Đau dạ dày nên uống nước gì để giảm đau, mau khỏi?

Nếu đang không biết đau dạ dày nên uống nước gì để giảm đau, mau khỏi thì hãy uống: nước lọc, nước ép hoa quả tươi, nước ép rau củ, nước uống từ ngũ cốc và các loại trà thảo mộc… 

I. Tại sao người đau dạ dày cần uống đủ nước?

Theo ước tính, hiện nay có đến 10% người dân Việt mắc bệnh đau dạ dày. Người bệnh liên tục chịu phải nhiều cơn đau co thắt ở vùng bụng và vùng thượng vị ợ hơi, ợ chua, bụng đầy chướng, ăn uống không tiêu, có buồn nôn… ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Trong cơ thể con người, nước chiếm tới 70%, nước cần thiết cho sức khỏe và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Nước giúp điều hòa thân nhiệt, loại bỏ chất thải, hỗ trợ hệ tiêu hóa, chuyển hóa thực phẩm, vận chuyển protein và các chất dinh dưỡng…

Bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày nói riêng và bệnh lý tiêu hóa nói chung cơ thể thường bị mất khá nhiều lượng nước. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải và khó chịu. Vì vậy, việc bù nước cho cơ thể là rất cần thiết để:

1. Thúc đẩy nhu động ruột, loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể

Nước là chất dung môi giúp thúc đẩy nhu động ruột vận hành trơn tru và ổn định. Điều này giúp loại  bỏ các chất độc trong cơ thể ra ngoài qua đường phân và nước tiểu, phòng tránh rối loạn tiêu hóa và giúp cơ thể khỏe mạnh.

2. Tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan

Uống đủ nước còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào máu mới và tăng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. 

3. Giảm chứng ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu

Ợ hơi, ợ nóng và khó tiêu là các triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân gây khó tiêu là do lượng axit trong dạ dày tăng cao và axit trào ngược lên thực quản. 

Bệnh nhân đau dạ dày uống nước giúp làm loãng lượng axit trong dạ dày đồng thời đẩy khỏi đường ruột. Từ đó, giúp giảm chứng ợ nóng, ợ hơi và khó tiêu hiệu quả. Một số loại nước nên được sử dụng trong trường hợp này như nước lọc, nước dừa,…

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Một vai trò khác của nước là vận chuyển các chất dinh dưỡng đến hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể. 

Mặt khác, nước còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào đồng thời cải thiện chứng táo bón.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Uống nước giúp cân bằng hệ bạch huyết và loại bỏ các tác nhân gây hại giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ đó, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh đau dạ dày trở nặng.

Bệnh nhân đau dạ dày cần uống đủ nước để tránh bệnh nặng hơn.

II. Đau dạ dày nên uống nước gì? 23 loại nước nên uống

Cơ thể bị thiếu nước khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn và làm tăng nặng cơn đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày cần chú ý bổ sung đủ nước bằng cách uống nước. Tuy nhiên việc uống quá nhiều nước lọc cũng khiến một số người cảm thấy nhàm chán, trong trường hợp này, loại nước nào có thể đóng vai trò thay thế? Cùng Yumangel tiếp tục khám phá những loại nước tốt cho người đau dạ dày trong phần này nhé!

Ngoài nước lọc, người bệnh đau dạ dày có thể uống kết hợp uống sữa, nước ép từ hoa quả tươi, nước ép rau củ, nước uống từ ngũ cốc và các loại trà thảo mộc. Ngoài công dụng bổ sung nước, các loại đồ uống này còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

1. Nước lọc

Nước lọc là đáp án đầu tiên cho câu hỏi đau dạ dày nên uống nước gì. Uống nước lọc giúp thanh lọc cơ thể, đào thảo độc tố bên trong cơ thể ra ngoài đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe, người đau dạ dày nên uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày để giúp thanh nhiệt giải độc và giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, khi uống nước lọc bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Nên uống nước ấm khoảng 40 đến 45 độ, không nên uống lạnh và uống nước quá nóng vì đều gây kích thích niêm mạc dạ dày. 
  • Không nên uống nước quá nhanh và quá nhiều cùng một lúc vì có thể gây đau bụng khiến bệnh nặng hơn. 
  • Nên uống nước từ từ và chia làm nhiều lần uống trong ngày để tránh gây áp lực đột ngột lên dạ dày. 
  • Thời gian tốt nhất để uống nước lọc là sau khi ăn và trước bữa ăn khoảng 1 tiếng để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất đồng thời giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Nước lọc giúp thanh lọc cơ thể, đào thảo độc tố bên trong cơ thể ra ngoài đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.

2. 6 loại nước từ hoa quả

Đáp án thứ 2 của câu hỏi đau dạ dày uống nước gì chính là nước ép. Một số loại nước ép từ hoa quả mà bệnh nhân đau dạ dày nên uống gồm: nước dừa, chuối, táo, chanh, đu đủ chín và nho đỏ. Vậy những loại nước này có công dụng gì? 

2.1. Nước ép đu đủ chín 

Đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa như  protein, chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin A, C, E, K, kẽm, sắt, canxi. Các tác dụng của đu đủ với bệnh đau dạ dày gồm:

  • Giảm phản ứng sưng viêm.
  • Hỗ trợ làm lành các tổn thương trong dạ dày.
  • Ngăn chặn sự lan rộng của các vết loét.
  • Cân bằng chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tăng đề kháng.
  • Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh.

Người bệnh đau dạ dày có thể ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc ép lấy nước uống theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 500g đu đủ chín.
  • Thực hiện: Đu đủ gọt vỏ và bỏ hết hạt. Sau đó cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước uống.
  • Cách uống. Bạn có thể uống nước ép đu đủ nguyên chất hoặc pha thêm với chút nước ấm. Thời điểm thích hợp nhất để uống nước ép đu đủ là sau bữa chính khoảng 1 giờ. 
  • Lưu ý: Lượng đu đủ nên dùng 1 ngày  tối đa không quá 500g. Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng, buồn nôn…

Nước ép đu đủ chín

2.2. Nước ép chuối chín 

Người đau dạ dày nên uống nước ép chuối vì những lý do sau:

  • Thành phần Enzyme có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.
  • Chất cơ hòa tan Pectin kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm đau, thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.
  • Hoạt chất Delphinidin giúp ức chế sự phát triển của khối u gây ung thư dạ dày.
  • Prebiotics thúc đẩy lợi khuẩn trong dạ dày sinh sôi phát triển, tiêu hóa dễ hơn, hạn chế đầy bụng, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
  • Kali kích thích sản sinh chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị đau dạ dày và giảm đau do viêm loét dạ dày.
  • Vitamin nhóm B (B1, B2, B6)  giúp giảm tiết dịch vị acid, kích thích sản sinh chất bảo vệ niêm mạc và thành dạ dày.
  • Magie có tác dụng giảm viêm, hạn chế tình trạng khó tiêu, chướng bụng.
  • Sắt có khả năng  sản sinh máu, tốt cho người bị đau dạ dày.

Để thay đổi khẩu vị, ngoài cách trực tiếp chuối chín, người bệnh đau dạ dày có thể làm nước ép chuối theo các bước sau:

  • Chuẩn bị: 2 quả chuối chín.
  • Thực hiện: Bóc bỏ vỏ chuối rồi cho vào ép lấy nước. Pha thêm với 200ml nước đun sôi để nguội để giảm độ đặc. Bạn có thể cho thêm mật ong hoặc ép cùng một số loại hoa quả khác như: cà rốt, táo… để tăng hương vị.
  • Thời điểm uống: : Nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút, không nên ăn khi đói. Vì ăn khi bụng đói hàm lượng pectin cao trong chuối sẽ khiến nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày bị tăng cao.
  • Lưu ý: Lượng chuối nên ăn 1 ngày cho người đau dạ dày là từ 1 – 2 quả. Không nên ăn quá nhiều chuối vì hàm lượng cao magie, vitamin C trong chuối có thể làm tình trạng đau nặng hơn.

Nước ép chuối chín

2.3. Nước dừa

Đau dạ dày uống nước gì? Nước dừa có được không? Rất nhiều người đau dạ dày thắc mắc đau dạ dày có uống được nước dừa không. Trên thực tế, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong nước dừa rất tốt cho bệnh đau dạ dày, cụ thể:

  • Axit lauric trong nước dừa khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành monolaurin có khả năng loại bỏ nhiều tác nhân gây hại cho dạ dày như: virus, vi khuẩn,  giun…
  • Các enzym như catalase, dehydrogenase giúp quá trình trao đổi chất của hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi, kích thích hệ tiêu hóa tiết ra nhiều chất nhờn và hình thành lớp hàng rào bảo vệ vững chắc cho dạ dày. 
  • Nước dừa có tính kiềm nên có thể trung hòa một phần axit dịch vị, làm giảm sự tấn công của axit tại các vết loét.

Người bệnh đau dạ dày khi uống nước dừa cần chú ý những điều sau:

  • Chỉ nên uống khoảng  200 – 400ml nước dừa/ngày, tương ứng khoảng 1-2 quả. Theo đó, mỗi tuần nên uống từ 3-4 quả.
  • Không lạm dụng uống quá nhiều nước dừa sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy do bổ sung quá nhiều nước và điện giải vào cơ thể.
  • Thời điểm tốt nhất để bệnh nhân đau dạ dày uống nước dừa là vào buổi sáng, khi bụng còn đang đói hoặc uống sau bữa ăn.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng.
  • Nên uống nước dừa tươi, lấy trực tiếp từ quả dừa; không nên pha thêm bất kỳ thành phần nào khác.
  • Nên uống nước dừa ngay sau khi bổ, nếu để lâu vi khuẩn ở môi trường bên ngoài sẽ xâm nhập gây hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng nước.
  • Nên mua dừa tươi ở các địa chỉ uy tín để tránh mua phải dừa để lâu, dừa hỏng dừa đã bị tiêm hóa chất.

Nước dừa

2.4. Nước ép táo

Nước ép táo là đáp án tiếp theo cho câu hỏi bị đau dạ dày nên uống nước gì. Táo dồi dào chất chống oxy hóa polyphenol giúp:

  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
  • Cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
  • Thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa và đường ruột. 
  • Tăng sức đề kháng cho dạ dày.
  • Đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương trong niêm mạc dạ dày.

Cách làm nước ép táo đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 2 quả táo.
  • Thực hiện: Rửa sạch táo rồi cho vào ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Cắt táo thành từng miếng nhỏ, loại bỏ hạt táo  rồi cho vào ép lấy nước. Uống trực tiếp hoặc pha thêm với nước mất cùng chút mật ong.
  • Thời điểm uống: Nên uống nước ép táo vào giữa 2 bữa ăn hoặc trước bữa ăn khoảng 30 – 40 phút. Uống nước ép táo ngay sau khi ép xong, không nên cho thêm đường và sữa.
  • Lưu ý: Lượng táo nên dùng 1 ngày đối với bệnh nhân đau dạ dày là 1-2 quả vì ăn  nhiều táo có thể gây táo bón, đầy hơi. Nên sử dụng táo ngọt, không dùng táo chua; không dùng táo bị dập hoặc chín quá; không uống nước ép táo trong khi dùng thuốc dị ứng fexofenadine.

Nước ép táo

2.5. Nước ép nho 

Người đau dạ dày có thể uống nước ép nho vì rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp xoa dịu các vết thương của dạ dày. Nho chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày như vitamin B, C, beta carotene, chất chống oxy hóa giúp:

  • Chống viêm, sưng trên niêm mạc dạ dày.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Cải thiện tình trạng đầy hơi, táo bón.
  • Nuôi dưỡng tế bào dạ dày bị tổn thương.
  • Ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Giảm stress. 

Dưới đây là cách làm nước ép nho, người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo và áp dụng:

  • Chuẩn bị: 100g nho tươi ngọt, không dùng nho có vị chua. 
  • Thực hiện: Nho rửa sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 30 phút. Vớt ra cho ráo nước sau đó cho vào máy ép lấy nước uống trực tiếp.
  • Lượng dùng: Mỗi ngày nên uống khoảng 100ml/lần để tránh nạp nhiều đường, gây đầy bụng, khó tiêu…  
  • Thời điểm uống: Nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút, không nên uống ngay sau khi ăn no, trước khi đi ngủ hoặc khi bụng đói.
  • Lưu ý: Nên chọn loại nho ngọt, không dùng nho chua để tránh ảnh hưởng xấu của acid. 

Nước ép nho

2.6. Nước chanh

Chanh có vị chua và tính axit cao nên đa phần người bị đau dạ dày đều cho rằng đau dạ dày uống nước chanh là không nên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể uống nước chanh nhưng cần uống đúng cách, phù hợp liều lượng và vào thời điểm thích hợp. 

Khi uống đúng cách, nước chanh mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày như:

  • Hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn, ói mửa. 
  • Giảm nguy cơ viêm dạ dày.
  • Giảm ợ nóng, táo bón.
  • Tăng cường sức khỏe thành mạch dạ dày.

Dưới đây là cách pha nước chanh và cách dùng an toàn cho bệnh nhân đau dạ dày:

  • Pha nước chanh: Pha 3 thìa nước cốt chanh với 250ml nước ấm và uống. Không uống trực tiếp nước cốt chanh nguyên chất. 
  • Tần suất uống: Nên uống 2-3 lần/ngày.
  • Thời điểm uống: Nên uống nước chanh sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng. Không nên uống khi bụng đói sẽ làm nặng thêm cơn đau dạ dày.

Nước chanh

 

3. 7 loại nước uống từ rau củ

Ngoài hoa quả thì nước ép từ rau củ giàu vitamin cũng là một đáp án thông minh dành cho câu hỏi Đau dạ dày uống nước gì? Các khoáng chất không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn ngăn chặn vi khuẩn gây hại  phát triển trong dạ dày gây viêm loét dạ dày, giảm đau và chữa lành vết loét nhanh chóng.

Nước ép cà rốt, rau diếp cá, dưa chuột, lạc hà, bông cải xanh, bắp cải, rau cần tây là 7 loại nước ép từ rau của người đau dạ dày có thể uống bổ sung kèm với nước lọc để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. 

3.1. Nước ép cà rốt

Cà rốt có chứa các thành phần tự nhiên có tính kiềm và rất giàu beta-carotene. Vì vậy uống nước ép cà rốt giúp  trung hòa axit thừa trong dạ dày, bảo vệ lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày, giảm ợ nóng và cảm giác khó chịu do đau dạ dày gây ra.

Cách làm nước ép cà rốt cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 1 củ cà rốt.
  • Thực hiện: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi cho vào máy ép ép lấy nước. Khi uống, có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong và chút nước ấm khuấy đều.
  • Thời điểm uống: Người bị đau dày nên uống nước ép cà rốt khoảng 2-3 giờ sau khi ăn. Không nên uống lúc bụng đói.
  • Lưu ý: Chỉ nên uống khoảng 100ml nước ép cà rốt/ngày, dùng 3-4 lần/tuần. Lạm dụng cà rốt gây vàng da, táo bón, ngộ độc natri và vitamin A, tăng lượng đường trong máu…

Nước ép cà rốt

3.2. Nước ép rau diếp cá

Các thành phần trong rau diếp cá như mangan, vitamin A, B, C và K có khả năng điều tiết quá trình sản xuất acid dạ dày. Hàm lượng chất xơ dồi dào còn giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

  • Chuẩn bị: 20g rau diếp cá tươi.
  • Thực hiện: Rau diếp cá sau khi rửa sạch hãy tiếp tục ngâm trong nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Vớt rau ra cho ráo nước rồi cho vào máy sinh tố xay cùng 200ml nước đun sôi để nguội vào. Lọc lấy nước cốt, bỏ hết bã. 
  • Cách uống: Pha nước cốt rau diếp cá với khoảng 400ml nước đun sôi để nguội rồi uống. Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm chút muối hoặc đường.
  • Lượng dùng: Mỗi ngày nên dùng từ 10 – 12g rau diếp khô, rau diếp cá tươi chỉ nên dùng từ 20 – 40g. Nên uống khoảng  2-3 lần/tuần. Không lạm dụng rau diếp cá vì dùng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, lạnh bụng…
  • Đối tượng không nên sử dụng: Người yếu bụng, người đang dùng thuốc nhuận tràng, trẻ em và phụ nữ mang thai không nên dùng rau diếp cá chữa trào ngược dạ dày.

Nước ép rau diếp cá

3.3. Nước ép dưa chuột

Dưa chuột có hàm lượng nước và chất xơ cao giúp hỗ trợ hạn chế và cải triệu chứng đau dạ dày, táo bón, ợ nóng, khó tiêu, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu rất hiệu quả. 

  • Chuẩn bị: 2 quả dưa chuột.
  • Thực hiện: Dưa chuột sau khi đã ngâm rửa sạch hãy cho vào máy ép lấy nước. Uống trực tiếp và ngay sau khi ép xong, không nên cho thêm đường hoặc đá.
  • Lượng dùng: Nên uống 1 cốc/ngày với tần suất 2-3 lần/tuần. Không nên lạm dụng uống quá nhiều vì có thể làm tăng kali trong máu đến suy giảm chức năng thận, đầy hơi, khó chịu hoặc đau bụng. 

Nước ép dưa chuột

3.4. Nước ép bông cải xanh

Bông cải xanh giàu vitamin A, E, C, K, acid nicotinic, chất xơ, carotene và  albumin… giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn Hp và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Người bệnh đau dạ dày muốn uống nước ép bông cải xanh hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 160g cái bông cảnh xanh.
  • Thực hiện: Bông cải xanh đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng. Cắt thành từng miếng rồi cho vào ép lấy nước. Nên uống ngay sau khi ép. 
  • Lượng dùng: Tối đa 160g bông cải xanh/ngày. Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ gây khó chịu, nóng trong, mất cân bằng dinh dưỡng, làm  tăng nguy cơ mắc chứng suy giáp, bệnh gout nặng hơn…
  • Lưu ý: Không nên ăn bông cải xanh hàng ngày, chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần.

Nước ép bông cải xanh

3.5. Nước ép bắp cải

Bắp cải giàu vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe dạ dày. Cụ thể vitamin U chữa lành vết thương nhanh chóng, tăng lượng máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày; sulforaphane có công dụng giảm viêm khá tốt.

  • Chuẩn bị: 500g bắp cải.
  • Thực hiện: Bắp cải sau khi rửa sạch và ngâm nước muối bạn đem cắt nhỏ. Cho bắp cải vào máy ép lấy nước uống.
  • Lượng dùng: Uống đối đa 500ml nước ép bắp cải nguyên chất/ngày, mỗi tuần dùng 3-4 lần. Lạm dụng bắp cải có thể gây khó tiêu, đầy hơi,  tiêu chảy, sỏi thận, hạ đường huyết…
  • Thời điểm uống: Có thể uống nước ép bắp cải vào bất kỳ thời điểm trong ngày nhưng tốt nhất là vào sáng sớm hoặc trước bữa ăn.
  • Đối tượng không nên dùng: Người bị đau dạ dày nếu kèm theo bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận, dị ứng với cruciferous vegetables hoặc tạng hàn thì không nên uống nước ép bắp cải.

Nước ép bắp cải

3.6. Nước ép bạc hà 

Bệnh nhân đau dạ dày uống nước ép bạc hà giúp giảm đau hiệu quả. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy trong lá bạc hà nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa và đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Đồng thời, bạc hà cũng có công dụng giảm đau bụng và khó tiêu hữu hiệu.

Người bệnh có thể giảm đau bằng nước ép lá bạc hà theo cách sau:

  • Chuẩn bị: 8g bạc hà.
  • Thực hiện: Bạc hà sau khi sửa sạch, hãy cho vào ngâm 30 phút với nước muối. Cho bạc hà vào máy sinh tố cùng chút nước rồi xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Lượng dùng: Tối đa 8g bạc hà/ngày. Việc lạm dụng bạc hà có thể gây ợ nóng, dị ứng da, nổi phát ban trên da…

Nước ép bạc hà

3.7. Nước ép rau cần tây

Rau cần tây ngoài hàm lượng chất xơ cao còn rất giàu các vitamin A, C, K và khoáng chất canxi, magie, photpho thiết yếu cho cơ thể. Do đó, uống nước ép rau cần tây giúp hỗ trợ kiểm soát lượng axit dịch vị và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày. Từ đó, cải thiện hiệu các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra.

  • Chuẩn bị: 1 cây cần tây lớn, 1 miếng gừng, mật ong.
  • Thực hiện: Cần tây, gừng sau khi làm sạch sẽ thì thái thành từng lát nhỏ. Cho các nguyên liệu vào máy sinh tố xay cùng nước.
  • Cách uống: Khi uống nước ép cần tây, bạn có thể cho thêm chút mật ong để tăng hương vị và giảm bớt mùi của rau cần tây.

Nước ép rau cần tây

4. 3 loại trà thảo dược

3 loại trà thảo dược bạn nên uống khi bị đau dạ dày gồm: trà gừng, trà hoa cúc và trà cam thảo. Dưới đây là tác dụng và cách dùng cụ thể của từng loại trà: 

5.1. Trà gừng

Hai thành phần Oleoresin và Tecpen trong gừng có tác dụng giảm đau, chống viêm, trung hòa acid tốt. Khi bị đau dạ dày, hãy uống 1 cốc trà gừng ấm để làm dịu dạ dày, giảm cơn đau và ngăn ngừa vết loét lan rộng.

  • Chuẩn bị: Vài lát gừng tươi.
  • Thực hiện: Cho gừng tươi vào trong ấm sau đó đổ 500ml nước sôi vào. Hãm trong khoảng 5-7 phút là có thể uống. Nên uống khi trà còn ấm. 
  • Lượng dùng: Mỗi ngày dùng tối đa 4g gừng.
  • Thời điểm uống: Thời điểm thích hợp để uống trà gừng là vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.
  • Lưu ý: Không nên lạm dụng gừng vì có thể gây tiêu chảy, hại dạ dày, giảm lượng đường trong máu, tăng huyết áp…

Trà gừng

5.2. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống co thắt và làm dịu dạ dày. Vì vậy khi bị đau dạ dày, uống trà hoa cúc có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng, khó tiêu và đầy hơi. 

  • Chuẩn bị: 10g hoa cúc khô, 30ml mật ong. 
  • Thực hiện: Trần hoa cúc với nước sôi sau đỏ đổ lượng nước sôi vừa đủ vào hãm trong 10 phút. Khi uống bạn cho thêm mật ong vào thưởng thức.
  • Lượng dùng: Uống tối đa 3 tách trà hoa cúc/ngày.
  • Lưu ý: Nên uống trà hoa cúc với lượng hợp lý, lạm dụng trà có thể gây các triệu chứng dị ứng da.

Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống co thắt và làm dịu dạ dày.

5.3. Trà cam thảo

Đối với đau dạ dày, cam thảo có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét nhanh lành. Các hợp chất trong cam thảo có thể làm tăng nồng độ prostaglandin của hệ tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ dạ dày, và kích thích sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày.

  • Chuẩn bị: 4 lát cam thảo.
  • Thực hiện: Cho cam thảo vào ấm hãm cùng 200ml nước sôi. Chờ khoảng 5 phút là có thể uống trà.
  • Lượng dùng: Không nên dùng quá 8g cam thảo/ngày.
  • Lưu ý: Tránh dùng quá nhiều và thường xuyên cam thảo vì có thể gây  mất cân bằng chất điện giải, mất kinh ở phụ nữ, suy gan…

Trà cam thảo

Bên cạnh đó, người bệnh đau dày có thể uống một số loại trà khác như trà xanh, trà gạo, trà hạt thì là…

5. Nước uống từ các loại ngũ cốc

Các loại nước uống từ ngũ cốc có lợi cho sức khỏe người bị đau dạ dày gồm:

  • Ngũ cốc từ lúa mạch nguyên cám: Giúp hấp thụ axit dư thừa, cân bằng độ pH và ổn định môi trường dạ dày, làm giảm trào ngược và viêm loét. 
  • Ngũ cốc yến mạch: Giàu vitamin B, magie, sắt và chất xơ giúp giảm các triệu chứng ợ chua và đầy hơi. 
  • Ngũ cốc từ gạo tẻ: Hàm lượng tinh bột cao giúp bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, hấp thụ axit dịch vị dư thừa, giảm nguy cơ bào mòn và tổn thương niêm mạc dạ dày. 
  • Ngũ cốc làm từ gạo nếp: Có khả năng trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm đau dạ dày hiệu quả. 
  • Ngũ cốc từ đậu (đậu đỏ, đậu xanh, đậu Hà Lan): Loại ngũ cốc này rất giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và protein vừa có khả năng cải thiện các triệu chứng đau dạ dày vừa nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Ngũ cốc gạo lứt: Gạo lứt giàu protein, chất xơ, góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày và trào ngược. 
  • Ngũ cốc hạt mè (vừng): Chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, trong đó có vitamin E, protein và tinh bột. Từ đó giúp chữa lành các tổn thương bên trong do viêm loét dạ dày và cải thiện triệu chứng bệnh đau dạ dày.

Người bị đau dạ dày có thể lựa chọn 1 trong các loại ngũ cốc trên sau đó pha với nước uống. Lượng ngũ cốc nên dùng 1 ngày là khoảng 50g và 1 tuần nên dùng từ 2-3 lần, tránh lạm dụng.

Nước uống từ các loại ngũ cốc

6. 6 loại nước khác

Ngoài ra, nước mật ong, nha đam, nước muối ấm, tinh bột nghệ, giấm táo, sữa tươi và sữa chua cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày.  

6.1. Nước mật ong

Theo Đông Y, mật ong là vị thuốc quý có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hoá, giảm tiết acid dịch vị ở những bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày.

  • Chuẩn bị: 1 muỗng mật ong nguyên chất.
  • Thực hiện: Pha mật ong với 1 cốc nước ấm khoảng 300ml. Uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ.
  • Lưu ý: Dùng tối đa 1 muỗng mật ong/ngày, 1 tuần dùng tối đa 10 muỗng. 

Nước mật ong

6.2. Nước muối ấm

Nước muối có khả năng diệt vi khuẩn, làm sạch đường tiêu hóa và giảm co thắt dạ dày giúp giảm đau dạ dày. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, người bệnh có thể pha nước muối ấm và uống theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê muối, 350ml nước nóng. 
  • Thực hiện: Cho muối vào cốc nước nóng rồi khuấy đều lên. Uống nước ngay khi còn ấm.
  • Lượng dùng: Mỗi ngày có thể uống từ 1 – 2 cốc.
  • Lưu ý: Tránh lạm dụng pha quá nhiều muối, nên pha với nồng độ vừa phải.

Nước muối ấm

6.3. Nước tinh bột nghệ

Nước tinh bột nghệ giúp bù nước, bổ sung chất điện giải, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày.

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê tinh bột nghệ.
  • Thực hiện: Pha tinh bột nghệ với 300ml nước ấm rồi uống ngay.
  • Lượng dùng: Mỗi ngày uống từ 1-2 lần, mỗi lần uống 1 cốc theo tỷ lệ ở trên.

Nước tinh bột nghệ

6.4. Nước giấm táo

Không chỉ có tác dụng chỉnh lượng axit trong dạ dày, nước giấm táo còn hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày và trào ngược thực quản. Mặt khác, giấm táo còn có khả năng kháng khuẩn nên rất có lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày.

  • Chuẩn bị: 2 thìa cà phê giấm táo.
  • Thực hiện: Pha giấm táo với 400ml nước ấm rồi uống ngay.
  • Lưu ý: Lượng giấm táo nên dùng trong 1 ngày tối đa không quá 15ml.

Nước giấm táo

6.5. Sữa tươi

Không chỉ bổ sung dinh dưỡng, uống sữa tươi còn có tác dụng trung hòa lượng axit trong dịch vị của dạ dày. Đồng thời làm dịu những cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra.

  • Lượng dùng: Nên uống 1 ly – tương đương với 235 ml sữa mỗi ngày.
  • Thời điểm: Thời điểm uống sữa tốt nhất là vào buổi sáng.
  • Lưu ý: Không nên uống sữa tươi nếu cơ thể không có khả năng dung nạp lactose.

Sữa tươi

6.6. Sữa chua 

Axit lactic trong sữa chua có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp –  một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức để kháng cho cơ thể để chống lại bệnh đau dạ dày.

Khi ăn sữa chua, bệnh nhân đau dạ dày cần chú ý những vấn đề sau:

  • Lượng sữa chua nên ăn: Chỉ nên ăn tối đa 3 – 4 hộp sữa chua/tuần.
  • Thời điểm uống: Nên uống sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Không nên ăn lúc bụng đói vì axit trong sữa chua có thể khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn.

Axit lactic trong sữa chua có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp –  một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày.

III. Hướng dẫn người bị đau dạ dày uống nước đúng cách

Sau khi đã nắm được các loại nước nên uống, người bệnh đa dạ dày cần tìm hiểu để nắm được cách uống nước đúng để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

1. Lượng nước nên uống

Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên uống đủ nước được khuyến nghị theo nhu cầu của cơ thể, dao động từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. 

Không nên uống quá nhiều nước vì đôi khi có thể gây ra cảm giác đầy bụng, khó thở, chóng mặt hoặc làm loãng lượng acid tiết trong dạ dày. 

Lương nước nên uống dao động từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

2. Thời điểm uống nước

Bạn có thể uống nước vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất là sau khi ngủ dậy, trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Không nên uống nước trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn no vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Mặt khác, uống quá nhiều nước còn có thể làm loãng lượng axit trong dạ dày. Hậu quả là thức ăn không được tiêu hóa hết và ứ đọng trong đường ruột gây tăng tiết acid và dẫn đến đau dạ dày.

Thời điểm thích hợp nhất là sau khi ngủ dậy, trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

3. Loại nước không nên uống

Bên cạnh các loại nước nên uống thì người đau dạ dày cũng nên kiêng uống một số đồ uống không tốt dưới đây để tránh bệnh đau dạ dày tiến triển nặng hơn:

  • Đồ uống chứa nhiều caffeine, cồn như rượu, bia, cà phê, trà đặc: Nhóm thức uống này gây kích thích tăng tiết acid dịch vị và làm khởi phát các cơn đau dạ dày. Nếu dùng trong khoảng thời gian dài có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…
  • Nước uống có vị chua như quýt, cam, xoài, cóc, sấu, mơ: Vì khi uống sẽ làm tăng nhanh chóng lượng axit trong dạ dày, vết thương cũ có thể tái loét gây đau.
  • Đồ uống có ga: Đồ uống này làm tăng lượng khí trong dạ dày gây chướng bụng, đầy hơi, dạ dày co thắt làm tăng nặng các cơn đau.

Người bị đau dạ dày không nên uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga và nước uống có vị chua.

Khi cơn đau dạ dày đột ngột xuất hiện, người bệnh có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Almagate – thành phần chính trong thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. 

Thuốc Yumangel được bào chế ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Sản phẩm dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. 

Ngoài giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên uống nước gì, bài viết còn cung cấp thông tin về lý do tại sao người đau dạ dày cần uống nước và cách uống nước đúng để hỗ trợ đẩy lùi bệnh. Nếu cơn đau dạ dày không thuyên giảm, hãy đi thăm khám để được điều trị kịp thời!

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh đau dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *