Đau dạ dày kiêng ăn quả gì? 13 loại quả cần kiêng

Đau dạ dày kiêng ăn quả gì? Dứa, chanh, cam, quýt, xoài, đào, cà chua, cóc, kiwi… là những loại quả người đau dạ dày nên kiêng ăn. Lý do là bởi các loại quả này có chứa chất gây kích ứng dạ dày có thể khiến tình trạng đau dạ dày nặng hơn. Cùng Yumangel tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

I. Đau dạ dày kiêng ăn quả gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. Khi bị đau dạ dày, người bệnh nên dùng các thực phẩm/thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ các loại hoa quả.

Tuy nhiên, bên cạnh các loại hoa quả tốt cho dạ dày, bạn cần lưu ý một số loại trái cây dưới đây không tốt cho người bệnh dạ dày dưới đây:

1. Dứa

Quả dứa chứa nhiều axit và một số enzym có công dụng phân hủy protein, làm tăng phản ứng viêm và tăng viêm loét niêm mạc dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

Do đó, người bệnh đau dạ dày nên hạn chế hoặc kiêng ăn dứa. Người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều dứa hoặc ăn dứa vào lúc đói dễ gây nôn nao, cồn cào, khó chịu.

2. Các loại quả họ cam quýt

Các loại quả thuộc họ cam quýt như: chanh, quýt, cam, bưởi… có hàm lượng axit cao và vị chua dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit dạ dày, làm tăng sự khó chịu của cơn đau dạ dày.

3. Quả hồng

Quả hồng dù rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng người đau dạ dày không nên ăn. Lý do là vì loại quả này chứa chất tanin gây ra vị chát và chất pectin. Chất này có nhiều trong vỏ và quả hồng xanh chưa chín kỹ.

Tanin và pectin là các chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Khi ăn quá nhiều hồng, đặc biệt là khi đói, các chất này cộng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…

Do đó, bệnh nhân đau dạ dày ăn quả hồng có thể khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Khi ăn quá nhiều hồng sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở ruột, dễ dẫn đến tắc ruột.

Quả hồng dù rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng người đau dạ dày không nên ăn.

4. Dưa hấu

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin A, C, B5, kali, lycopene… có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, do dưa hấu có tính hàn nên những người đau dạ dày, có chức năng tiêu hóa kém, hay đau bụng và tiêu chảy không nên ăn.

5. Quả xoài

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi đau dạ dày kiêng ăn quả gì là quả xoài. Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn xoài, đặc biệt là xoài xanh, xoài chua, kể một số loại xoài khi chín vẫn còn vị chua vì có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Nếu muốn ăn, bạn chỉ nên ăn loại xoài đã chín ngọt, ăn ít và không ăn khi đói.

6. Quả kiwi

Quả kiwi được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” nhưng loại quả này lại có tính lạnh nên nếu ăn quá nhiều có thể gây tổn thương lá lách và dạ dày, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Bên cạnh đó, kiwi chứa một lượng lớn vitamin C và pectin sẽ làm tăng axit dịch vị, tăng gánh nặng cho dạ dày và gây ra các triệu chứng như ợ chua, đau bụng…

Quả kiwi chứa một lượng lớn vitamin C và pectin sẽ làm tăng axit dịch vị, tăng gánh nặng cho dạ dày…

7. Táo gai

Những người tỳ vị, dạ dày kém nên kiêng hoặc ăn ít ăn táo gai, vì nếu nếu ăn quá nhiều táo gai có thể dẫn đến sỏi dạ dày.

Do hàm lượng pectin và tannin trong táo gai cao nên sau khi tiếp xúc với axit dạ dày rất dễ kết tụ thành kết tủa không tan trong nước và kết dính với cặn thức ăn tạo thành sỏi dạ dày. Hậu quả là  có thể gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thậm chí thành dạ dày bị hoại tử và thủng.

8. Táo tàu

Được mệnh danh là “viên vitamin” tự nhiên nhưng nhiều chuyên gia khuyến nghị không nên ăn quá nhiều táo tàu tươi, nếu không sẽ làm tổn thương dạ dày. Nguyên nhân là vì quả táo tàu nhiều chất xơ nên khi ăn một lượng lớn sẽ kích thích dạ dày và gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Phần lớn chất xơ tồn tại trong vỏ táo tàu, vỏ táo tàu mỏng và cứng, có cạnh sắc nhọn. Do đó nếu niêm mạc dạ dày bị viêm, loét sẽ khiến cơn đau nhức, khó chịu thêm trầm trọng.

9. Cà chua

Cà chua có tính axit cao nên khi ăn có thể kích thích dạ dày tạo ra nhiều axit hơn. Vì vậy, người bị đau dạ dày ăn nhiều cà chua, đặc biệt vào lúc đói sẽ tạo nên nhiều acid pantothenic – nguyên nhân hàng đầu gây ra ợ nóng và các triệu chứng khác.

Ngoài ra, người đau dạ dày cũng nên hạn chế ăn các món ăn làm từ cà chua.

10. Đào

Người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày không nên ăn quả đào dễ gây rối loạn tiêu hóa, tạo gánh nặng cho dạ dày và khiến bộ phận này phải hoạt động nhiều hơn.

Ngoài ra, trong quả đào chứa nhiều chất đại phân tử nên những người có chức năng tiêu hóa yếu hoặc trẻ em không dễ hấp thu và tiêu hóa.

Người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày không nên ăn quả đào dễ gây rối loạn tiêu hóa, tạo gánh nặng cho dạ dày

11. Hoa quả gây nóng

Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn các loại quả gây nóng vì chúng chứa nhiều đường, chất béo… dễ gây nóng trong người dẫn đến táo bón, khó tiêu. Các loại quả nằm trong nhóm hoa quả gây nóng có thể kể đến như nhãn, sầu riêng, vải…

Giải đáp: Đau dạ dày ăn sầu riêng được không? Nên ăn như thế nào?

12. Đu đủ xanh

Lý do người đau dạ dày không nên ăn đu đủ xanh vì loại quả này có nhiều nhựa, trong đó có chứa nhiều papain gây bào mòn niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn đu đủ chín.

Đừng bỏ qua: Bị dạ dày có ăn được đu đủ chín không?

13. Quả cóc

Không chỉ có vị chua và tính axit gây hại cho niêm mạc dạ dày, các hoạt chất có trong cóc khiến dạ dày nóng lên khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị đau dạ dày không nên ăn quả cóc.

II. Đau dạ dày nên ăn quả gì?

Ăn các loại hoa quả tốt cho sức khỏe dạ dày sẽ giúp hỗ trợ bệnh mau khỏi. Dưới đây là một số loại quả người bệnh đau dạ dày nên ăn:

  • Đu đủ chín: Enzym Men papain trong đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn; hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu, giải độc cho cơ thể. Các nghiên cứu còn cho thấy, ăn đu đủ còn có thể giúp giảm stress, giúp tinh thần thoải mái, nhờ vậy ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.
  • : Theo các nghiên cứu, bơ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: chất xơ, Kali, Vitamin nhóm B, Vitamin E, Folate… giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày.
  • Chuối chín: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chuối chín có thể hỗ trợ chữa loét dạ dày và đau dạ dày. Khi ăn chuối sẽ tạo ra lớp màng nhầy trong dạ dày dày hơn, từ đó cải thiện tình trạng viêm nhiễm và loét.  Lượng Vitamin B có trong chuối giúp thư giãn tinh thần, giảm lo lắng căng thẳng –  một trong các yếu tố gây đau dạ dày.
  • Lựu đỏ: Quả lựu chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp kiểm soát cơn đau dạ dày và bồi bổ sức khỏe.
  • Việt quất: Các chất natri, fructose, vitamin trong quả việt hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là đau bảo tử, táo bón…
  • Thanh long: Ăn thanh long cung cấp cho cơ thể prebiotic. Đây là chất  có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong dạ dày, đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Dưa lưới: Nhờ có hàm lượng vitamin C và nước dồi dào nên ăn dưa lưới giúp cải thiện bệnh viêm loét dạ dày. Thành phần Phytochemical trong dưa lưới là một hợp chất nổi tiếng với khả năng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, Enzyme Superoxide Dismutase, Beta-caroten trong dưa lưới có tác dụng giảm căng thẳng, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, tăng cường sức khỏe.

Bệnh nhân đau dày nên ăn các loại quả tốt cho dạ dày như chuối chín, đu đủ chín, việt quất, bơ…

Các loại hoa quả trên tốt cho dạ dày nhưng khi ăn bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Lượng ăn: Nên ăn hoa quả một cách vừa phải, khoảng 400 – 800g/ngày.
  • Thời điểm ăn hoa quả: Nên ăn hoa quả sau bữa chính khoảng từ 30 phút đến  1 tiếng. Tránh ăn trái cây ngay sau bữa ăn vì có thể gây khó tiêu và chất dinh dưỡng không được hấp thu tối đa.
  • Không nên ăn khi bụng đói: Không nên ăn hoa quả khi bụng đang đói và  rỗng để tránh tình trạng tăng axit dạ dày.
  • Không ăn hoa quả sau khi uống thuốc tây: Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc.

III. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người đau dạ dày

Bên cạnh việc kiêng ăn các loại quả không tốt cho dạ dày thì người bị đau dạ dày cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý khác trong chế độ ăn uống nói chung. Ví dụ như:

  • Không chế biến thực phẩm dưới dạng các món sống, tái như gỏi, tiết canh; nên ăn chín, uống sôi.
  • Tránh ăn thực phẩm thô cứng, nhiều xơ, gân: Vì những thức ăn sẽ tạo áp lực và gánh nặng cho dạ dày. Nên thái nhỏ thức ăn và nấu chín kỹ để tránh dạ dày bị co bóp mạnh.
  • Hạn chế ăn các món ăn xào, rán, chiên, nướng vì khó tiêu hóa: Nên ưu tiên chế biến thực phẩm ở dạng hấp, luộc, om, kho vì dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn.
  • Tránh chế biến thức ăn quá đặc hoặc quá lỏng: Thức ăn quá thô và đặc sẽ làm cho dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn; ngược lại nếu quá lỏng và nhiều nước làm loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
  • Không nên bỏ bữa, nhịn ăn: Vì khi bụng đói, dạ dày trống rỗng sẽ tiết ra acid dịch vị và co bóp tiêu hóa. Lượng dịch vị tiết ra ít hoặc nhiều hơn nhu cầu cầu sẽ gây kích thích, gây đau dạ dày.
  • Không nên ăn quá nhanh: Ăn quá nhanh, nhai thức ăn không kỹ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng mà trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
  • Không nên vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại: Thói quen này sẽ giảm lượng máu đến dạ dày và tăng cường đưa một lượng lớn máu về não nên không thể hỗ trợ dạ dày trong việc tiêu hóa thức ăn.
  • Không nên ăn quá no: Vì có thể khiến dạ dày căng to, chức năng co bóp yếu gây ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát và làm gia tăng cơn đau.
  • Không để bụng quá đói: Nếu để bụng quá đói, dạ dày trống rỗng thì acid dịch vị có thể tác động lên niêm mạc dạ dày và gây ra cơn đau. Mặt khác, hoạt động co bóp dạ dày trong giai đoạn này cũng có thể gây ra các cơn đau.
  • Không nên ăn đêm, gần giờ đi ngủ:  Việc ăn đêm khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi, tình trạng này nếu kéo dài khiến niêm mạc bị tổn hại, dạ dày kém tiêu hóa và tăng nguy cơ đau dạ dày.
  • Không nên vận động ngay sau khi ăn: Sau khi ăn từ 1 – 3 tiếng, máu sẽ tập trung tại cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Nếu bạn vận động mạnh sẽ gây đau dạ dày.
  • Không nên nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn no: Thói quen ăn xong nằm hoặc ngủ ngay khiến não rơi vào trạng thái ức chế, hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể ngừng nghỉ. Hậu quả là thức ăn không được tiêu hóa  hết gây ra các bệnh về dạ dày và đường ruột.

Người bị đau dạ dày nên ăn chậm nhai kỹ.

Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên, các bạn đã biết đau dạ dày kiêng ăn quả gì để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài một chế độ dinh dưỡng và ăn uống khoa học, người đau dạ dày nên đi thăm khám bác sĩ để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

1/5 (1 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *