Chứng hẹp hậu môn sau mổ trĩ là tình trạng tổn thương ở vùng hậu môn sau khi thực hiện phẫu thuật mổ trĩ hoặc có thể là do bẩm sinh và bệnh lý gây ra. Hẹp hậu môn ảnh hưởng người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt đại tiện hàng ngày. Vì vậy việc tìm hiểu về bệnh cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Cùng thuốc dạ dày yumangel tìm hiểu về chứng hẹp hậu môn và cách chữa trong bài dưới đây.
Mục lục
I – Hẹp hậu môn là gì?
Hẹp hậu môn là bệnh gì? Hẹp hậu môn là tình trạng mà hậu môn không thể mở hết để tống phân ra ngoài. Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng trong phẫu thuật hậu môn, đặc biệt là hẹp hậu môn sau mổ trĩ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị hẹp hậu môn ở trẻ như:
- Giới tính: Bé trai có nguy cơ bị hẹp hậu môn cao hơn 2 lần so với các bé gái.
- Trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh khác.
- Mẹ bầu hít phải steroid trong thai kỳ.
Hậu môn hẹp được phân loại theo mức độ và vị trí như sau:
1. Theo mức độ hẹp
Khi phân loại theo độ hẹp, bệnh hẹp hậu môn có:
- Hẹp nhẹ: Đút vừa ngón trỏ.
- Hẹp vừa: Hậu môn khó đút lọt ngón trỏ.
- Hẹp nặng: Không đúng vừa ngón út.
2. Theo độ cao
Nếu phân loại theo độ cao, hẹp hậu môn được phân thành:
- Hẹp ở thấp: Vị trí hẹp ở dưới đường lược 0.5cm.
- Hẹp ở giữa: Vị trí hẹp ở trên dưới đường lược 0,5cm.
- Hẹp ở cao: Trên đường lược 0,5cm.
- Hẹp lan tỏa chiếm toàn bộ chiều dài ống HM.
II – Nguyên nhân gây hẹp hậu môn là gì
Nguyên nhân hẹp hậu môn gồm có 2 nhóm nguyên nhân là bên trong và bên ngoài. Trong đó nguyên nhân bên trong là một thương tổn ngay ở hậu môn trực tràng còn nguyên nhân bên ngoài là một thương tổn ở xung quanh hậu môn. Thương tổn này có thể là lành tính hoặc ác tính.
– Thương tổn lành tính: Thương tổn lành tính có thể từ trong hay từ ngoài hậu môn. Cụ thể nguyên nhân từ ngoài thường ít gặp, đó là các u sau trực tràng, áp xe vùng chậu, máu tụ, lạc nội mạc tử cung. Nguyên nhân tại hậu môn như chấn thương, dị tật bẩm sinh, chiếu xạ, nhiễm trùng…
– Thương tổn ác tính: Là các u của thành ruột, u của các tạng nằm cạnh hậu môn.
– Dị tật bẩm sinh: Dị dạng hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh và hẹp hậu môn ở trẻ thường kết hợp cùng với các dị dạng khác như: bệnh tim bẩm sinh, dị dạng xương, lỗ đái lệch thấp, dị dạng thận… Hiện nay, vẫn chưa biết được nguyên nhân gây hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh, có thể là do khiếm khuyết gen di truyền.
– Phẫu thuật: Có khoảng 90% trường hợp bệnh nhân bị hẹp hậu môn sau mổ trĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị hẹp hậu môn sau phẫu thuật cắt hậu môn, cắt đốt hoặc cắt tại chỗ các u hậu môn.
– Chiếu xạ vùng chậu: Chiếu xạ vùng chậu cũng có thể là nguyên nhân gây tổn ở hậu môn, hẹp hậu môn.
– Viêm nhiễm: Nguyên nhân viêm nhiễm chiếm đến 5-10 % các trường hợp hẹp hậu môn.
– Nhiễm trùng: Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra các vết loét ở niêm mạc hậu môn do nhồi máu. Các vết loét sau đó hợp lại thành ổ loét gây tổn thương ở da hậu môn và quanh hậu môn. Khi vết loét lành lại tạo nên các mô sẹo và khiến hậu môn bị hẹp lại.
III – Triệu chứng hẹp hậu môn gồm những gì
Bệnh hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh là người lớn có biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
1. Triệu chứng hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh
Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, trong 5000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái. Các dấu hiệu hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh gồm:
- – Không có lỗ hậu môn
- – Vị trí lỗ hậu môn không đúng, ví dụ như quá gần với âm đạo
- – Có màng che đi lỗ hậu môn.
- – Ruột không nối liền với hậu môn.
- – Đường tiểu và đường ruột thông với nhau.
- – Không đi phân trong vòng 24-48 giờ sau sinh.
- – Chướng bụng
- – Trực tràng thông nối bất thường, có lỗ rò với đường sinh dục hoặc đường tiểu.
- – Nôn ói.
Hẹp hậu môn trẻ sơ sinh còn có thể mắc phải một số dị tật khác như:
- – Dị tật thận.
- – Dị tật đường tiết niệu.
- – Cột sống bất thường.
- – Dị tật thực quản.
- – Dị tật khí quản.
- – Dị tật tay và chân.
- – Hội chứng Down.
- – Hẹp tá tràng.
- – Dị tật tim bẩm sinh.
- – Bệnh Hirschsprung- phình đại tràng bẩm sinh.
2. Dấu hiệu hẹp hậu môn ở người lớn
Các dấu hiệu bị hẹp hậu môn ở người lớn gồm:
- Táo bón.
- Đau quặn bụng trước khi đi đại tiện.
- Phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
- Đau tức ở vùng hậu môn.
- Có thể gây chảy máu khi đại tiện.
- Đại tiện ra phân nhỏ và dẹt.
- Hậu môn ẩm ướt.
IV – Hẹp hậu môn có nguy hiểm không?
Hẹp hậu môn có sao không? Hẹp hậu môn là tình trạng nghiêm trọng cần phải điều trị ngay. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, bệnh nhân còn có thể phải đối mặt với các biến chứng hẹp hậu môn nghiêm trọng hơn như: nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn… Tham khảo: Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn có đau không
V – Hẹp hậu môn có chữa được không?
Hẹp hậu môn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân phát hiện và được điều trị kịp thời, đúng cách. Bệnh không thể tự khỏi nếu không áp dụng điều trị.
Do đó, ngay khi có biểu hiện của hẹp hậu môn nói chung hay hẹp hậu môn tạm thời sau mổ trĩ nói riêng thì người bệnh cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay.
Theo các bác sĩ, muốn điều trị bệnh hẹp hậu môn khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí hẹp, mức độ nặng nhẹ của tổn thương cũng như nguyên nhân gây hẹp hậu môn.
Với mỗi bệnh nhân sẽ có điều trị khác nhau, do đó ngay khi có biểu hiện của hẹp hậu môn nói chung hay hẹp hậu môn tạm thời sau mổ trĩ nói riêng thì người bệnh cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay để phòng tránh xảy ra các tác hại của hẹp hậu môn.
VI – Cách điều trị hậu môn bị hẹp
Hẹp hậu môn và cách chữa thế nào, hẹp hậu môn phải làm sao ? Phương pháp chữa hẹp hậu môn chủ yếu hiện nay là phẫu thuật để mở lỗ hậu môn bị tắc. Tùy thuộc vào mức độ hẹp của hậu môn, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các cách trị hẹp hậu môn dưới đây:
– Phẫu thuật hẹp hậu môn: Phẫu thuật nối hậu môn với ruột nếu ruột không nối liền với hậu môn.
Phẫu thuật hẹp hậu môn để mở lỗ hậu môn bị tắc.
– Tạo hình hậu môn: Mục đích là để chuyển hậu môn đến đúng vị trí nếu đường ruột và đường tiểu thông nối với nhau.
– Tạo hậu môn giả trên thành bụng để phân thải ra một túi bên ngoài cơ thể.
– Nong hậu môn: Bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng thuốc chữa hẹp hậu môn để giảm đau như ibuprofen, paracetamol hoặc acetaminophen.
Trên đây là các thông tin về hẹp hậu môn ở trẻ em và người lớn mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bị hẹp hậu môn sau mổ trĩ hoặc biểu hiện hẹp hậu môn bất thường như: chảy máu, ra dịch kéo dài thì người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.