Viêm loét dạ dày – bệnh dịp Tết nhiều người mắc phải

Công việc cuối năm bộn bề, căng thẳng stress vì Tết, những bữa tiệc tất niên liên miên cộng với ăn uống và sinh hoạt thiếu độ khiến nhiều người bị khởi phát hoặc tái phát bệnh viêm loét dạ dày dịp Tết. 

I. Lối sống không lành mạnh ngày Tết dẫn đến viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là vết rách trên bề mặt niêm mạc dạ dày đủ sâu để tạo thành một hố nông (loét) trên thành dạ dày. Bệnh gây đau đớn và có thể gây ra các biến chứng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.

Theo các chuyên gia sức khỏe, viêm loét dạ dày có nguy cơ cao khởi phát hoặc tái phát vào dịp Tết. Nguyên nhân là do:

1. Dạ dày bị quá tải vì tiệc tất niên cuối năm

Năm mới 2025 đang cần kệ, đây cũng là thời gian của các buổi tiệc tất niên cuối năm với bạn bè, người thân, đồng nghiệp diễn ra để ôn lại kỷ niệm trước khi bước sang năm mới. 

Việc thường xuyên tham gia các buổi tiệc tất niên với các món ăn giàu chất béo, giàu đạm và dinh dưỡng khiến nhiều người rơi vào trạng thái dạ dày bị quá tải, đầy bụng, bụng ì ạch, khó tiêu, táo bón, thậm chí là viêm loét dạ dày.

2. Uống quá nhiều rượu bia 

Uống rượu bia liên tục trong những ngày cận Tết và trong Tết cũng làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. 

Nguyên nhân là do rượu bia là đồ uống chứa cồn, khi tiêu thụ sẽ dạ dày sản xuất axit dịch vị nhiều hơn bình thường gây ợ hơi, ợ nóng, nóng rát, trào ngược, đau dạ dày. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm, loét dạ dày và các bệnh dạ dày nguy hiểm về sau.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, rượu có thể gây kích ứng, ăn mòn và xói mòn niêm mạc dạ dày, khiến bạn dễ bị viêm loét dạ dày. Uống nhiều rượu bia cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét dạ dày.

3. Ăn uống thất thường không đúng bữa

Thói quen ăn uống bị thay đổi đột ngột và thất thường dịp Tết, nhiều người ăn uống không đúng giờ, đủ bữa cũng là nguyên nhân khiến bệnh viêm loét dạ dày dễ bùng phát hoặc tái phát.

Việc ăn uống thất thường không đúng bữa có thể phá vỡ sự cân bằng tinh tế giữa quá trình tiết axit dạ dày và quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Ăn không đúng bữa khiến dạ dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Độ axit tăng có khả năng làm hỏng lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, khiến tình trạng loét dễ xảy ra hơn. 

4. Tiêu thụ nhiều thực phẩm có hại cho dạ dày

Việc tiêu thụ nhiều và liên tục các thực phẩm không tốt cho dạ dày trong dịp Tết như: đồ lên men, muối chua; đồ ăn cay nóng; đồ nếp (bánh chưng, xôi); đồ uống có ga, cà phê; rau sống, thịt tái… cũng làm tăng nguy cơ xảy ra viêm loét dạ dày.

– Đồ ăn chiên rán, nhiều chất béo: Các món ăn chiên rán, nhiều chất béo trong mâm cơm ngày Tết như nem rán, thịt đông, xúc xích, giò chả mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và có thể gây khó chịu ở bụng và đầy hơi, làm trầm trọng thêm tình trạng loét dạ dày. Những người bị loét dạ dày tá tràng có thể cảm thấy tệ hơn khi ăn những thực phẩm này. 

– Thực phẩm lên men, muối chua: Phổ biến là dưa hành muối, kim chi chứa nhiều axit có thể gây kích ứng và tăng tiết axit dạ dày. 

– Bánh chưng, bánh tét, xôi: Các chuyên gia sức khỏe khuyên người bị mắc bệnh dạ dày nên tránh hoặc kiêng ăn nhiều bánh chưng, bánh tét, xôi vì có thể gây khó chịu và khiến triệu chứng đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do các thành phần trong bánh chưng như gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh có thể gây khó tiêu, đầy hơi và làm tăng tiết axit dạ dày.

– Đồ ăn cay nóng: Mặc dù đồ ăn cay có thể cải thiện hương vị của món ăn, nhưng chúng cũng có thể khiến các vấn đề về dạ dày trở nên tồi tệ hơn hoặc thậm chí gây loét. Đồ ăn cay có thể gây đau hoặc khó chịu vì chúng chứa các chất như capsaicin, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và thúc đẩy sản xuất axit dạ dày. 

 

– Cà phê, trà đặc: Tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa caffeine như cà phê, trà đặc có thể khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày có thể bị tổn thương do lượng axit dư thừa này, làm tăng nguy cơ loét phát triển. 

– Nước ngọt có ga: Nước ngọt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày, trong khi đó dịp Tết loại đồ uống này được tiêu thụ nhiều hơn bình thường. Đồ uống có ga có thể góp phần sản xuất axit dạ dày và có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng loét. 

– Rau sống và thịt tái: Helicobacter pylori (HP) một loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm loét dạ dày có thể lây truyền qua các món ăn từ thịt tái, rau sống. 

5. Căng thẳng stress vì Tết 

Công việc cuối năm bận rộn cộng với áp lực lo Tết khiến nhiều người thêm căng thẳng, stress. Mặc dù căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống hiện đại, nhưng nó có thể có tác động tiêu cực đến đường ruột và các vấn đề sức khỏe thể chất khác. 

Các nghiên cứu cho thấy, căng thẳng khiến cơ thể giải phóng nhiều cortisol hơn, một loại hormone có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày và gây ra sự gia tăng tiết axit dạ dày. Căng thẳng kéo dài có thể làm xói mòn lớp bảo vệ của dạ dày, làm tăng nguy cơ phát triển loét. 

6. Sinh hoạt thiếu khoa học

Vì Tết là dịp được nghỉ ngơi thư giãn nên nhiều người thường vui chơi quá đà, liên tục thức khuya, ngủ muộn, dành ít thời gian cho việc vận động tập luyện. Tất cả những điều này khiến dạ dày bị rơi vào trạng thái quá tải, không được nghỉ ngơi tạo điều kiện cho viêm loét dạ dày bùng phát hoặc khởi phát ngày Tết.

Một số người có thói quen hút thuốc nhiều hơn trong những ngày Tết. Do các hợp chất trong khói thuốc lá, niêm mạc dạ dày có thể trở nên kém chống lại tác hại của axit dạ dày. Ngoài ra, hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, có thể cản trở quá trình chữa lành và phục hồi tự nhiên của dạ dày. Do đó, người hút thuốc có nguy cơ bị loét dạ dày cao hơn người không hút thuốc.

II. Nên làm gì khi xuất hiện các triệu chứng viêm loét dạ dày ngày Tết? 

Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh có thể gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu như: đau bụng trên; cảm thấy đầy hơi, ợ hơi và nấc cụt; buồn nôn, nôn mửa; cảm thấy nóng rát trong dạ dày… Khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây:

1. Biện pháp tự nhiên 

– Flavonoid: Nghiên cứu từ năm 2020 cho thấy, flavonoid có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của chúng. Flavonoid là hợp chất xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại trái cây và rau quả. 

Thực phẩm và đồ uống giàu flavonoid bao gồm: đậu nành, cây họ đậu, nho đỏ, cải xoăn, bông cải xanh, táo, quả mọng (mâm xôi, việt quất…).

Flavonoid được gọi bằng thuật ngữ “bảo vệ dạ dày”, có nghĩa là chúng bảo vệ niêm mạc dạ dày và có thể giúp vết loét mau lành. Bạn có thể bổ sung flavonoid trong chế độ ăn uống hoặc dùng chúng dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Tuy nhiên, vì lượng lớn flavonoid có thể cản trở quá trình đông máu nên bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung lượng lớn chúng vào chế độ ăn uống của mình.

– Nha đam: Ngoài tác dụng giảm cháy nắng, nha đam cũng có thể là một phương pháp điều trị hữu ích cho bệnh viêm loét dạ dày. Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2016 cho thấy rằng, dùng lô hội góp phần giúp vết thương mau lành hơn và nhanh hơn ở những người bị loét. Bạn có thể uống nước ép nha đam để cải thiện viêm loét dạ dày.

– Probiotic: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, probiotic có thể giúp cải thiện khả năng phục hồi cho những người bị loét dạ dày. Probiotic là vi khuẩn sống và nấm men cung cấp các vi sinh vật khỏe mạnh và quan trọng cho đường tiêu hóa của bạn. Chúng thường có trong thực phẩm và đồ uống lên men như: sữa chua, kombucha, miso. Hoặc bạn cũng có thể dùng men vi sinh ở dạng bổ sung.

 

– Mật ong: Mong có thể chứa tới 200 nguyên tố, bao gồm polyphenol và các chất chống oxy hóa khác. Mật ong là chất kháng khuẩn mạnh mẽ và đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của H.pylori. 

– Nam việt quất: Các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất nam việt g có thể giúp chống lại vi khuẩn H.pylori. Bạn có thể uống nước ép nam việt quất, ăn quả nam việt quất hoặc uống thực phẩm bổ sung từ quả nam việt quất để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

– Cam thảo: Một số nghiên cứu báo cáo rằng, rễ cam thảo có thể có đặc tính ngăn ngừa và chống loét. Ví dụ, cam thảo có thể kích thích dạ dày và ruột tiết ra nhiều chất nhầy hơn, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất nhầy bổ sung cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và giúp giảm cơn đau do loét. Các nhà nghiên cứu còn báo cáo thêm rằng một số hợp chất được tìm thấy trong cam thảo có thể ngăn chặn sự phát triển của H.pylori. 

– Nghệ: Curcumin trong nghệ có khả năng chống loét, ngăn ngừa tổn thương do nhiễm HP gây ra. Hoạt chất này cũng có thể giúp tăng tiết chất nhầy, bảo vệ hiệu quả niêm mạc dạ dày chống lại các chất kích thích.

Một nghiên cứu đã cho 25 người tham gia dùng 600mg nghệ năm lần mỗi ngày. Bốn tuần sau, vết loét đã lành ở 48% số người tham gia. Sau 12 tuần, 76% người tham gia không còn vết loét.

Ở một trường hợp khác, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với H.pylori được cho dùng 500 mg nghệ bốn lần mỗi ngày. Sau bốn tuần điều trị, 63% người tham gia không còn vết loét. Sau tám tuần, số tiền này tăng lên 87%.

2. Thăm khám bác sĩ

Trường hợp đã sử dụng các biện pháp trên nhưng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

 

Viêm loét dạ dày cần được điều trị, nếu không chúng sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Thuốc được coi là liệu pháp điều trị đầu tay để điều trị loét dạ dày vì có thể chữa lành vết loét đồng thời giảm nguy cơ biến chứng như chảy máu. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày gồm:

– Thuốc kháng sinh cần thiết để điều trị HP nếu bạn bị viêm loét dạ dày do nhiễm trùng vi khuẩn này.

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng làm giảm axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Thuốc chẹn H2 (thuốc chẹn thụ thể histamin) giúp làm giảm cơn đau loét đồng thời bảo vệ dạ dày trong giai đoạn chữa lành. 

– Thuốc lót dạ dày bao phủ và bảo vệ vết loét khỏi axit dạ dày, cho phép chúng lành lại. 

III. Làm gì để kiểm soát và phòng ngừa viêm loét dạ dày dịp Tết? 

Viêm loét dạ dày là bệnh phố biến nhưng khó dự phòng và dễ tái phát. Cách tốt nhất để phòng tránh mắc mới hoặc tái phát viêm loét dạ dày dịp Tết là nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để bảo vệ dạ dày:

1. Ăn uống ngày Tết

– Thực phẩm ngày Tết cần tránh khi bị viêm loét dạ dày: Khi bạn bị viêm loét dạ dày, điều quan trọng là tránh tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn hoặc gây đau nhiều hơn. Đó là:

  • Rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá. 
  • Thực phẩm có tính axit, vị chua: dưa hành muối, kim chi, các loại rau củ quả muối chua…
  • Thức uống chứa caffein như cà phê, trà đặc.
  • Thức ăn cay nóng: ớt, tiêu, mù tạt.
  • Thực phẩm chiên xào, rán: nem rán, bánh chưng rán, xúc xích, lạp xưởng…
  • Thực phẩm nhiều chất béo: bánh chưng, bánh tét, giò chả, thịt đông.
  • Bánh kẹo, bánh mứt.

– Thói quen ăn uống: Đảm bảo ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ bữa, đúng giờ; tránh ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn quá no hoặc để bụng quá đói…Nếu thường xuyên bị khó tiêu, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm bớt tác động của axit dạ dày. 

Ngoài ra bạn nên ăn hạn chế các thức ăn xào, rán khó tiêu, nhiều gia vị, dưa, cà, hành muối, các quả chua, chuối tiêu dù đó đều là những món đặc trưng ngày Tết.

2. Sinh hoạt ngày Tết

Về sinh hoạt, hãy cố gắng duy trì thói quen tốt trong sinh hoạt thường ngày trong cả những ngày Tết. Chẳng hạn như:

– Ngủ sớm trước 23h và ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.

– Hạn chế thức khuya, ngủ muộn. 

– Duy trì vận động thể chất phù hợp 15-30 phút mỗi ngày trong thời gian nghỉ Tết.

– Hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau cũng là biện pháp phòng tránh viêm loét dạ dày ngày Tết hiệu quả.

– Có thói quen vệ sinh tay tốt, rửa tay thường xuyên nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thực phẩm để phòng tránh nhiễm vi khuẩn H.pylori – một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày.

Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có những điều chỉnh và biện pháp phù hợp để hạn chế tình trạng dạ dày tái phát. Tết Nguyên đán đang cận kề, chúc bạn dạ dày khoẻ – đón tết vui!

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *