Hẹp môn vị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu hẹp môn vị bệnh học, từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp để không phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng bạn nhé!
Mục lục
I – Bệnh hẹp môn vị là gì?
Môn vị là cơ nối giữa dạ dày và tá tràng. Cơ môn vị có nhiệm vụ giữ thức ăn ở dạ dày cho đến khi đạt được một lượng vừa đủ sẽ chuyển xuống tá tràng để tiêu hóa.
Hội chứng hẹp môn vị khiến cho thức ăn không được vận chuyển một cách trơn tru từ dạ dày xuống tá tràng. Điều này khiến dạ dày phải chứa đựng thức ăn chưa được tiêu hóa và cả thức ăn mới được ăn thêm nên càng ngày càng phình to (hẹp môn vị phì đại), gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hẹp môn vị có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau như: bệnh hẹp môn vị ở người già, người lớn và cả trẻ em.
II – Nguyên nhân bị hẹp môn vị dạ dày
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh hẹp môn vị dạ dày như:
– Nguyên nhân chính là do dạ dày, tá tràng bị tổn thương nên gây ảnh hưởng đến môn vị.
– Trẻ sơ sinh cũng có thể bị hẹp môn vị bẩm sinh do di truyền từ bố mẹ.
Hình ảnh hẹp môn vị.
III – Triệu chứng hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh và người lớn
Dấu hiệu hẹp môn vị giai đoạn đầu thường gặp bao gồm:
– Đầy bụng, nôn, khó chịu: Thức ăn bị tắc nghẽn ở dạ dày không được chuyển xuống ruột non để tiêu hóa sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị đầy bụng. Bệnh nhân thường nôn sau khi ăn, có thể nôn ra thức ăn từ bữa trước, dịch dạ dày màu xanh đen.
– Thiếu nước trầm trọng: Trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị rất hay bị nôn mửa sau bữa ăn, dễ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng.
– Đau thượng vị: Bệnh nhân bị hẹp môn vị thường đau sau khi ăn. Cơn đau sẽ giảm xuống sau khi nôn.
>> Xem VIDEO 7 dấu hiệu của đau dạ dày tưởng bình thường mà nguy hiểm <<
IV – Hẹp môn vị có nguy hiểm không? Biến chứng hẹp môn vị
Ngoài những triệu chứng khó chịu ở trên, hẹp môn vị còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu thức ăn ứ đọng quá nhiều và quá lâu trong dạ dày, bệnh nhân sẽ bị nôn mửa, gây ra tình trạng mất nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị chán ăn, dần dần quên mất việc phải nạp năng lượng vào cơ thể. Tình trạng này thật sự nguy hiểm nếu người bệnh là trẻ em. Vì các em dễ bị suy dinh dưỡng.
Có thể thấy hẹp môn vị dạ dày là bệnh lý khá nguy hiểm. Vì thế người bệnh cần thường xuyên theo dõi, thăm khám để điều trị hẹp môn vị.
Hẹp môn vị khá nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị sớm.
V – Cách chữa hẹp môn vị dạ dày
Hẹp môn vị có thể chia thành hẹp môn vị cơ năng và hẹp môn vị thực thể. Hẹp môn vị cơ năng có thể điều trị nội khoa, trong khi đó, hẹp môn vị thực thể phải điều trị ngoại khoa.
1. Cách chữa hẹp môn vị cơ năng
Sau khi thực hiện các chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân hẹp môn vị cơ năng điều trị nội khoa bằng kháng sinh, truyền dịch, các thuốc chống co thắt…
Bệnh nhân chỉ cần uống thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ và áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ là có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn.
2. Phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày
Phẫu thuật là cách chữa bệnh hẹp môn vị thực thể hay còn gọi là ác tính do cơ thể xuất hiện u, ung thư… Mổ hẹp môn vị sẽ cắt bỏ đi một phần dạ dày bị tổn thương do những tác nhân trên.
Những bệnh nhân có bệnh nền như phổi, tim mạch… có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật nối vị tràng.
Ngoài ra, phẫu thuật hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh cũng thường được chỉ định. Bởi vì trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị có triệu chứng điển hình nhất là nôn mửa, thường xuyên gây mất nước và mất điện giải. Nếu không phẫu thuật nhanh chóng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Phẫu thuật chữa hẹp môn vị.
3. Cách chữa hẹp môn vị bằng điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng là 1 cách giúp tình trạng hẹp môn vị sớm bình phục vì đây cũng là bệnh lý liên quan đến dạ dày.
– Hẹp môn vị nên ăn gì? Bệnh nhân nên ăn thực phẩm được nấu nhừ, dễ tiêu hóa như cháo, súp…
– Không ăn quá nhiều đồ ăn chua, cay… vì thực phẩm này sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn.
– Không sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường…
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
– Hạn chế thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress….
– Thường xuyên tập thể dục, thể thao để duy trì sức khỏe tốt.
Xem thêm: Ai nên rửa dạ dày (rửa bao tử)?
Như vậy chúng ta vừa mới tìm hiểu về bệnh hẹp môn vị. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ với dược sĩ để được giải đáp trực tiếp thông qua hotline 1800.1125 (miễn phí cước) hoặc để lại bình luận ngay bên dưới bài viết.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…