể là u hồi tràng ác tính như: ung thư hồi tràng.
– Triệu chứng: Khi có khối u ở hồi tràng, người bệnh thường có các biểu hiện sau: Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài; xuất huyết, đi ngoài ra máu tươi kèm theo chất nhầy; đau đầu; buồn nôn, nôn mửa.
– Điều trị: Để loại bỏ các khối u ở hồi tràng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở để cắt bỏ khối u. Đối với các trường hợp nặng khối u hồi tràng phát triển không bình thường, bác sĩ có thể phải chỉ định cắt bỏ đoạn hồi tràng bị ảnh hưởng từ khối u đó.
2. Viêm hồi tràng
Viêm hồi tràng là bệnh gì? Viêm hồi tràng bệnh học là tình trạng niêm mạc của hồi tràng bị viêm do nhiễm trùng, thiếu máu cục bộ hoặc nhiễm hóa chất.
– Triệu chứng: Các triệu chứng viêm hồi tràng gồm: thường xuyên đau quặn bụng; tiêu chảy, sốt, sụt cân đột ngột và không rõ lý do; phân có lẫn máu; táo bón…
– Điều trị: Để điều trị bệnh viêm hồi tràng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, ức chế miễn dịch và chống tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất khác như: sắt, canxi, vitamin B-12…
3. Loét hồi tràng
Loét hồi tràng là tình trạng niêm mạc hồi tràng bị viêm nhiễm và có vết loét gây đau cùng nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu phát triển sang giai đoạn nặng, viêm loét hồi tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.
– Nguyên nhân: Có 3 nguyên nhân chính gây viêm loét hồi tràng là: nhiễm trùng (nhiễm trùng đường ruột thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra như Shigella, Salmonella, Campylobacter, E Coli); thiếu máu cục bộ tại hồi tràng (các động mạch cung cấp máu tới hồi tràng bị xơ vữa có thể gây ra thiếu máu, dẫn đến viêm loét); nhiễm hóa chất.
– Triệu chứng: Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm loét hồi tràng gồm: đau bụng, tiêu chảy, sốt không rõ nguyên nhân, giảm cân bất thường, đi ngoài phân có lẫn máu, táo bón, kiệt sức, có thể nôn, ợ hơi…
– Mức độ nguy hiểm/biến chứng: Trường hợp được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh thường không quá nguy hiểm. Nếu phát hiện ở giai đoạn nặng, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét hồi tràng mãn tính có thể bao gồm giãn hồi tràng cấp tính, thủng hồi tràng và nguy cơ mắc ung thư hồi tràng.
– Điều trị: Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp:
- Điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân viêm loét hồi trang đa phần được chỉ định bằng các loại thuốc sau: kháng viêm, ức chế miễn dịch, giảm đau, chống tiêu chảy. Ngoài ra bác sĩ có thể kê thuốc bổ sung canxi, sắt, vitamin B12.
- Điều trị phẫu thuật: Được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp viêm loét hồi tràng nghiêm trọng có biến chứng như thủng ruột hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
4. Lao hồi tràng
Bệnh lao hồi tràng là gì? Lao hồi tràng là một dạng lao ở đường tiêu hóa, các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm với bệnh khác. Có hai nguyên nhân gây bệnh lao hồi tràng là nguyên nhân là nguyên phát và thứ phát.
Trong đó, lao hồi tràng nguyên phát ít gặp, thường xảy ra do vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống, tiêu hoá và trụ ngụ ở ngay ruột. Lao hồi tràng thứ chủ yếu xảy ra sau khi bệnh nhân bị lao thực quản, lao phổi, lao họng hầu lao màng bụng.
– Triệu chứng: Các triệu chứng lao hồi tràng gồm: Triệu chứng toàn thân (gầy gò, sụt cân, mệt mỏi, xanh xao, sốt chủ yếu về chiều, ra mồ hôi trộm, bụng hơi to); các dấu hiệu đặc trưng của lao hồi tràng ở đường tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng, rối loạn đại tiện, tiêu chảy, nôn mửa).
– Điều trị: Về cách điều trị lao hồi tràng, sau khi chẩn đoán lao hồi tràng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp: điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Trong đó:
- Điều trị nội khoa sẽ dùng thuốc điều trị kháng lao kết hợp với chế độ ăn hợp lý (không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột; ăn đủ chất, đặc biệt là đạm, vitamin.
- Điều trị phẫu thuật được chỉ định nhằm ngăn ngừa xảy ra biến chứng thủng, tắc nghẽn và xuất huyết đường ruột.
5. Bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính từng vùng)
Bệnh Crohn còn được gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng (IBD) là một bệnh tự miễn gây ra bởi tình trạng viêm ở đường tiêu hóa. Hồi tràng là nơi dễ bị ảnh hưởng do bệnh này.
Y học hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn. Tuy nhiên, viêm hồi tràng kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn. Ngoài ra, bệnh Crohn còn có thể do di truyền, môi trường sống và chế độ ăn uống.
– Triệu chứng: Triệu chứng của Crohn khá giống với viêm hồi tràng, bệnh nhân thường có các biểu hiện sau: Đau bụng, thường ở hoặc dưới rốn (thường nặng hơn sau bữa ăn); tiêu chảy có thể chứa máu; vết loét quanh hậu môn; thoát mủ hoặc chất nhầy từ hậu môn hoặc vùng hậu môn; đau khi đi tiêu; vết loét hậu môn; ăn uống không ngon miệng; đau khớp hoặc đau lưng; một hoặc cả hai mắt bị đau hoặc có thể thay đổi thị lực; giảm cân bất thường; sốt không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài…
– Mức độ nguy hiểm/Biến chứng: Đây còn là bệnh lý nguy hiểm vì nếu không được chữa trị phù hợp, có thể gây ra nhiều biến chứng như: tắc ruột; loét ruột non và đại tràng, nứt hậu môn, lỗ rò, suy dinh dưỡng; huyết khối tĩnh mạch sâu/tĩnh mạch có cục máu đông; ung thư ruột kết…
– Điều trị: Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Crohn. Việc điều trị nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Điều trị nội khoa bằng thuốc: Các loại thuốc sử dụng giúp kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể là thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy; ngoài ra còn có sắt và vitamin B12 để phòng thiếu máu, canxi và vitamin D để giảm thiếu chất gây ảnh hưởng đến xương khớp.
- Điều trị phẫu thuật: Nếu việc sử dụng thuốc không có tác dụng, bệnh Crohn chuyển biến nặng hoặc xuất hiện biến chứng (hẹp đường ruột, áp xe, các bệnh vùng quanh trực tràng), bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật để loại bỏ một phần viêm ruột bị viêm ra khỏi cơ thể sau đó nối các phần ruột khỏe mạnh lại với nhau.
6. Ung thư hồi tràng
Viêm loét hồi tràng kéo dài nhiều năm trở thành mãn tính có thể gây biến chứng ung thư hồi tràng đe dọa tính mạng của người bệnh. Trường hợp các khối u xuất hiện nhưng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến ung thư.
Ung thư hồi tràng là 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất hiện nay, đặc biệt xuất hiện nhiều sau tuổi 40. Do đó, việc tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh đồng thời giảm thiểu các chi phí điều trị.
Các triệu chứng phổ biến của ung thư hồi tràng là: đau bụng; có khối u nổi ở bụng; sụt cân; có máu trong phân; tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài; buồn nôn, muốn nôn; khó ăn; vàng da và mắt; mệt mỏi, suy nhược…
V. Cần làm gì khi mắc các bệnh lý ở hồi tràng?
Tốt nhất khi có dấu hiệu mắc các bệnh lý ở hồi tràng kể trên, bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Tùy từng trường hợp của bệnh nhân, nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Các bệnh lý về hồi tràng sẽ không thể tự khỏi mà cần điều trị y tế bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
VI. Biện pháp giúp hồi tràng khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật
Có thể thấy, có khá nhiều nguy cơ bệnh lý ở hồi tràng có thể xảy ra nếu bộ phận này không được chăm sóc đúng cách. Để chủ động phòng tránh các bệnh lý xảy ra ở hồi tràng, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên tuân thủ một số điều sau:
1. Không lạm dụng kháng sinh, giảm đau
Không lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm. Dù sử dụng thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đúng thời gian và liều lượng.
2. Ăn uống cân bằng, khoa học
Để giúp hồi tràng có thể hoạt động khỏe mạnh thì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học góp một phần rất lớn, cụ thể như sau:
Nên ăn:
– Tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể thông qua các thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
– Bổ sung các vi sinh có lợi cho đường ruột bằng cách ăn sữa chua hoặc những thực phẩm lên tự nhiên.
– Ăn nhiều các thực phẩm nhuận tràng để phòng tránh bị táo bón. Tuy nhiên, nên ăn với lượng vừa phải, không nên tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này, cũng không nên tiêu thụ một lượng lớn vào 1 thời điểm.
– Uống đủ nước (2 – 2,5 lít nước/ngày). Nên chia đều thành 6 – 8 cốc nước và chia ra uống vào mỗi khung giờ, không nên uống quá nhiều vào cùng một lúc.
– Ngoài nước lọc, nên uống thêm các loại nước ép rau củ và hoa quả.
– Nên ăn các thực phẩm được chế biến đơn giản như hấp, luộc, xào, chưng…
Tránh/hạn chế ăn:
– Tránh ăn các thức ăn có nguy cơ gây kích ứng cao như: đồ ăn cay nóng, thức ăn tái, sống chưa nấu chín, các chất kích thích: thuốc lá, bia, rượu, cà phê.
– Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều chất béo, các chế phẩm từ sữa.
3. Thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ
– Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, hãy chia nhỏ bữa ăn để tránh tạo áp lực cho dạ dày.
– Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi đêm); ngủ sớm trước 23 giờ; tránh thức khuya, ngủ muộn, thiếu ngủ.
– Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng sức đề kháng.
– Cố gắng giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái; tránh lo âu, căng thẳng và stress kéo dài.
Chúng tôi đã vừa cùng các bạn tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và các vấn đề thường gặp ở hồi tràng. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hồi tràng đồng thời biết cách chủ động phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở bộ phận này như: u hồi tràng, viêm loét hồi tràng, lao hồi tràng hay ung thư hồi tràng. Nếu phát hiện cơ thể có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào liên quan tới các bệnh lý ở hồi tràng, hãy điều trị sớm để phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý liên quan đến dạ dày, hãy nhấc máy và gọi tới hotline (miễn cước) 1800.1125 để được dược sĩ trực tiếp tư vấn.
Tài liệu tham khảo:
https://britannica.com/science/ileum
https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-terms/def/ileum
https://www.kenhub.com/en/library/anatomy/the-ileum
https://academic.oup.com/ecco-jcc/article-abstract/2/4/352/489613?redirectedFrom=fulltext
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10292140/
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93i_tr%C3%A0ng
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/che-do-uong-bo-sung-tot-cho-hoi-trang-vi
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-trang-la-gi-cac-benh-ly-hoi-trang-thuong-gap.html
https://benhvienthucuc.vn/viem-hoi-trang-va-nhung-kien-thuc-can-biet/?srsltid=AfmBOoqL1hLYPXlet3S3YYOImRXkSWoQMWaQHqQrJ8SGkZzo2iMVx00b
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…