8 Cách sử dụng cây khôi chữa dạ dày hiệu quả tại nhà

Không chỉ giúp cải thiện tiêu hoá, chữa lành vết thương, thanh nhiệt giải độc cơ thể, cây khôi còn được dùng để điều trị các bệnh dạ dày. Cùng thuốc Yumangel chính hãng tham khảo 8 cách dùng cây khôi chữa dạ dày tại nhà hiệu quả. 

I. Tổng quan về cây khôi

Cây khôi có nhiều tên gọi khác như: cây khôi nhung, cây khôi tía, lá khôi, đơn tướng quân, cây xăng sê hay khôi. Tên khoa học của cây khôi là  Ardisia sylvestris Pitard, thuộc họ Đơn nem với danh pháp khoa học là Myrsinaceae.

Tại Việt Nam, cây khôi được trồng chủ yếu là ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,… 

Cây khôi có 2 loại là cây khôi tía và cây khôi trắng. Cả 2 loại cây khôi này đều được sử dụng làm thuốc nhưng cây khôi tía được dùng phổ biến hơn.

Bộ phận của cây khôi thường được thu hái để chữa bệnh là lá. Thời điểm thu hoạch lá khôi là vào tháng 8 đến 9 khi cây khôi đã đơm trái. Các lá to lành lặn và không bị sâu bệnh sẽ được thu hoạch, sau đó rửa sạch rồi đem phơi nắng cho đến khi mềm lại thì đem ủ lá trong bóng râm. Hoặc bạn cũng có thể sao vàng lá khôi lên để dùng.

Hình ảnh cây khôi dùng chữa các bệnh lý về dạ dày

II. Tại sao cây khôi chữa được bệnh dạ dày?

Các thành phần dưỡng chất chính có trong cây khôi gồm:

  • Glycoside: Tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch; hỗ trợ cải thiện trí nhớ và giảm hiện tượng suy nhược thần kinh.
  • Tanin: Đây là hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm chậm quá trình oxy hóa, ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
  • Ngoài 2 thành phần chính ở trên, cây khôi còn chứa nhiều vitamin và chất cần thiết cho cơ thể.

Một số tài liệu Đông Y có nhắc đến việc dùng cây khôi chữa trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bên cạnh đó, việc sử dụng cây khôi chữa dạ dày cũng đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.

1. Trong Y học cổ truyền

Theo Đông y, lá khôi có tính hàn, vi chua, quy vào kinh Tỳ và kinh Vị, tác dụng giải can khí uất, chống dị ứng, bình can tiêu độc  và kháng khuẩn.

Căn cứ theo các tài liệu Đông y, cây khôi là dược liệu giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:

  • Điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
  • Cải thiện triệu chứng đau và rát họng, viêm họng.
  • Thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.
  • Điều trị các bệnh về da, dị ứng, ngứa mề đay, viêm loét, ghẻ lở.
  • Cây khôi cũng được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến thấp khớp.

Y học cổ truyền từ lâu đã sử dụng cây khôi chữa dạ dày

2. Trong Y học hiện đại

Bên cạnh các tác dụng được ghi nhận bởi Đông y, trong các nghiên cứu Y học hiện đại, cây khôi có những tác dụng sau:

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày: Cây khôi giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh dạ dày. Có được điều này là do trong cây khôi có chứa các hoạt chất có khả năng kiểm soát mức độ axit trong dịch vị dạ dày, làm giảm đau do viêm loét dạ dày gây ra.
  • Tiêu diệt vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Sử dụng cây khôi với liều lượng phù hợp giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, ngăn ngừa oxy hóa, khôi phục chức năng dạ dày đồng thời hạn chế nguy cơ phát triển khối u.
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa: Cây khôi còn có khả năng cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ăn uống không ngon, hấp thu kém…
  • Thúc đẩy quá trình lành vết thương: Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm nên dùng cây khôi hỗ trợ giảm thiểu và phòng nguy cơ nhiễm trùng trên các vùng da có vết thương hở. Đồng thời, các dưỡng chất có trong cây khôi còn giúp làm lành vết thương và sẹo nhanh chóng.
  • Giải tỏa lo lắng, căng thẳng: Sử dụng lá khôi có tác dụng hỗ trợ giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi. Vì vậy, cây khôi đặc biệt hữu ích cho những người phải chịu áp lực thường xuyên, có vấn đề về trí nhớ, giấc ngủ, bị suy nhược thần kinh.

Trong các nghiên cứu Y học hiện đại, cây khôi có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP,…

 III. 8 cách sử dụng cây khôi chữa dạ dày tại nhà hiệu quả nhất

Dưới đây là thông tin hướng dẫn chi tiết về 8 cách sử dụng cây khôi chữa trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày… bạn có thể tham khảo:

1. 2 bài thuốc từ cây khôi chữa trào ngược dạ dày

Có hai bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ cây khôi bạn có thể tham khảo áp dụng gồm: 

  • Bài thuốc 1: Lấy 20 gam lá khôi tía cho vào sắc với nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Cho 60g lá khôi, 12g khổ sâm, 40g bồ công anh, 20g cam thảo dây vào sắc cùng 1,5 lít nước. Sắc nhỏ lửa trong khoảng 20 phút. Chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn.

Uống nước cây khôi chữa trào ngược dạ dày

2. 2 bài thuốc từ cây khôi chữa viêm loét dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày có thể lựa chọn 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Cho 20g lá khôi, 16g khổ sâm, 8g uất kim, 8g hương phụ, 8g hậu phác, 20g bồ công anh, 16g cam thảo nam vào ấm sắc với 1,5 lít nước. Sắc cho đến khi còn 1/2 lượng nước là được. Mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các thảo dược gồm: 10g lá khôi, 12g nhân trần, 12g lá khổ sâm, 10g chút chít. Tán các thảo dược thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 30g pha với nước sôi để nguội sau đó uống. 

Bài thuốc từ cây khôi chữa viêm loét dạ dày

3. Bài thuốc từ cây khôi chữa đau dạ dày (đau cả khi đói hoặc no) 

Bài thuốc này áp dụng cho cả bệnh nhân đau dạ dày khi đói và khi no. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị thảo dược: 25g lá khôi tía, 20g thảo quyết minh, 20g mẫu lê và 15g ô tặc cốt.
  • Cách thực hiện: Cho các vị thuốc vào sao vàng lên rồi đem tán thành bột mịn.  Mỗi lần dùng lấy 1 thìa cà phê pha với nước đun sôi để nguội. Uống 3 – 4 lần/ngày.

Bài thuốc từ cây khôi chữa đau dạ dày

4. Bài thuốc từ cây khôi chữa đau dạ dày kèm mệt mỏi, đau vùng thượng vị

Với bài thuốc từ cây khôi chữa đau dạ dày kèm mệt mỏi, đau vùng thượng vị, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Nguyên liệu: 80g lá khôi, 10g cam thảo, 12g lá khổ sâm, 40g bồ công anh. 
  • Cách thực hiện: Thái nhỏ các thảo dược trên rồi đem phơi khô. Cho vào sắc cùng 400ml nước, sắc cho tới khi còn 100ml nước là được. 
  • Cách dùng: Phần nước thuốc chắt được bạn chia làm 2 lần uống hết trong ngày và trước bữa ăn.

Bài thuốc từ cây khôi chữa đau dạ dày kèm mệt mỏi, đau vùng thượng vị

5. Bài thuốc từ cây khôi chữa đau dạ dày thể hỏa uất 

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây khôi này áp dụng cho bệnh nhân đau dạ dày thể hoả uất với các triệu chứng: rêu lưỡi vàng, đau vùng thượng vị, đắng miệng, miệng khô, ợ chua… 

  • Chuẩn bị: 20g lá khôi, gừng 4g, sa nhân 10g, bố chính sâm 12g,  trần bì 6g, bán hạ chế 8g, nam mộc hương 10g.
  • Thực hiện: Cho tất cả thuốc vào ấm sắc. Lấy nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc từ cây khôi chữa đau dạ dày thể hỏa uất

6. Bài thuốc từ cây khôi hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày

Đây là bài thuốc từ cây khôi có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày nói chung: 

  • Nguyên liệu: 40g lá khôi, 4g cam thảo, 12g khổ sâm, 8g ngải cứu, uất kim 12g, bồ công anh 20g và hậu phác 12g.
  • Thực hiện: Cho tất cả thuốc vào ấm sắc. Lấy nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc từ cây khôi hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày

Lưu ý: Các bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ cây khôi ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể có sự sai lệch trong quá trình lưu giữ và truyền miệng. Hiệu quả của các bài thuốc cũng chưa được Bộ Y tế công nhận nên khi có dấu hiệu bị bệnh dạ dày người bệnh tốt nhất vẫn nên đến bệnh viện để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

IV. Lưu ý khi dùng cây khôi chữa dạ dày

Các bài thuốc chữa dạ dày từ cây khôi khi được áp dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả nhất định. Để đăng hiệu quả điều trị bệnh dạ dày và an toàn cho sức khỏe, người bệnh khi sử dụng cây khôi chữa dạ dày cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây khôi chữa bệnh dạ dày để tránh xảy ra rủi ro không mong muốn. 
  • Ngừng sử dụng và thăm khám ngay nếu thấy bất cứ dấu hiệu dị ứng nào khi dùng cây khôi. 
  • Không lạm dụng cây khôi: Lượng cây khôi tối đa bệnh nhân nên sử dụng 1 ngày là 100g. Nếu dùng vượt quá 100g, cụ thể là 250g/ngày sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải và da tái xanh. Vì vậy, người bệnh khi dùng cây khôi chữa bệnh cần cần tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Kiên trì thực hiện: Hiệu quả chữa dạ dày của cây khôi thường chậm vì các hoạt tính trong cây thấp nên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng để có hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa, hiệu quả chữa bệnh dạ dày của cây khôi còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
  • Chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và vừa: Phương pháp dùng cây khôi chữa dạ dày chỉ phù hợp và hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ và vừa. Với trường hợp bệnh dạ dày nặng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.
  • Lưu ý khi chọn lá khôi: Nên chọn các lá khôi còn tươi, không bị sâu bệnh, lá hơi dài và thon. 

Trên đây là thông tin về tác dụng của cây khôi với sức khoẻ và tổng hợp 8 cách dùng cây khôi chữa dạ dày. Trước khi áp dụng, bạn nên tham khảo y kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *