Đau dạ dày là nỗi ám ảnh chung của nhiều người trong vấn đề ăn uống, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán cận kề. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu người đau dạ dày nên ăn Tết như thế nào để tránh làm khởi phát dạ dày cấp tính hoặc tái phát cơn đau dạ dày mãn tính hiệu quả.
Tết là dịp gia đình sum họp, bạn bè, hàng xóm gặp gỡ, đi đâu cũng ăn uống, uống rượu bia và trà đặc; ăn bánh kẹo, bánh mứt, uống nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo khó tiêu, thực phẩm chua cay như rau củ quả muối, dưa hành. Cùng với là thói quen sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, ăn uống thất thường, thức khuya, dậy muộn.
Tất cả những điều kể trên đều góp phần thúc đẩy các cơn đau dạ dày xuất hiện, nhất là với những người có tiền sử viêm loét dạ dày, hoặc các bệnh lý về dạ dày mạn tính thì sẽ cảm nhận tình trạng đau rõ rệt hơn.
Vậy người đau dạ dày nên ăn Tết như thế nào để phòng tránh cơn đau dạ dày bùng phát? Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh đau dạ dày ngoài nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn HP thì một số yếu tố quan trọng không kém đó là do thần kinh căng thẳng hoặc chế độ ăn uống không điều độ dẫn tới hậu quả là viêm loét dạ dày.
Do đó, để giữ được dạ dày khỏe mạnh thì chúng ta phải điều trị và loại trừ được các căn nguyên này. Ngoài việc điều trị nhiễm khuẩn HP thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học cũng rất quan trọng.
Để tránh những cơn đau dạ dày cấp tính khởi phát và bệnh đau dạ dày mạn tính tái phát dịp Tết, chúng ta cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, không thức quá khuya, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày. Đồng thời hạn chế các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà đặc; chú ý ăn uống điều độ, đúng giờ. Đặc biệt, người bị đau dạ dày cần lưu ý những điều dưới đây khi ăn Tết:
Mục lục
1. Có chế độ ăn Tết điều độ
Chế độ ăn Tết điều độ là điều đặc biệt quan trọng để ngăn chặn các cơn đau dạ dày xuất hiện trong dịp Tết.
Không chỉ trong Tết, trước Tết cũng đã có rất nhiều bữa ăn tất niên, các hội nhóm, cơ quan với các món ăn giàu chất béo, đạm. Cùng với đó là việc tiêu thụ rượu bia, nước ngọt trong suốt quá trình ăn uống trước và trong Tết là những yếu tố ảnh hưởng đến dạ dày. Điều này khiến chúng ta bị mất thói quen ăn uống điều độ thường ngày.
Do đó, việc giữ được chế độ ăn uống điều độ là điều tối quan trọng để giúp dạ dày khỏe mạnh và phòng ngừa hiệu quả các cơn đau dạ dày xuất hiện vào dịp Tết. Một chế độ ăn uống điều độ là:
– Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn uống thất thường.
– Không nhịn ăn, để bụng quá đói.
– Không ăn quá no, quá nhiều và quá nhanh.
– Các thực phẩm sử dụng phải hợp lý, hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, giàu béo làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
– Tiêu thụ rượu bia nên hạn chế, chỉ uống khi thực sự cần thiết. Nếu bắt buộc phải uống rượu, bạn nên ăn lót dạ trước khi uống, không uống rượu khi bụng đói.
2. Lựa chọn thực phẩm/món ăn phù hợp
Người đau dạ dày nên ăn Tết thế nào? Điều quan trọng nhất khi người đau dạ dày ăn Tết đó chính là giữ được chế độ ăn ổn định và điều độ như đã chia sẻ ở trên. Sau đó mới tính đến lượng thức ăn chúng ta ăn vào và lựa chọn các loại thực phẩm.
Các món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết như bánh chưng, dưa hành, thịt kho, cá kho là những thực phẩm giàu chất béo, muối và axit. Khi chúng ta ăn vào sẽ gây khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, kích thích tăng tiết axit. Đồng thời còn là môi trường thuận lợi cho những viêm loét dạ dày sẵn có trở nên đau và khó chịu hơn. Với những thức ăn ngày Tết này, chúng ta có thể tiêu thụ bình thường nhưng phải chú ý ăn với mức độ hợp lý, “nghe” cơ thể, không nên ăn liên tục và ăn nhiều.
Một số lưu ý khác khi lựa chọn thực phẩm/món ăn trong dịp Tết cho người đau dạ dày đó là:
– Hạn chế các loại thực phẩm lên men chua như: dưa muối, cà muối, củ kiệu muối. Thực phẩm ăn kèm này giúp chống ngán ngày Tết nhưng lại có hàm lượng muối cao và có tính acid mạnh, gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
– Ngoài ra, các loại đồ ăn như tôm chua, tép chua và một số loại hoa quả chua như chanh, quất, cam, quýt cũng có đặc tính tương tự như thực phẩm lên men chua. Do đó khi ăn những thực phẩm này, bạn nên hạn chế và ăn với lượng nhỏ.
– Tránh ăn thực phẩm cay nóng: Các nghiên cứu cho thấy, những thực phẩm cay nóng có thể khiến dạ dày tăng tiết acid dịch vị, theo đó làm nghiêm trọng hơn các cơn đau dạ dày có thể gây chảy máu dạ dày. Do đó, dù rất kích thích vị giác nhưng bạn nên hạn chế tiêu thụ các gia vị và thực phẩm cay như ớt tươi, tương ớt, bột ớt, hạt tiêu, bạc hà hay mù tạt… để tránh bùng phát cơn đau dạ dày, ảnh hưởng đến không khí đón xuân.
3. Hạn chế rượu bia, các chất kích thích
Việc không uống bia rượu dịp Tết dường như là “nhiệm vụ bất khả thi” khi đi đến đây chơi hay chúc Tết bạn cũng sẽ được mời rượu. Rượu là đồ uống chứa cồn nên khi uống nhiều và liên tục có thể khiến dạ dày bị kích ứng mạnh mẽ, dễ xung huyết phù nề kéo đến các cơn đau dữ dội.
Do đó, nếu có thể, bạn hãy cố gắng uống càng ít rượu bia càng tốt cho sức khỏe dạ dày cũng như sức khỏe tổng thể. Các chuyên gia sức khỏe cho hay, người trưởng thành có sức khỏe bình thường không nên uống rượu bia quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam và 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ.
Mặt khác, nếu không muốn bị đau dạ dày dịp Tết, bạn cũng nên hạn chế các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà đặc trong lúc đói hoặc liên tục suốt những ngày Tết.
– Rượu, bia: Không chỉ gây hại đối với dạ dày mà còn “phá hủy” gan, tụy gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, viêm tụy cấp…
– Cà phê: Ngoài đau dạ dày, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau: nhịp tim tăng nhanh, hồi hộp tim, huyết áp cao, mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ, lo lắng, bồn chốn, đau bụng, buồn nôn…
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn vẫn có thể uống tối đa 400mg caffeine mỗi ngày thường an toàn đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh. Đó là lượng caffeine tương đương với 4 cốc cà phê pha.
– Trà đặc: Mặc dù trà có thể có tác dụng làm dịu khi uống ở mức độ vừa phải, nhưng uống quá nhiều có thể dẫn đến đau dạ dày, lo lắng, căng thẳng và bồn chồn. Điều này là do trà có chứa caffeine, một chất kích thích tự nhiên có thể gây trở ngại cho giấc ngủ và kích hoạt giải phóng hormone gây căng thẳng trong cơ thể.
Bạn vẫn có thể uống trà trong dịp Tết hoặc hàng ngày. Điều quan trọng là uống đúng cách và không nên uống quá 4 cốc mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
– Thuốc lá: Hút thuốc là một trong các nguyên nhân chính gây đau dạ dày và các bệnh lý đường tiêu hóa (GI) gồm bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét dạ dày tá tràng.
Hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng và bệnh tật gồm: ung thư (ung thư phổi); các vấn đề về hô hấp và các bệnh hô hấp mãn tính; bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về lưu thông máu; tiểu đường, nhiễm trùng…
Do đó, không chỉ là dịp Tết, nếu có thể bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là cai hoàn toàn thói quen hút thuốc để bảo vệ dạ dày nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
4. Lịch sinh hoạt khoa học và hợp lý
“Ăn Tết” ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, bạn cũng cần có lối sống sinh hoạt khoa học vào những ngày Tết. Tết là dịp nghỉ ngơi và thư giãn, nhưng thực tế những buổi tiệc liên hoan, những cuộc đi chơi và gặp gỡ kéo dài liên tục lại khiến các thói quen sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, đột ngột trở nên thất thường.
Các cuộc vui chơi liên hoan kéo dài kết hợp với tình trạng ngủ muộn, thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tự không được nghỉ ngơi. Điều này làm tăng các nguy cơ gây tổn thương dạ dày gây ra các cơn đau khó chịu.
Do đó, dù vui chơi Tết nhưng bạn cũng cần chú ý người đau dạ dày nên ăn Tết thế nào để không bị cơn đau dạ dày làm phiền. Đơn giản là bằng cách vui chơi điều độ, ngủ nghỉ khoa học và hợp lý, nên đi ngủ trước 23h và ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm kết hợp luyện tập thể thao đều đặn trong những ngày Tết để dạ dày và cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.
Việc đau dạ dày khi ăn Tết là điều không ai muốn. Nhưng bạn không thể kiểm soát được cơn đau. Vậy nếu cơn đau dạ dày không may tái phát trong lúc bạn đi chúc Tết, thì cần xử lý nhanh như thế nào?
Theo các chuyên gia sức khỏe, đau dạ dày sẽ thường xuyên xảy ra nếu chúng ta không điều trị tiệt căn nó. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị dạ dày có thể loại bỏ dứt điểm ổ loét trong dạ dày. Do đó, người bệnh nên điều trị ổ loét trước khi nó gây ra các cơn đau và triệu chứng khó chịu trong cơ thể.
Trường hợp đã có các biểu hiện đau dạ dày trong ăn uống, điều quan trọng là chúng ta phải có sẵn thuốc và ăn uống điều độ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Đồng thời đừng quên chuẩn bị và mang theo thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel bên cạnh khi đi chúc Tết. Đây được xem như giải pháp tráng dạ dày trước khi “nhập cuộc” ăn Tết và uống bia rượu.
Yumangel ở dạng hỗn dịch, tạo ra một lớp màng nhầy như lớp chất nhầy trên niêm mạc nên có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, thành phần Almagate có trong Yumangel còn có tác dụng trung hòa nhanh acid dư thừa trong dạ dày nên tránh được tác hại trực tiếp của acid từ việc uống bia rượu gây đau tức, nóng rát.
Thuốc dạ dày chữ Y được chia liều theo gói rất tiện lợi. Khi sử dụng bạn không cần mất thời gian pha, chỉ cần xé vỏ là có thể uống ngay. Khi đang vui chơi hoặc đi chúc Tết bị đau dạ dày, bạn có thể uống ngay 1 gói Yumangel, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Yumangel là giải pháp tráng dạ dày hiệu quả được rất nhiều quý ông ở Hàn Quốc sử dụng trước mỗi cuộc nhậu để bảo vệ dạ dày của mình.
Người bị đau dạ dày muốn đón Tết vui vẻ và không bị đau dạ dày, hãy chú ý ăn uống điều độ, hạn chế bia rượu, cà phê, trà đặc, thuốc lá, các đồ ăn giàu chất béo, thực phẩm nhiều axit như bánh chưng, dưa hành muối chua kết hợp ngủ nghỉ đủ. Đặc biệt đừng quên mang theo Yumangel bên mình để sử dụng mỗi khi cần. Thực hiện được tất cả những điều này, bạn sẽ có một mùa Tết đoàn viên ấm áp, hạnh phúc và vui vẻ bên gia đình.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề người đau dạ dày ăn Tết như thế nào hoặc để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...