Đau dạ dày có ăn được bánh chưng Tết không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu dịp lễ Tết Nguyên đán của dân tộc. Nhưng người bị đau dạ dày nên kiêng hoặc hạn chế ăn bánh chưng vì một số thành phần như gạo nếp, đậu xanh hay thịt mỡ khi ăn vào có thể gây khó tiêu, tăng tiết axit dạ dày khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
Mục lục
I. Thành phần và dinh dưỡng của bánh chưng Tết
Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Không chỉ thơm ngon, bánh chưng còn rất giàu dinh dưỡng.
Thành phần để làm nên một chiếc bánh chưng gồm: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành củ tươi. Tính trung bình, một chiếc bánh chưng ngày Tết gồm: gạo nếp 500g, đậu xanh 100g, thịt lợn có nhiều mỡ 100g và khoảng 5g hành củ tươi.
Thành phần dinh dưỡng của chiếc bánh chưng với các thành phần nêu trên sẽ gồm:
- Năng lượng: 2.620 kcal.
- Protid: 79,55g.
- Lipid: 47,20g.
- Glucid: 427,84g.
- Muối khoáng: 7,13g.
- Canxi: 0,233g.
- Photpho:1,025g.
- Sắt: 0,016g.
- Vitamin A: 0,081mg.
- Vitamin B1: 1,68mg.
- Vitamin B2: 0,43mg.
- Vitamin PP: 13,21mg.
Xét về mặt dinh dưỡng, bánh chưng có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và nguyên liệu bao gồm: gạo nếp (nhóm chất bột đường), đỗ xanh, thịt lợn (nhóm chất đạm động vật và đạm thực vật, nhóm chất béo), hành củ, hạt tiêu (nhóm vitamin và khoáng chất).
Theo tính toán, hàm lượng dinh dưỡng trong 100g bánh chưng gồm: 181 kcal năng lượng; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường; 0,6g chất xơ; 26g canxi; 0,94g sắt và 1,4g kẽm.
Như vậy, khi ăn đúng cách với lượng vừa phải, bánh chưng giúp cung cấp rất nhiều dương chất tốt cho sức khỏe. Nhưng với người bị đau dạ dày thì sao, đau dạ dày có ăn được bánh chưng Tết không?
II. Đau dạ dày có ăn được bánh chưng Tết không? Tại sao?
Về thắc mắc người bị đau dạ dày có ăn được bánh chưng Tết không, các chuyên gia sức khỏe cho biết, câu trả lời sẽ là nên kiêng hoặc hạn chế ăn tối đa cho thắc mắc này. Người bị đau dạ dày cần tránh ăn bánh chưng dịp Tết vì có thể gây khó chịu và khiến triệu chứng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
Sở dĩ ăn bánh chưng Tết có thể khiến tình trạng đau dạ dày hơn nặng và nghiêm trọng hơn vì một số thành phần sử dụng để làm bánh có thể gây khó tiêu, đầy hơi và làm tăng tiết axit dạ dày. Cụ thể:
1. Gạo nếp khó tiêu hóa, gây đầy hơi
Vỏ bánh chưng Tết được tạo ra từ gạo nếp. Sau khi được nấu chín, gạo nếp sẽ dẻo, dính và khó tiêu hóa hơn so với các loại tinh bột khác.
Đối với những người có sức khỏe bình thường, khi ăn với lượng vừa phải sẽ không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về dạ dày, gạo nếp có thể gây ra các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, đau bụng và đầy hơi. Lúc này nếu người bị đau dạ dày ăn bánh chưng sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
2. Chất béo trong thịt lợn làm tăng tiết axit dạ dày
Thịt lợn là phần nhân không thể thiếu trong bánh chưng Tết giúp tăng độ béo và ngậy cho món ăn.
Thịt lợn giàu dinh dưỡng và protein nhưng đối với người bị đau dạ dày, thịt lợn mỡ có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây khó tiêu và làm trầm trọng hơn các triệu chứng như ợ chua và đau bụng. Bên cạnh đó, một số người còn có sở thích rán bánh chưng khiến lượng dầu mỡ trong bánh tăng cao gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
3. Đậu xanh có tính hàn, gây lạnh dạ dày
Nhân đậu xanh – một thành phần trong bánh chưng cũng là nguyên liệu không tốt cho người đau dạ dày.
Nguyên nhân là do đậu xanh tuy giàu dinh dưỡng nhưng lại có tính hàn, nên khi ăn vào có thể gây lạnh dạ dày. Người bị đau dạ dày nếu ăn đậu xanh vào có thể làm suy yếu hệ tiêu hóa, dễ gây khó tiêu hóa và đau dạ dày.
Thêm vào đó, hàm lượng chất xơ không hòa tan trong đậu xanh cao nên nếu người bị đau dạ dày ăn có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột khi tiêu thụ nhiều.
Tóm lại, nếu bạn đang thắc mắc đau dạ dày có ăn được bánh chưng Tết không thì câu trả lời là nên kiêng hoặc hạn chế ăn tối đa. Vì các thành phần và nguyên liệu sử dụng để làm bánh chưng như gạo nếp, thịt lợn hay đậu xanh có thể khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, tăng tiết axit dạ dày khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu vẫn muốn ăn để thưởng thức không khí Tết hoặc quá thèm ăn bánh chưng Tết, bạn có thể ăn nhưng cần chú ý những vấn đề sau:
– Ăn bánh chưng với lượng nhỏ (khoảng 1/8 góc bánh chưng). Nghiên cứu cho thấy, 1/8 chiếc bánh chưng cỡ thông thường sẽ có trọng lượng khoảng 114 gram, cung cấp 204 kcal; 5,6 gram chất béo, 4,7 gram chất đạm và 33,9 gram chất bột đường.
– Khi ăn nhớ nhai bánh thật kỹ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
– Nên tránh ăn bánh chưng rán hoặc ăn kèm với các món dầu mỡ khác để bảo vệ dạ dày tốt hơn.
III. Những lưu ý quan trọng cho người đau dạ dày khi ăn bánh chưng Tết
Người bị đau dạ dày nếu vẫn muốn ăn bánh chưng để thưởng thức không khí Tết thì cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:
1. Liều lượng vừa phải
Không nên ăn quá nhiều bánh chưng ngay cả khi thèm ăn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 100-150g bánh chưng và kết hợp thêm nhiều rau xanh và tập thể dục rèn luyện sức khỏe.
2. Nên ăn vào sáng hoặc trưa
Do bánh chưng chứa nhiều năng lượng và chất béo nên thời điểm tốt nhất để tiêu thụ loại bánh này là vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Đây là 2 thời điểm có thể có nhiều hoạt động để có thể tiêu hao năng lượng và chuyển hóa năng lượng hiệu quả.
Nếu bạn ăn bánh chưng vào bữa tối, bạn có thể bị đầy hơi, chướng bụng và tích tụ năng lượng gây tăng cân. Đặc biệt, những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, nhiễm mỡ máu, hay tỳ vị yếu cũng nên kiêng ăn bánh chưng vào buổi tối để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Không nên ăn kèm với dưa hành
Bánh chưng Tết thường được người Việt ăn kèm với dưa hành hoặc các loại rau củ muối. Đây là các món ăn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng và cân bằng hương vị béo ngậy của bánh chưng. Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm bánh chưng Tết với các loại rau quả quả để cân bằng tiêu hoá.
Tuy nhiên, một số đối tượng lại không nên ăn bánh chưng với dưa hành muối đó là: người đau dạ dày, người mắc cao huyết áp, người bị bệnh tim mạch. Lý do là vì dưa hành muối chứa nhiều muối, có thể làm tăng huyết áp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch.
4. Hạn chế ăn bánh chưng rán
Bánh chưng rán là món ăn vô cùng ngon miệng nhưng có nhược điểm là khi rán lên lượng chất béo trong bánh sẽ tăng lên cao.
Với người có sức khỏe bình thường, việc ăn bánh chưng rán với lượng vừa phải có thể không gây tổn hại cho sức khỏe. Nhưng với những người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu và bệnh thận cần hạn chế ăn bánh chưng rán vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, người bị đau dạ dày cũng nên tránh ăn bánh chưng rán, vì lượng dầu mỡ cao có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây khó tiêu và làm nặng thêm triệu chứng đau dạ dày.
5. Tránh ăn cùng với các món giàu tinh bột
Bánh chưng là món ăn giàu tinh bột, do vậy bạn không nên ăn kèm với các món có tinh bột khác như xôi, bánh mì. Nếu ăn cùng có thể làm tăng lượng carbohydrate và calo, dễ dẫn đến tăng cân và béo phì.
6. Cách bảo quản bánh chưng
Vì không thể ăn bánh chưng Tết hết ngay trong 1-2 ngày nên bạn cần chú ý cách bảo quản bánh theo hướng dẫn dưới đây:
– Bảo quản bánh chưng Tết ở nơi thoáng mát, khô tráo, tránh ánh nắng mặt trời hoặc nơi ẩm thấp, bụi bẩm để bánh không bị mất đồng thời giữ được hương vị thơm ngon lâu hơn.
– Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh khi trời nóng bức để tránh bị hỏng.
– Bánh chưng đã bóc nhưng chưa ăn hết, bạn nên bọc kín lại bằng vỏ lá hoặc bằng màng bọc thực phẩm trước khi cất vào tủ lạnh để tránh bánh bị khô hoặc nhiễm khuẩn.
– Hấp lại trước khi ăn nếu bảo quản bánh trong tủ lạnh để bánh mềm và nóng trở lại.
IV. Ngoài người đau dạ dày, những ai không nên ăn bánh chưng Tết?
Không chỉ người bị đau dạ dày, một số nhóm người dưới đây cũng cần kiêng hoặc hạn chế ăn bánh chưng Tết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
1. Người mắc bệnh tim mạch
Hàm lượng chất béo và năng lượng trong bánh chưng cao. Do đó, nếu bạn ăn bánh chưng Tết với lượng nhiều và thường xuyên có thể dễ dàng làm tăng lượng chất béo trong cơ thể, gây hại cho hệ tim mạch.
Đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, việc ăn nhiều bánh chưng Tết có thể khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của tim.
2. Người béo phì
Vì dồi dào năng lượng và chất béo từ đồng vật nên bánh chưng Tết cũng không phù hợp với người đang bị thừa cân hoặc béo phì. Tiêu thụ bánh chưng có thể khiến cơ thể tích lũy thêm mỡ thừa và gây tăng cân.
3. Người nóng trong, mụn nhọt
Gạo nếp sử dụng để làm bánh chưng theo đông y có tính nóng. Vì vậy, nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể gây nóng trong, làm tăng nhiệt độ cơ thể gây nổi mụn nhọt.
Vì vậy, những người có cơ địa nóng trong, da hay nổi mụn thì nên hạn chế ăn bánh chưng Tết để tránh tình trạng sức khỏe và da trở nên xấu hơn.
4. Người cao huyết áp
Thịt mỡ lợn sử dụng làm nhân bánh chưng chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng huyết áp cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người bị cao huyết áp.
Do đó, nếu ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng Tết sử dụng nhiều thịt mỡ sẽ gây kích thích tăng tiết axit dịch vị. Đồng thời làm tăng huyết áp khiến sức khỏe tim mạch gặp nguy hiểm.
5. Người bệnh thận
Bệnh nhân đang mắc bệnh thận nên hạn chế ăn bánh chưng Tết để tránh nguy cơ bị rối loạn mỡ máu và tăng gánh nặng cho thận.
Mặt khác, bánh chưng có chứa nhiều muối, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận và khiến bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.
6. Người bệnh tiểu đường
Bánh chưng chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm đường, đạm và béo nên dễ gây tăng đường huyết nếu ăn với lượng nhiều và liên tục.
Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường cần tiêu thụ bánh chưng với lượng ít hoặc tốt nhất không nên ăn để tránh tình đường huyết tăng đột ngột, gây hại cho sức khỏe.
Nếu không may bị đau dạ dày dịp Tết thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì đã có thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày. Yumangel được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập đoàn Dược phẩm Yuhan của Hàn Quốc.
Ưu điểm của Yumangel là giúp làm giảm cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng nhờ thành phần chính là Almagate khả năng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch giúp tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Yumangel được thiết kế dạng gói pha sẵn nhỏ gọn, dễ mang đi làm, uống ngay không cần pha với nước nên rất tiện lợi.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 3-4 gói, mỗi lần uống 1 gói vào thời điểm sau bữa ăn 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ. Trong trường hợp bị đau rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trào ngược thực quản, chướng bụng… thì có thể uống ngay 1 gói Yumangel để làm giảm cảm giác khó chịu.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề đau dạ dày có ăn được bánh chưng Tết không hoặc để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.mediplus.vn/tieu-hoa/dau-da-day-an-banh-chung.html#:~:text=Nh%C6%B0%20v%E1%BA%ADy%2C%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%8B%20%C4%91au,t%C3%ACnh%20tr%E1%BA%A1ng%20%C4%91au%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0y.
https://tuoitre.vn/su-that-ve-mieng-banh-chung-20230122224503771.htm#:~:text=S%E1%BB%B1%20th%E1%BA%ADt%20l%C3%A0%201%2F8,cung%20c%E1%BA%A5p%20kho%E1%BA%A3ng%20200%20kcal.
https://giaoducthoidai.vn/bat-ngo-gia-tri-dinh-duong-cua-mot-chiec-banh-chung-post622570.html
https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/dau-da-day-tuyet-doi-dung-an-nhung-mon-nay-keo-pha-hong-cuoc-vui-ngay-tet-1325265?srsltid=AfmBOoohQhklEPLWoizk9uyv0_hWo16pQNW19357qH9n7_XSXF6YlmTM
https://tienphong.vn/nhung-luu-y-khi-an-banh-chung-trong-ngay-tet-de-khong-ruoc-hoa-vao-than-post1504630.tpo
https://tienphong.vn/luu-y-khong-duoc-bo-qua-khi-an-banh-chung-de-vui-khoe-trong-nam-moi-post1611089.tpo
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...