Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị dạ dày có ăn được đu đủ chín không thì đúng bỏ qua bài viết này nhé. Những thông tin Yumangel cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác!
Mục lục
I. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của đu đủ chín với sức khỏe
Đu đủ là một loại hoa quả nhiệt đới với bảng thành phần dinh dưỡng dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, 100g đu đủ chín có chứa các thành phần dinh dưỡng gồm:
- 42 kcal.
- 90% nước.
- 13% đường
- Carotenoid acid hữu cơ.
- Vitamin A, B, C.
- 0,9% chất béo.
- Xenlulozo 0,5%.
- Canxi.
- Photpho.
- Magiê.
- Sắt.
- Thiamin.
- Riboflavin.
Các lợi ích của đu đủ chín mang lại cho sức khỏe gồm:
- Chống oxy hóa mạnh.
- Phòng ngừa ung thư.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Hỗ trợ chống viêm.
- Cải thiện tiêu hóa.
- Bảo vệ và chống tổn thương da.
- Tăng cường sức đề kháng.
- Phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Tốt cho da.
- Tốt cho mắt.
- Phòng ngừa hen suyễn.
II. Bị dạ dày có ăn được đu đủ chín không?
Trong cơ con người, dạ dày (bao tử) là bộ phận phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa. Dạ dày nằm giữa thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non. Với chức năng chính là co bóp và tiêu hóa thức ăn, cấu tạo của dạ dày đặc biệt hơn so với phần còn lại của ống tiêu hóa.
Các bệnh lý về dạ dày thường gặp gồm: Chứng khó tiêu; nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày; viêm loét dạ dày tá tràng; viêm hang vị dạ dày; xuất huyết dạ dày; hội chứng Zollinger-Ellison; liệt dạ dày; ung thư dạ dày…
Một trong các nguyên nhân gây các bệnh lý ở dạ dày là do ăn uống không khoa học. Chính vì vậy rất nhiều người mắc bệnh dạ dày đặt câu hỏi, bị dạ dày có ăn được đu đủ chín không?
Trả lời cho thắc mắc này, các chuyên gia sức khỏe cho biết, đu đủ chín chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa như protein, calo, chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Cụ thể, các lợi ích của đu đủ chín với người bị đau dạ dày bao gồm:
- Dồi dào vitamin A, C, E, K: Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm phản ứng sưng viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương trong dạ dày và ngăn chặn sự lan rộng của các vết loét.
- Papain và enzyme chymopapain: 2 hoạt chất này trong đu đủ có tác dụng cân bằng chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm áp lực và phục hồi các tổn thương nhanh hơn. Từ đó, giúp giảm đau và chữa bệnh dạ dày hiệu quả hơn.
- Lycopene: Hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, chống oxy hóa, chống viêm và thúc đẩy cơ chế tự làm lành vết loét niêm mạc đồng thời bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh.
III. Cách ăn đu đủ chín tốt cho người bị dạ dày
Để nhận được những lợi ích tối đa cho dạ dày, khi ăn đu đủ chín người bị dạ dày nên tìm hiểu để biết cách ăn đúng. Cụ thể:
1. Chỉ ăn đu đủ chín, không ăn đu đủ xanh
Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, người bệnh nên ăn đu đủ chín. Vì đu đủ chín mềm nên dễ tiêu hóa, giup giảm bớt kích thích lên các vết loét và giảm thiểu tổn thương trong dạ dày.
Không nên ăn đu đủ xanh vì hàm lượng papain và nhựa khá cao. Nếu tiêu thụ có thể khiến lớp niêm mạc bị bào mòn và vết loét lan rộng. Hậu quả là làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và các cơn đau nhức dữ dội hơn.
2. Lượng đu đủ chín nên ăn
Người bị dạ dày không nên ăn vượt quá lượng đu đủ chín khuyến nghị là tối đa 500g/ngày.
Ăn quá nhiều đu đủ chín có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đầy bụng. Ngoài ra, chất beta carotene trong đu đủ chín còn có thể khiến da bị đổi màu nếu ăn nhiều và thường xuyên.
3. Cách chế biến
Để nhận được tối đa lợi ích từ đu đủ chín, người bị dạ dày có thể tham khảo một số cách ăn và chế biến dưới đây:
- Ăn trực tiếp đu đủ chín: Cách đơn giản nhất là mỗi ngày người bị dạ dày ăn trực tiếp từ 1-2 miếng đu đủ chín.
- Làm sinh tố đu đủ: Xay nhuyễn 200g đu đủ chín với 100ml sữa tươi. Nên uống mỗi ngày 1 cốc.
- Đu đủ nấu với hạt chia: Cho 200g đu đủ chín đã cắt nhỏ vào đun với 350ml nước cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Đánh tan đu đủ sau đó cho thêm hạt chia và đường vào theo khẩu vị. Nên uống khi còn ấm và uống hết trong ngày.
- Nước ép đu đủ, táo tây và nước mía: Cho đu đủ, táo tây vào ép lấy nước cốt. Sau đó trộn cùng nước mía và uống.
- Chè đu đủ, táo đỏ và hạt sen: Cho hạt sen và táo đỏ vào hầm chín. Tiếp đó cho đu đủ chín đã thái hạt lựu vào, thêm đường khuấy đều là đã hoàn thành xong món chè đu đủ.
4. Thời điểm ăn
Bệnh nhân bị dạ dày nên ăn đu đủ chín sau bữa ăn chính từ 15 – 20 phút. Không nên ăn khi bụng đang đói để tránh gây kích thích khó chịu.
IV. Lưu ý khác khi ăn đu đủ cho người bị dạ dày
Một số lưu ý khác khi ăn đu đủ chín người bị dạ dày cần nắm được để đảm bảo sức khỏe gồm:
- Loại bỏ hết hạt và vỏ của quả đu đủ trước khi chế biến và ăn.
- Nên mua đu đủ chín ở địa chỉ bán hàng uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Những người có cơ địa mẫn cảm với men tiêu hóa trong đu đủ nên hạn chế ăn đu đủ.
- Một số người bị dị ứng với enzyme chitinase trong đu đủ cũng có thể gặp triệu chứng khó chịu khi ăn loại quả này.
- Hạt quả đu đủ có chứa chất độc tên carpine, nếu ăn nhiều có thể làm loạn mạch, suy nhược thần kinh.
- Không nên ăn đu đủ khi đang bị tiêu chảy vì sẽ làm tình trạng thêm nặng nề hơn.
- Một số người nên hạn chế ăn đu đủ gồm: người bị loãng máu, bị bệnh đường hô hấp, bệnh thận, bệnh về dạ dày ruột…
Khi xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, chướng bụng, đầy hơi… do các bệnh dạ dày gây ra, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm khó chịu.
Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau:
- Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
- Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
- Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…
Với những thông tin trên đây của Yumangel.vn, chắc hẳn bạn đã biết người bị dạ dày có ăn được đu đủ chín không. Cũng như các thực phẩm khác, đu đủ chín khi được dùng đúng cách và hợp lý sẽ phát huy được tối đa lợi ích cho sức khỏe.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...