Đau bụng bên trái ngang rốn là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau bụng bên trái ngang rốn là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa cần điều trị y tế.

I. Đau bụng bên trái ngang rốn là gì?

Hiện tượng đau bụng bên trái ngang rốn không hiếm gặp và cơn đau có thể xảy ra vào nhiều thời điểm khác nhau.

Đau bụng bên trái ngang rốn là tình trạng bị đau nhói và quặn thắt ở vùng bụng bên trái. Tình trạng này nếu thường xuyên xuất hiện và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Đau bụng bên trái ngang rốn là tình trạng bị đau nhói và quặn thắt ở vùng bụng bên trái.

II. Đau bụng bên trái ngang rốn là bệnh gì?

Đau bụng bên trái ngang rốn không phải là một bệnh lý mà chỉ là dấu hiệu cảnh bảo về những bệnh lý cơ thể đang mắc phải. Để có kết luận chính xác đau bụng bên trái ngang rốn là bệnh gì, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể.

Theo tìm hiểu, triệu chứng đau bụng bên trái ngang rốn có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý dưới đây:

1. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng rối loạn khá phổ biến ở ruột già. Nguyên nhân chính xác gây bệnh hiện vẫn chưa tìm ra nhưng một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh gồm: nhiễm trùng nặng, hệ vi sinh đường ruột thay đổi, thường xuyên căng thẳng.

Bệnh không tổn thương các lớp niêm mạc trong đại tràng nhưng gây ra một số tác động tiêu cực đến cơ thể như:

  • Đại tràng co thắt dẫn đến đau bụng và cả đau bên trái ngang rốn.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Tăng chất nhầy trong phân.
  • Đầy hơi, tăng khí.

Trường hợp triệu chứng nhẹ, người bệnh thể kiểm soát bằng thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và quản lý căng thẳng. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng hơn, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc. 

Đại tràng co thắt dẫn đến đau bụng và cả đau bên trái ngang rốn.

2. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc bên trong đại tràng. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể nhiễm vi sinh vật, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, di truyền… Các dấu hiệu của bệnh gồm:

  • Đau bụng, nếu viêm tại vị trí đại tràng xuống sẽ gây đau bụng bên trái ngang rốn.
  • Đi tiêu ra máu hoặc máu lẫn trong phân.
  • Chuột rút.
  • Sốt, mệt mỏi.
  • Giảm cân.
  • Cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng không đi được.

Nếu bị viêm tại vị trí đại tràng xuống sẽ gây đau bụng bên trái ngang rốn.

3. Viêm loét dạ dày

Đây là một trong các bệnh lý ở đường tiêu hóa phổ biến nhất. Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. 

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày rất đa dạng, phổ biến là:

  • Cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị). 
  • Đầy hơi, khó tiêu. 
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ăn nhanh no, chán ăn.
  • Ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Đi cầu phân đen hoặc máu.
  • Sụt cân.

Viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu với những vết loét nhỏ có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các vết loét dạ dày lớn gây nhiều triệu chứng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được điều trị chuyên sâu.

Viêm loét dạ dày gây đau bụng trên rốn

4. Ung thư đại tràng sigma, trực tràng

Ung thư đại tràng bắt đầu từ các tế bào trong trực tràng phát triển đột biến, không kiểm soát được. Các tế bào này tích tụ thành một khối u sau đó phát triển xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh lân cận.

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng ở giai đoạn sớm gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau bụng: thường đau âm ỉ ở vùng bụng bên trái do khối u cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. 
  • Thay đổi thói quen đi tiêu: Tiêu chảy, táo bón hoặc đi ngoài nhiều hơn.
  • Máu trong phân có màu đỏ tươi hoặc hạt dẻ.
  • Giảm cân không rõ lý do.
  • Suy nhược, mệt mỏi.

Bệnh nhân ung thư đại tràng, trực tràng thường đau âm ỉ ở vùng bụng bên trái do khối u cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.

5. Sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng cặn cứng hình thành bên trong thận. Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống không khoa học; dùng một số loại thuốc; thừa cân béo phì. Bệnh nhân sỏi thận có thể các triệu chứng như: 

  • Đau quặn bụng, có thể đau dữ dội hoặc đau nhói ở hai bên và lưng, dưới xương sườn.
  • Cơn đau lan xuống bụng dưới và háng.
  • Đau và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi và có màu đỏ, hồng hoặc nâu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm khuẩn.

Sỏi thận khiến bệnh nhân đau quặn bụng, có thể đau dữ dội hoặc đau nhói ở hai bên và lưng, dưới xương sườn.

6. Táo bón

Nguyên nhân gây táo bón là do là do chế độ ăn uống ít chất xơ, thiếu nước hoặc do không có thói quen đi tiêu mỗi ngày.Táo bón ở giai đoạn cấp tính có thể tự hết sau khi người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống. Ngược lại, nếu táo bón tiến triển thành mãn tính, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Người bị táo bón khi đi đại tiện phân rất khô và cứng. Sau khi đã đi xong lại có cảm giác buồn đại tiện nhưng lại không thể đi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh táo bón gồm:

  • Đau bụng.
  • Đi đại tiện dưới 3 lần/tuần.
  • Chướng bụng.
  • Khó đi đại tiện.
  • Phân khô, cứng, có máu trong phân.
  • Chảy máu sau khi đi đại tiện.
  • Đau bụng muốn đi ngoài nhưng không đi được.

7. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng quá trình tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của hệ thống tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng âm ỉ ở vùng bụng trên hoặc bụng dưới.
  • Cảm giác khó tiêu, đầy bụng, khó chịu sau khi ăn.
  • Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn.
  • Có thể chán ăn, đắng và hôi miệng, sụt cân.

Đau bụng âm ỉ ở vùng bụng trên hoặc bụng dưới do rối loạn tiêu hóa

8. Ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn xảy ra do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, chứa  virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc độc tố gây bệnh. Các triệu chứng ngộ độc thức ăn có thể xuất hiện vài giờ sau ăn:

  • Đau bụng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy ra nước hoặc có máu.
  • Sốt.

Đau bụng buồn nôn do ngộ độc thức ăn

III. Đau bụng bên trái ngang rốn nguy hiểm không?

Vùng bụng bên trái có rất nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể. Do đó, khi bị đau bụng bên trái ngang rốn bạn không nên chủ quan, nên chủ động thăm khám sớm để tránh gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó, đau bụng bên trái ngang rốn còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như: viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, chứng khó tiêu, táo bón, sỏi thận… Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đau bụng bên trái ngang rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan

IV. Đau bụng bên trái ngang rốn khi nào cần gặp bác sĩ?

Trường hợp cơn đau bụng bên trái ngang rốn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của những bệnh lý đường tiêu hóa.

Vì vậy, để tránh gặp nguy hiểm, người bị đau bụng bên trái trên rốn nên đi khám khi: 

  • Cơn đau bụng bên trái ngang rốn xuất hiện từng cơn và kéo dài.
  • Đau dồn dập và nặng.
  • Nôn mửa.
  • Choáng váng, buồn nôn, ngất xỉu.
  • Khó thở.
  • Phân có máu.
  • Đi tiêu nhiều hoặc ít hơn bình thường.
  • Giảm cân không rõ lý do.

Đau bụng bên trái ngang rốn kéo dài không khỏi nên đi khám bác sĩ

V. Chẩn đoán đau bụng bên trái ngang rốn

Bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng bằng cách nói chuyện và hỏi triệu chứng người bệnh mắc phải. Đồng thời người bị đau bụng bên trái cũng có thể phải xét nghiệm máu nhằm mục đích:

  • Kiểm tra chức năng của thận.
  • Có bị mắc các bệnh nhiễm trùng hay không.
  • Bị thiếu máu hay không.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu.

Một số trường hợp, người bị đau bụng bên trái trên rốn có thể cần làm thêm một số phương pháp để cho kết quản chẩn đoán chính xác hơn như:

  • Nội soi đường tiêu hóa.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Siêu âm.
  • Chụp X-quang.

Bác sĩ chẩn đoán đau bụng bên trái ngang rốn

VI. Cách chữa đau bụng bên trái ngang rốn 

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng bên trái trên rốn mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị tình trạng này chủ yếu gồm:

  • Giảm đau: Dùng thuốc giảm đau giúp người bệnh dễ chịu hơn. 
  • Bổ sung chất lỏng: Truyền chất lỏng vào tĩnh mạch để khắc phục hiện tượng mất chất lỏng và giúp đường tiêu hóa được nghỉ ngơi.
  • Sử dụng thuốc khác điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả. 

Sử dụng thuốc khác điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, với trường hợp cơn đau bụng bên trái ngang rốn chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau tại nhà dưới đây:

  • Uống trà gừng: Ginerols và shogaols trong gừng giúp tăng tốc độ co bóp thức ăn di chuyển nhanh hơn, đặc biệt tốt cho người khó tiêu. Một số chất khác trong gừng còn giúp giảm buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Bạn chỉ cần ngâm vài lát gừng mỏng trong nước sôi khoảng 10 phút và uống khi còn ấm.
  • Mật ong: Mật ong được biết đến với nhiều công dụng như giảm đau bụng, kháng khuẩn, kháng virus và giải quyết các vấn đề tiêu hóa. Chỉ cần pha khoảng 1 – 2 thìa mật ong  nguyên chất với nước ấm sẽ giúp giảm cơn đau bụng nhanh chóng.
  • Chườm ấm: Giúp thư giãn, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu, giảm đau bụng và cải thiện tình trạng khó tiêu. Biện pháp này cần thực hiện trong khoảng 20 phút. 
  • Bạc hà: Tinh dầu bạc hà giúp giảm đau và co thắt trong đường ruột, ngăn ngừa tình trạng nôn và tiêu chảy. Có rất nhiều cách để cải thiện chứng đau bụng bên trái ngang rốn như: ăn sống, pha trà, ép lấy nước uống…

Khi tình trạng đau bụng bên trái ngang rốn liên tục xuất hiện và diễn ra trong thời gian dài không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được can thiệp điều trị ngay để hạn chế các rủi ro không đáng có.

Có thể bạn quan tâm:

 

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *