Đi du lịch bị đau dạ dày phải làm sao?

Theo nhiều khảo sát, đau dạ dày là một trong những sự cố sức khỏe phổ biến nhất khi đi du lịch, đặc biệt là khi ăn uống không quen, thay đổi múi giờ hoặc lịch trình dày đặc. Vậy khi đi du lịch bị đau dạ dày phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ mách tip giúp bạn có sự chuẩn bị cho chuyến đi chơi thật trọn vẹn. Cùng tìm hiểu nhé!

I. Nguyên nhân gây đau dạ dày khi đi du lịch

1. Thay đổi thói quen ăn uống đột ngột

Trong lúc đi chơi, nhiều người có xu hướng thử món mới, thích trải nghiệm. Tuy nhiên, với người có tiền sử viêm loét dạ dày, chỉ cần một bữa ăn “vui miệng” là sẽ đủ khiến bạn dễ tái phát những cơn đau. Một số thực phẩm trong các chuyến đi ảnh hưởng không tốt tới dạ dày của bạn:

  • Đồ ăn cay, chua, nhiều dầu mỡ như lẩu, món chiên rán, đồ ăn nhanh, ẩm thực đường phố… dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Uống nhiều rượu bia hoặc nước ngọt có gas, nhất là trong các bữa tiệc liên hoan, cũng khiến axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, gây đau và đầy hơi.

2. Ăn uống không điều độ

Trong mỗi chuyến du lịch, lịch trình dày đặc là điều không tránh khỏi. Khi đó, bạn sẽ có một chế độ ăn uống thất thường, dẫn đến bỏ bữa sáng, ăn trễ bữa trưa hoặc ăn vội cho kịp lịch trình. Việc ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc để bụng đói quá lâu khiến dịch vị axit trong dạ dày không được trung hòa đúng cách, gây ra co thắt và tổn thương dạ dày.

3. Căng thẳng, lo lắng trước và trong chuyến đi

Không còn lạ, stress chính là một trong những thủ phạm âm thầm gây đau dạ dày. Căng thẳng khi chuẩn bị hành lý, lo lắng bị trễ chuyến, say xe hoặc áp lực deadline đeo bám đều có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tăng tiết axit trong dạ dày.

Với người có hội chứng ruột kích thích hoặc dạ dày nhạy cảm, chỉ cần thay đổi môi trường sống cũng đủ làm dạ dày co thắt, trào ngược.

4. Sử dụng thuốc hoặc chất kích thích sai cách

Một số người lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh khi đi du lịch (do đau đầu, đau nhức, cảm cúm nhẹ…), nhưng không ăn lót dạ trước khi uống. Những thuốc này luôn được liệt vào danh sách “hung thần” với dạ dày. Thuốc giảm đau có thể gây bào mòn niêm mạc dạ dày, nếu dùng sai cách sẽ dẫn đến viêm cấp, đau quặn hoặc thậm chí xuất huyết dạ dày.

5. Không mang theo thuốc điều trị nếu có tiền sử bệnh dạ dày

Đối với người có bệnh dạ dày mạn tính thường chủ quan, nghĩ rằng một chuyến đi chơi sẽ chẳng khiến mình bị đau dạ dày. Tuy nhiên, việc không đề phòng sẽ khiến dạ dày của bạn có nguy cơ cao đối mặt với những cơn đau quặn thắt.

II. Biểu hiện của cơn đau dạ dày khi đi du lịch

Với những người đã từng bị viêm loét dạ dày, trào ngược, đau dạ dày mãn tính hoặc đơn giản là dạ dày “yếu”, dễ nhạy cảm với đồ ăn lạ và thay đổi thói quen sinh hoạt, các biểu hiện dưới đây rất dễ xuất hiện:

1. Đau âm ỉ hoặc đau quặn vùng thượng vị

Những người từng đau dạ dày sẽ rất nhạy cảm với lịch trình ăn uống thất thường, dễ dẫn đến:

  • Đau âm ỉ vùng giữa ngực và rốn.
  • Hoặc đau quặn từng cơn khi ăn quá no, ăn món lạ, cay, chua hoặc để bụng quá đói.

2. Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực và cổ họng

Đây là dấu hiệu quen thuộc với những ai từng bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi đi du lịch, ăn uống không kiểm soát hoặc uống nhiều rượu bia, nước ngọt có gas sẽ khiến:

  • Miệng có vị chua, đắng.
  • Nóng rát ngực, khó chịu khi nằm hoặc cúi người.

3. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu

Với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, chỉ cần ăn một bữa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán hoặc ăn không đúng giờ cũng có thể dẫn đến:

  • Căng bụng, nặng nề, “no lâu dù ăn ít”.
  • Cảm giác khó chịu kéo dài suốt buổi, ảnh hưởng đến việc di chuyển, tham gia hoạt động.

4. Buồn nôn, nôn khan

Người có dạ dày yếu hoặc tiền sử viêm loét rất dễ buồn nôn khi:

  • Vừa ăn xong.
  • Bụng đói nhưng phải di chuyển nhiều.
  • Ngửi thấy mùi thức ăn lạ, nồng.

Buồn nôn khiến bạn không dám ăn thêm, mất cảm giác ngon miệng suốt chuyến đi. Trường hợp nặng có thể nôn khan hoặc nôn thực sự, gây kiệt sức và tụt huyết áp nhẹ.

5. Mệt mỏi, đuối sức, không muốn hoạt động

Những cơn đau âm ỉ, khó chịu trong dạ dày khiến cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, thiếu năng lượng. Người có bệnh dạ dày nền rất dễ bị:

  • Suy giảm thể lực, dù không vận động nhiều.
  • Không muốn ăn, không muốn đi chơi – thậm chí chỉ muốn nằm nghỉ trong khách sạn.

III. Cách xử lý khi bị đau dạ dày trong chuyến đi

1. Ngay lập tức dừng mọi hoạt động

Với người có dạ dày nhạy cảm, chỉ cần một bữa ăn thất thường, đồ ăn lạ hoặc đi lại nhiều là dạ dày lập tức phản ứng. Khi cơn đau bắt đầu âm ỉ hoặc quặn từng cơn, điều cần làm đầu tiên là ngưng mọi lịch trình ngay lập tức.

Tìm một nơi yên tĩnh, có thể ngồi hoặc nằm nghỉ với tư thế co gối nhẹ lên để giảm áp lực vùng bụng. Việc cố gắng “gượng đi tiếp” hay “chơi cho xong” chỉ khiến dạ dày co thắt mạnh hơn, thậm chí có thể gây buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu.

Hãy hiểu rằng: nghỉ 15 phút để cơ thể hồi phục còn hơn là mất cả ngày lẫn chuyến đi vì cố chịu đựng.

2. Uống thuốc kịp thời – không chờ đau nặng mới xử lý

Người đã từng đau dạ dày chắc chắn phải mang theo thuốc như vật bất ly thân trong mỗi chuyến đi. Không phải để “lỡ thì dùng”, mà là phải dùng đúng lúc, đúng chỗ. Ngay khi thấy có dấu hiệu đau âm ỉ, đầy bụng, ợ chua, hãy uống thuốc trung hòa axit dạ dày để làm dịu niêm mạc.

Bạn nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ dạ dày có chứa hoạt chất Almagate. Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày một cách nhanh chóng và duy trì tác dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, hoạt chất này còn hấp thụ và làm giảm hoạt tính của acid mật, nhờ đó giúp người bệnh dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn.

Đừng quên: chờ đau nặng mới uống thuốc là quá muộn – người có dạ dày yếu cần xử lý ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên.

3. Ăn uống khoa học: Ăn nhẹ – ăn ít – ăn đúng

Bạn cần tuyệt đối không nhịn ăn vì điều này sẽ khiến axit dạ dày tự ăn vào thành dạ dày – cơn đau sẽ đến rất nhanh và rất khó chịu. Hãy ăn những món như cháo trắng, bánh mì mềm, chuối chín, súp loãng hoặc sữa không đường và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Hạn chế tối đa các món có vị chua, cay, đồ chiên rán, nước ngọt có gas, cà phê – dù hấp dẫn nhưng đều là “kẻ thù truyền kiếp” của người đau dạ dày.

4. Uống nước ấm, hít thở sâu – xoa dịu cơn co thắt

Khi dạ dày đau quặn, cảm giác thường đi kèm là bụng gò cứng, buồn nôn, lạnh tay chân. Đừng hoảng – chỉ cần một vài biện pháp đơn giản:

  • Uống một ly nước ấm từ từ, không uống lạnh, không uống nhanh – điều này giúp trung hòa nhẹ axit và làm mềm thành dạ dày.
  • Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, hít sâu thở đều, kết hợp ngồi cúi nhẹ người ra trước sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau co thắt.

Những thao tác này sẽ phần nào làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, nhưng hãy nhớ uống thuốc kịp thời để bảo vệ, tránh khiến tình trạng đau dạ dày trở lên nặng hơn. 

5. Gặp bác sĩ 

Dù bạn là người quen sống chung với cơn đau dạ dày, không có nghĩa bạn được phép xem nhẹ mọi triệu chứng. Khi bạn có những biểu hiện dưới đây, hãy thu xếp đi gặp bác sĩ ngay:

  • Nếu cơn đau liên tục hơn 30 phút không giảm dù đã uống thuốc, nghỉ ngơi.
  • Nếu bạn nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt – đây là dấu hiệu có thể liên quan đến xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm cấp tính.

Trong trường hợp này, hãy bỏ ngay lịch trình, gọi hướng dẫn viên hoặc người đi cùng để đến cơ sở y tế gần nhất. 

IV. Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày khi đi du lịch

1. Lên lịch trình ăn uống 

Người đau dạ dày không thể ăn uống theo cảm hứng hoặc quá linh hoạt như người khác. Vì vậy, hãy:

  • Tìm hiểu trước về địa điểm du lịch, xem có món ăn nào quá cay, chua, lạ vị không.
  • Nếu theo tour, nên hỏi trước về giờ ăn và mang theo đồ ăn nhẹ dự phòng như bánh mì, chuối, cháo gói, để không bị bỏ đói khi đoàn ăn muộn.
  • Giữ thời gian ăn tương đối cố định mỗi ngày, tránh “ăn trễ, ngủ muộn, dậy sớm quá mức” vì dạ dày không kịp thích nghi.

2. Chuẩn bị đầy đủ thuốc và thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Người đã có tiền sử đau dạ dày nên chuẩn bị sẵn một “bộ kit dạ dày” riêng trong vali, bao gồm:

  • Thuốc giảm acid
  • Thuốc bọc niêm mạc
  • Men tiêu hóa, gừng lát khô để pha nước ấm.

3. Không nên ăn no – ăn nhiều – thử đồ lạ một cách bất chấp

Trong các chuyến đi, nhất là đi chơi theo nhóm, dễ bị cuốn theo không khí ăn uống “xả láng”. Nhưng với người có dạ dày yếu:

  • Tuyệt đối không ăn quá no – hãy chỉ ăn no khoảng 70–80%.
  • Không thử quá nhiều món mới trong cùng một bữa, và tránh ăn đêm sau 21h.

4. Duy trì thói quen vận động nhẹ – không nằm ngay sau khi ăn

Sau mỗi bữa ăn, nên đi bộ nhẹ khoảng 10–15 phút, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn và tránh trào ngược.

  • Không nên nằm ngay sau khi ăn no, đặc biệt là trong các chuyến xe, tàu hoặc máy bay.
  • Nếu có thể, giữ nhịp sinh hoạt gần giống ở nhà (thức dậy, ăn sáng, nghỉ ngơi đúng giờ) sẽ giúp dạ dày ổn định hơn.

5. Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc 

Rất nhiều người đau dạ dày không chỉ do ăn uống mà còn vì căng thẳng, thiếu ngủ trong hành trình. Hãy đảm bảo rằng bạn được ngủ đủ giấc, giấc ngủ không chỉ giúp bạn hồi phục thể trạng mà còn khiến tinh thần của bạn thoải mái hơn.

Lời kết: Đi du lịch không chỉ là hành trình khám phá những vùng đất mới mà còn là dịp để cơ thể và tâm hồn được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cơn đau dạ dày bất chợt có thể khiến chuyến đi trở nên kém trọn vẹn. Đó là lý do vì sao việc lắng nghe cơ thể, chuẩn bị kỹ lưỡng cả về sức khỏe lẫn tâm thế trước chuyến đi là vô cùng quan trọng. Chúc bạn và gia đình sẽ có chuyến đi thật ý nghĩa. 

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)