Dùng cây lá đắng chữa dạ dày là phương pháp Đông y được nhiều người bệnh áp dụng và cho hiệu quả nhất định. Dưới đây là 6 cách dùng cây lá đắng chữa dạ dày hiệu quả – an toàn không nên bỏ qua!
Mục lục
- I. Cây lá đắng là cây gì? Đặc điểm và công dụng
- II. Cây lá đắng có chữa được bệnh dạ dày không?
- .III. 6 cách dùng cây lá đắng chữa dạ dày hiệu quả – an toàn
- IV. Dùng cây lá đắng chữa dạ dày hiệu quả không?
- V. 12 lưu ý khi sử dụng cây lá đắng chữa bệnh dạ dày
- VI. Giải đáp thắc mắc về cây lá đắng chữa dạ dày
I. Cây lá đắng là cây gì? Đặc điểm và công dụng
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng cây lá đắng chữa đau dạ dày, hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, thành phần hoạt chất, dinh dưỡng và công dụng của cây lá đắng với sức khỏe.
1. Đặc điểm
Cây lá đắng tên khoa học là Vernonia amygdalina Del., họ Cúc (Asteraceae), dân gian thường gọi là cây mật gấu. Loại cây này có nguồn gốc từ châu Phi và di thực tới Đông Nam Á.
Cây lá đắng hiện được bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, cây lá đắng mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu…
Sở dĩ thảo dược này được gọi với tên gọi cây lá đắng vì bản thân cây có vị đắng. Dưới đây là một số đặc điểm của cây:
- Là dạng cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, chiều cao có thể lên đến 10m và phân nhiều nhánh.
- Đường kính thân cây khoảng 40cm, vỏ cây màu nâu hoặc xám.
- Lá cây lá đắng dạng đơn và mọc so le với cuống lá, có chiều dài khoảng 0,2 – 4 cm.
- Phiến lá hình elip dài hoặc trứng.
- Hoa của cây lá đắng mọc thành chùm và lưỡng tính.
- Tràng hoa hình ống, màu trắng và có độ dài khoảng 5 – 8 mm.
- Quả hình trám và có màu từ nâu đến đen.
- Bộ phận dùng của cây lá đắng là lá, rễ và thân.
2. Thành phần hoạt chất và dinh dưỡng
Thành phần hoạt chất của cây lá đắng gồm: alkaloids, glycoside, terpene, saponin, tannin, steroid, coumarin, lignan, xanthone, anthraquinone, flavonoid, acid phenolic, edotide and sesquiterpene…
Thành phần dinh dưỡng trong 100g cây lá đắng cụ thể như sau:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Năng lượng | 52 Kcal |
Protein | 5,2 g |
Chất béo | 0,4 g |
Carbohydrate | 10,0 g |
Chất xơ | 1,5g |
Canxi | 145mg |
Phospho | 67 mg |
Sắt | 5,0 mg |
Axit ascorbic | 51 mg |
Dinh dưỡng khác |
|
3. Công dụng
Cây lá đắng có thể dùng ở dạng tươi hoặc phơi khô để chữa bệnh. Một số số nước sử dụng cây lá đắng để chữa các bệnh như:
- Ấn Độ: Lá cây lá đắng trị tiểu đường; cành và rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, cảm cúm, giảm ho, phát ban, viêm vú.
- Nam Phi: Dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn.
- Congo: Sử dụng vỏ và lá cây lá đắng chữa kiết lỵ, sốt rét, viêm dạ dày, ruột, viêm gan, nhiễm giun.
- Khu vực Tây Phi: Sử dụng lá cây lá đắng làm trà lợi tiểu, chữa nhiễm trùng da, táo bón, đái tháo đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…
Dưới đây là một số tác dụng chủ yếu và quan trọng của cây lá đắng:
- Điều trị các bệnh lý dạ dày và ruột.
- Giảm cholesterol xấu
- Chống oxy hóa.
- Kháng khuẩn, chống viêm.
- Ngăn ngừa ung thư như: dạ dày, ruột kết, tuyến tiền liệt.
- Giảm sốt.
- Hạ huyết áp.
- Chữa trị tiểu đường, ổn định đường huyết.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Trị nhiễm trùng đường hô hấp, ngoài da do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
- Giúp xương và răng chắc khỏe.
- Bảo vệ gan, kháng lao.
II. Cây lá đắng có chữa được bệnh dạ dày không?
Căn cứ vào thông tin công dụng của cây lá đắng ở trên, có thể thấy cây lá đắng có khả năng chữa được các bệnh lý về dạ dày. Cụ thể, công dụng chữa bệnh dạ dạ dày của cây lá đắng theo Đông y và y học hiện đại như sau:
1. Theo Đông y
Theo các tài liệu Đông y, cây lá đắng tính mát nên có khả năng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt tốt. Nhờ vậy có khả năng chữa các bệnh lý ở dạ dày và đường ruột hiệu quả.
2. Theo Y học hiện đại
Cây lá đắng chứa các hoạt chất kháng viêm giúp hạn chế cơn đau nhói, khó chịu tại vùng thượng vị; giảm chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn.
Bên cạnh đó, các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong cây lá đắng có tác dụng trung hòa lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày. Đồng thời kích thích nhu động ruột hoạt động trơn tru và nhịp nhàng, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Như vậy, cây lá đắng an toàn và lành tính với người mắc bệnh dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng cây lá đắng để chữa các bệnh lý dạ dày giúp ổn định sức khỏe và nhanh hồi phục hệ tiêu hóa.
.III. 6 cách dùng cây lá đắng chữa dạ dày hiệu quả – an toàn
Để sử dụng cây lá đắng chữa dạ dày hiệu quả và an toàn, bạn có thể sắc lấy nước uống, hãm trà, ngâm rượu hoặc kết hợp với mật ong để giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày.
1. Sắc nước
Người mắc bệnh dạ dày có thể dùng cây lá đắng tươi hoặc khô để sắc nước uống đều được. Uống nước sắc từ cây lá đắng có thể xoa dịu cảm giác nóng rát, đau nhức tại khu vực dạ dày.
- Chuẩn bị: 1kg lá, rễ và thân cây lá đắng tươi hoặc 10g cây lá đắng khô.
- Sơ chế: Nếu sử dụng cây lá đắng tươi, cần rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn. Vớt ra cho ráo nước rồi đem sấy hoặc phơi khô. Sau đó bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần.
- Cách sắc: Lấy khoảng 10g cây lá đắng khô cho vào sắc với 1 lít lấy nước uống. Sắc vơi lửa nhỏ trong khoảng 10-15 phút là được.
- Cách uống: Lọc lấy nước uống, chia làm 2-3 lần và uống hết trong ngày. Nên uống giữa các bữa ăn hoặc sau khi dùng rượu bia để kiểm soát cơn đau dạ dày tốt hơn.
2. Hãm trà
Cách hãm trà cây lá đắng đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 10g cây lá đắng.
- Thực hiện: Rửa sạch cây lá đắng rồi cho vào ấm. Đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 10 phút là có thể uống.
- Cách uống: Nên uống nước khi còn ấm, nên chia làm 2-3 lần uống và uống hết trong ngày. Không nên để nước cây lá đắng sang ngày hôm sau.
3. Ngâm rượu
Rượu ngâm lá đắng không chỉ chữa bệnh dạ dày và tiêu hóa, mà còn tốt cho đường ruột, xương khớp. Dân gian còn đem ngâm rượu cây lá đắng để chữa bệnh dạ dày. Cách ngâm khá đơn giản với các bước như sau:
- Chuẩn bị: Chuẩn bị 3kg cây lá đắng tươi hoặc 1kg lá đắng khô.
- Sơ chế: Nếu sử dụng lá đắng tươi, bạn cần rửa sạch sau đó thái nhỏ rồi đem sấy, phơi khô hoặc sao vàng.
- Cách ngâm: Cho cây lá đắng khô vào lọ rồi đổ ngập rượu. Ngâm trong khoảng 15 ngày hoặc khi thấy i rượu chuyển sang màu vàng là có thể sử dụng.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày uống khoảng 1 chén nhỏ vào giữa các bữa ăn.
- Lưu ý: Khi dùng rượu ngâm cây lá đắng, bạn nên pha loãng rượu để tránh gây hại cho dạ dày và cồn ruột.
4. Đắp ngoài
Cách sử dụng cây lá đắng để đắp ngoài chữa dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: 30g cây lá đắng, 30g dâu tằm, 20g lá mía tía, 20g củ nghệ đen.
- Sơ chế: Các nguyên liệu rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước. Đem giã nát và , tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp sau đó cho vào sao nóng lên.
- Cách đắp: Bọc nguyên liệu vào miếng vải sạch rồi chườm lên vùng bụng trong khoảng 15-20 phút.
- Lưu ý: Cần chú ý đến nhiệt độ để tránh bị bỏng.
5. Cây lá đắng kết hợp với mật ong
Để tăng hiệu quả chữa bệnh dạ dày, người bệnh có thể kết hợp cây lá đắng với mật ong. Vì mật ong có chứa các thành phần chống viêm, có thể làm lành các tổn thương và vết loét ở niêm mạc dạ dày.
- Chuẩn bị: 10g bột cây lá đắng, 2 thìa mật ong nguyên chất.
- Thực hiện: Pha bột cây lá đắng với mật ong cùng chút nước ấm rồi uống. Hoặc bạn có thể làm hoàn thành từng viên nhỏ với lượng nhiều sau đó bảo quản trong lọ dùng dần.
6. Kết hợp với một số thảo dược khác
Cây lá đắng còn được kết hợp với một số thảo dược khác giúp tăng hiệu quả chữa dạ dày là:
- Cây lá đắng, hạt cau, hương phụ, lõi cây thông, hạt tía tô, chỉ xác và ké đầu ngựa, mỗi thứ 8-16g. Tất cả nguyên liệu đêm thái nhỏ rồi sắc với 400ml. Sắc còn 100ml thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
- Cây lá đắng 2kg; dây đau xương, vỏ cây gạo và thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg. Thái nhỏ các được liệu sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Cho vào nấu với nước lấy 200ml cao lỏng. Sau đó hòa 200ml rượu với 100ml cao. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
IV. Dùng cây lá đắng chữa dạ dày hiệu quả không?
Dù được đánh giá cao về độ an toàn nhưng dùng cây lá đắng thường hạn chế về tác dụng và hiệu quả. Hầu hết các bài thuốc chữa dạ dày từ cây lá đắng đều cho tác dụng chậm và hiệu quả hạn chế.
Do đó, sử dụng cây lá đắng chữa dạ dày chỉ phù hợp bệnh nhân mắc bệnh dạ dày ở mức độ nhẹ đến trung bình. Với các bệnh lý dạ dày nặng và nghiêm trọng, bài thuốc từ cây lá đắng có thể không mang lại hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.
V. 12 lưu ý khi sử dụng cây lá đắng chữa bệnh dạ dày
Cây lá đắng tuy an toàn và lành tính nhưng khi sử dụng với mục đích chữa dạ dày, người bệnh vẫn cần thận trọng và chú ý những vấn đề sau để tránh gây những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi sử dụng lá đắng chữa bệnh dạ dày để tránh gây hại cho sức khỏe và cơ thể.
- Khi sử dụng cây lá đắng chữa dạ dày, cần tuân thủ đúng liều dùng và cách sử dụng. Lượng dùng tối đa là 15 cây lá đắng tươi và 10g là đắng khô, tuyệt đối không nên lạm dụng dùng quá nhiều và thường xuyên.
- Phần thân cây có chứa kháng sinh nên cần tránh sử dụng trong thời gian dài. Chỉ nên dùng khoảng 2 tuần, sau đó ngừng sử dụng 1 tháng sau đó mới tiếp tục uống.
- Khi mới sử dụng cây lá đắng, cần chú ý dùng với liều lượng thấp đồng thời theo dõi phản ứng sau khi dùng. Nếu không có dấu hiệu bất thường, người bệnh có thể tăng dần liều lượng.
- Trường hợp cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng cây lá đắng, hãy ngừng sử dụng và đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân, tìm hướng xử lý.
- Hiệu quả chữa dạ dày bằng cây lá đắng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa. Vì vậy, có người bệnh nhận được hiệu quả nhưng một số người lại không.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi tốt nhất không nên dùng cây lá đắng để chữa bệnh.
- Những người bị huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng cây lá đắng.
- Cây lá đắng có thể tương tác với thực phẩm chức năng, thuốc hoặc được liệu. Vì vậy, trước khi dùng kết hợp, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.
- Không dùng cây lá đắng cùng lúc với thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường… để hạn chế xảy ra tương tác thuốc.
- Cần tìm mua cây lá đắng có nguồn gốc rõ ràng và ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn.
- Tránh nhầm lẫn cây lá đắng với cây mật nhân, vì đây là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau.
VI. Giải đáp thắc mắc về cây lá đắng chữa dạ dày
Dưới đây là một số thắc mắc về cây lá đắng khi sử dụng để chữa dạ dày kèm giải đáp chi tiết từ Yumangel.vn:
1. Cây lá đắng có phải là cây mật gấu không?
Dân gian thường gọi cây lá đắng là cây mật gấu. Tuy nhiên, trong dân gian cũng có nhiều loại cây giống cây mật gấu khác nên khi sử dụng bạn cần tìm hiểu để chọn đúng cây lá đắng.
2. Cây lá đắng có phải là cây mật nhân không?
Rất nhiều người nhầm lẫn cây lá đắng và cây mật gấu là một. Tuy hiên, thực tế đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau cả về hình dáng và tác dụng.
3. Cây lá đắng uống nhiều có hại không?
Theo các nghiên cứu khoa học, cây lá đắng không chứa độc tính nên an toàn cho sức khỏe khi dùng đúng cách với lượng hợp lý. Tuy nhiên, nếu lạm dụng dùng quá nhiều trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Các tác dụng phụ phổ biến do lạm dụng cây lá đắng là hạ áp huyết, đi ngoài, giảm huyết áp, giãn mạch, táo bón…
4. Lá đắng Tây Bắc chữa bệnh gì?
Cây lá đắng được cả Đông y và học dùng trong điều trị các bệnh như:
- Các bệnh về đường tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, loại bỏ độc tố, bệnh tim mạch (giảm cholesterol xấu, điều hòa huyết áp);
- Bệnh về gan, mật: Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan.
- Bệnh hô hấp: Ức chế sự co thắt của phế quản, giảm ho, long đờm.
- Bệnh ngoài da: Hỗ trợ chữa mụn nhọt, viêm da cơ địa, viêm da, chàm da.
- Bệnh tiểu đường: Ổn định đường huyết, cải thiện chức năng của insulin.
- Tác dụng khác: Tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, hỗ trợ trong điều trị ung thư…
Sử dụng cây lá đắng chữa dạ dày an toàn và lành tính nhưng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ đến trung bình. Với trường hợp bệnh dạ dày nghiêm trọng và kéo dài, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...