Đau bụng dưới lâm râm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau bụng dưới lâm râm do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm về hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục, niệu đạo… Do đó, nếu cơn đau kéo dài, bạn hãy thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý tình trạng này cùng Yumangel ngay!

I. Đau bụng dưới lâm râm là thế nào? 

Đau bụng dưới lâm râm là cảm giác đau âm ỉ, khó chịu, kéo dài ở vùng bụng dưới (dưới rốn). Mức độ đau thường nhẹ hoặc trung bình, không quá dữ dội, nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể cảm thấy tức bụng, nặng bụng, hoặc đau nhói nhẹ không thường xuyên.

Cơn đau này khác với đau quặn (đến nhanh, dữ dội, rồi giảm dần) hay đau cấp tính (cần can thiệp ngay). Tùy vị trí, đau có thể liên quan đến đại tràng sigma, ruột thừa, buồng trứng (ở nữ) hoặc bàng quang.

Đau bụng dưới lâm râm kéo dài ở vùng bụng dưới rốn

Đau bụng dưới lâm râm kéo dài ở vùng bụng dưới rốn

II. Nguyên nhân gây đau bụng dưới lâm râm

Vùng bụng dưới được tính từ ngang rốn trở xuống gồm nhiều cơ quan quan trọng như ruột non, ruột già, đường tiết niệu và cơ quan sinh sản. Vì vậy, đau lâm râm vùng bụng dưới do nhiều nguyên nhân gây ra.

Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân gây đau bụng dưới lâm râm thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa và đường ruột. Ngoài ra, tình trạng này cũng có khả năng xuất phát từ vấn đề tại bằng quang, thận. Dưới đây là các nguyên nhân có khả năng gây tình trạng đau bụng dưới lâm râm kéo dài:

1. Liên quan đến tiêu hóa

  • Rối loạn tiêu hóa: Ăn uống không điều độ, ngộ độc thực phẩm gây khó tiêu, đầy hơi, đau âm ỉ.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đau bụng kèm thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu chảy hoặc táo bón), đầy hơi.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Đau thượng vị lan xuống bụng dưới, ợ hơi, ợ chua.
  • Viêm đại tràng mãn tính: Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ, có thể có máu trong phân.
  • Bệnh Crohn: Bệnh viêm ruột mãn tính gây đau bụng, tiêu chảy, sụt cân.
  • Lao ruột: Hiếm gặp, gây đau bụng, sụt cân, sốt nhẹ.
  • Nhiễm giun sán: Giun đũa, giun móc… gây đau bụng, khó tiêu.
  • Môn vị hẹp: Hiếm gặp, gây đau bụng sau ăn, nôn mửa.
  • Bệnh gan: Viêm gan, xơ gan gây gan to, đau tức vùng hạ sườn phải lan xuống bụng dưới.
Môn vị hẹp gây đau bụng sau ăn, nôn mửa

Môn vị hẹp gây đau bụng sau ăn, nôn mửa

2. Liên quan đến tiết niệu

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Sỏi thận, sỏi niệu quản: Đau lưng lan xuống bụng dưới, tiểu ra máu.
  • Viêm niệu đạo: Đau dọc niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Bệnh lý về thận: Viêm thận bể thận gây đau lưng lan xuống bụng dưới, sốt.

3. Liên quan đến sinh sản (nữ giới)

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Đau bụng dưới, căng ngực, thay đổi tâm trạng trước kỳ kinh.
  • Đau bụng kinh: Đau bụng dưới trong kỳ kinh, có thể kèm đau lưng, buồn nôn.
  • Viêm buồng trứng, viêm phần phụ: Đau bụng dưới, khí hư bất thường, đau khi quan hệ.
  • U nang buồng trứng: Đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đau bụng dưới, đau khi quan hệ, khó có thai.
  • Mang thai ngoài tử cung: Đau bụng dữ dội một bên, ra máu âm đạo, cần cấp cứu.
  • Viêm vùng chậu (PID): Đau bụng dưới, khí hư hôi, sốt.
Đau bụng dưới trong kỳ kinh, có thể kèm đau lưng, buồn nôn

Đau bụng dưới trong kỳ kinh, có thể kèm đau lưng, buồn nôn

4. Liên quan đến nam giới

Nam giới thường xuyên xuất hiện cơn đau bụng vùng dưới lâm râm có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh như: 

  • Đau tinh hoàn: Có thể do chấn thương, xoắn tinh hoàn hoặc viêm nhiễm.
  • Viêm nhiễm niệu đạo: Gây đau rát khi đi tiểu, kèm theo tiết dịch bất thường.
  • Hẹp niệu đạo: Cản trở dòng tiểu, gây căng tức vùng bụng dưới.
  • Sỏi niệu đạo: Khiến tiểu khó, tiểu buốt, có thể đau lan xuống bẹn.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Gây đau bụng dưới, tiểu khó, tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Viêm bể thận: Đau vùng thắt lưng lan xuống bụng dưới, kèm sốt, ớn lạnh.
  • Thoát vị bẹn: Xuất hiện khối phồng ở bẹn, đau khi vận động hoặc đứng lâu.

4. Các nguyên nhân khác

  • Viêm tụy mãn tính: Đau bụng vùng thượng vị lan xuống bụng dưới.
  • U ổ bụng: U xơ tử cung, u buồng trứng, ung thư đại tràng (tùy vị trí) gây đau tức bụng dưới.

Có thể bạn quan tâm: Đau bụng bên trái ngang rốn là bệnh gì? Nguy hiểm không?

III. Đau bụng dưới lâm râm có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trường hợp chỉ thi thoảng cơn đau bụng dưới lâm râm mới xuất hiện và tự hết thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, đau bụng lâm râm kéo dài là tình trạng không nên chủ quan. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc một số bệnh lý về hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục, niệu đạo… 

Bạn nên đi khám ngay nếu xuất hiện cơn đau bụng dưới lâm râm kèm theo các triệu chứng sau:  

  • Cơn đau kéo dài không khỏi dù đã điều trị tại nhà.
  • Cơn đau bụng xuất hiện đột ngột và dữ dội.
  • Đau bụng bên dưới lâm râm kèm sốt.
  • Đi ngoài, phân có lẫn máu.
  • Đau bụng kèm cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài.
  • Đau bụng dữ dội khi chạm tay vào bụng.
  • Bụng sưng. 
  • Giảm cân bất thường.
Đau bụng kèm cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài

Đau bụng kèm cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài

IV. Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dưới lâm râm

Rất khó để xác định được ngay lập tức đâu là nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng dưới lâm râm. Ngoài thăm khám lâm sàng qua triệu chứng và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm nhiều lần trước khi chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh.

1. Khám lâm sàng

Cụ thể, khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi về:

  • Đau bụng ở vị trí nào, vùng nào.
  • Tần suất và thời gian đau bụng dưới.
  • Làm gì giúp giảm đau hoặc đau hơn? 
  • Có triệu chứng khác kèm theo không, ví dụ như sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ớn lạnh, sụt cân, táo bón…
  • Các loại thuốc đang dùng.

2. Xét nghiệm

Các xét nghiệm giúp đánh giá chức năng cơ quan và tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh lý:

  • Xét nghiệm máu: Công thức máu, sinh hóa máu (đánh giá gan, thận), marker viêm (CRP, ESR).
  • Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, cấy tìm vi khuẩn.
  • Xét nghiệm phân: Tìm ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
  • Xét nghiệm phụ khoa (đối với nữ): Pap smear, xét nghiệm dịch âm đạo để phát hiện vi khuẩn, nấm.
Xét nghiệm phụ khoa - Pap smear

Xét nghiệm phụ khoa – Pap smear

3. Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp hình ảnh học giúp quan sát cấu trúc bên trong cơ thể, phát hiện bất thường:

  • Siêu âm bụng: Kiểm tra gan, thận, tụy, tử cung, buồng trứng.
  • X-quang bụng: Phát hiện sỏi, tắc ruột hoặc tổn thương khác.
  • CT scan, MRI: Hỗ trợ chẩn đoán chi tiết hơn, phát hiện khối u, viêm ruột, bệnh lý phức tạp.

4. Thủ thuật chẩn đoán chuyên sâu

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thủ thuật chuyên sâu:

  • Nội soi đại tràng: Quan sát bên trong đại tràng, phát hiện polyp, viêm loét, hoặc lấy mẫu sinh thiết nếu cần.
  • Nội soi ổ bụng: Đánh giá tình trạng vùng chậu, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung.

V. Cách điều trị đau bụng dưới lâm râm

Dựa vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây tình trạng đau bụng dưới lâm râm, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ theo mọi chỉ định điều trị, tránh tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng thuốc.

Trong trường hợp đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y) để giảm đau, trung hòa axit và hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày. Với dạng hỗn dịch dễ hấp thu, Yumangel giúp giảm nhanh cảm giác đau âm ỉ, khó chịu, đặc biệt hiệu quả khi đau do ăn uống thất thường, căng thẳng.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày cùng Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y)

Bảo vệ niêm mạc dạ dày cùng Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y)

Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân can thiệp biện pháp ngoại khoa bằng phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm hoặc các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Trong quá trình điều trị đau bụng dưới lâm râm, để hỗ trợ cải thiện tình trạng hiệu quả và nhanh chóng, người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:

  • Tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa như: rau củ quả, hoa quả tươi, thực phẩm giàu omega 3…
  • Hạn chế tiêu thụ các món chiên rán nhiều dầu mỡ, sử dụng quá nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng, các món muối chua…
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nên ăn chín, uống sôi. 
  • Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá hoặc dùng chất kích thích.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là cơ quan sinh dục, vùng kín để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày; nghỉ ngơi thư giãn cơ thể và tinh thần.
  • Không nên làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài và thức khuya ảnh hưởng có hại tới sức khỏe.
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày

Tóm lại, triệu chứng đau bụng dưới lâm râm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các bệnh lý nguy hiểm. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm gây hại sức khỏe, nên nên thăm khám và điều trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

*Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *