Viêm niêm mạc dạ dày là một trong những bệnh lý liên quan đến dạ dày phổ biến nhất. Bệnh lý này khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Vì thế hãy tìm hiểu về viêm niêm mạc dạ dày bệnh học. Từ đó tìm ra cách điều trị viêm niêm mạc dạ dày phù hợp.
Mục lục
I – Viêm niêm mạc dạ dày là gì
Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc (lớp lót bên trong) của dạ dày. Niêm mạc dạ dày có vai trò quan trọng trong việc tiết dịch nhầy bảo vệ dạ dày và quá trình tiêu hóa. Khi niêm mạc này bị viêm, nó có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp và niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày (tính từ ngoài vào trong). Niêm mạc dạ dày có đảm nhận nhiệm vụ tiết dịch nhầy bảo vệ dạ dày và tiêu hóa trong dạ dày.
Vậy viêm niêm mạc dạ dày là như thế nào? Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị nhiễm trùng, viêm nhiễm…
II – Nguyên nhân bị viêm niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Đối với trẻ em
Viêm niêm mạc dạ dày trẻ em không phải không gặp nhưng không quá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ em bị viêm niêm mạc dạ dày, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn Hp và thói quen ăn uống.
- Trẻ bị viêm niêm mạc dạ dày có Hp: Thường lây từ người lớn trong nhà do nhai cơm, ăn chung bát đũa…
- Thói quen ăn uống không đúng cách như cho trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, đồ uống có gas…
Đối với người lớn
Các nguyên nhân phổ biến gây viêm niêm mạc dạ dày ở người lớn có thể kể đến là:
- Vi khuẩn Hp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm niêm mạc dạ dày mãn tính.
- Lam dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê, đồ uống có gas…
- Chế độ ăn uống không hợp lý (thường xuyên bỏ bữa, làm việc/ vận động/ tắm gội ngay sau khi ăn xong, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ…)
- Thức khuya, căng thẳng, stress kéo dài
- Sử dụng các loại thuốc tây, quá trình xạ trị, hóa trị…
- Sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và aspirin có thể gây kích ứng và viêm niêm mạc dạ dày
III. Triệu chứng của Viêm Niêm Mạc Dạ Dày
Các dấu hiệu của viêm niêm mạc dạ dày phổ biến nhất là:
- Đau âm ỉ hoặc nóng rát vùng thượng vị
- Buồn nôn, có thể nôn mửa
- Ợ hơi, ợ chua
- Đầy bụng, khó tiêu
Đôi khi, người bệnh có thể không cảm nhận thấy triệu chứng, nhất là khi niêm mạc dạ dày còn viêm ở mức độ nhẹ.
IV- Phân loại viêm niêm mạc dạ dày
Chúng ta có thể chia viêm niêm mạc dạ dày thành 4 loại phổ biến là: viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, viêm niêm mạc dạ dày Hp và viêm niêm mạc dạ dày xung huyết.
1. Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính
Viêm niêm mạc dạ dày cấp là phản ứng viêm tại lớp niêm mạc của dạ dày, khởi phát và diễn biến nhanh chóng. Nguyên nhân bởi các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày gây ra.
Nếu bệnh được phát hiện và chữa trị kịp thời, sức khỏe dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung không bị ảnh hưởng nhiều.
2. Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính
Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính là gì? Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm kéo dài hoặc tái phát.
Lúc này, bệnh có thể chuyển thành loét dạ dày và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của dạ dày như hang vị, môn vị…
Nếu bệnh không được kiểm soát, nó có thể tiến triển thành xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
3. Viêm niêm mạc dạ dày Hp
Viêm niêm mạc dạ dày Hp ám chỉ tình trạng viêm niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Hp. Được biết, vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các ca viêm niêm mạc dạ dày.
4. Viêm niêm mạc dạ dày xung huyết
Đây là tình trạng viêm niêm mạc trong một thời gian dài khiến cho các mạch máu giãn ra gây xung huyết.
V – Điều trị viêm niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày dùng thuốc gì? Tốt nhất bạn nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh sớm bình phục.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Nếu có vi khuẩn Hp trong dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) để giảm tiết acid dạ dày
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc trung hòa axit dạ dày
NGOÀI RA, bạn có thể uống thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Thuốc dạ dày chữ Y sẽ giúp trung hòa axit dạ dày và tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng giảm xuống.
>> Xem VIDEO thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giảm nhanh cơn đau dạ dày <<
VI – Chế độ ăn cho người bị viêm niêm mạc dạ dày
1. Nên ăn gì?
- Chuối chín: Có tác dụng trung hòa axit dạ dày. Đồng thời, chuối còn chứa pectin. Chất này rất có lợi cho tiêu hóa.
- Đậu rồng: Trong quả này chứa nhiều chất có ích giúp trung hòa axit dạ dày và chống viêm.
- Nghệ: Chất Curcumin trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa, làm lành vết viêm.
- Gừng: Tính kháng viêm cao, điều trị viêm loét hiệu quả.
- Lá thì là: Chất anethole trong thì là giúp giảm tiết dịch vị, giảm đầy hơi và giảm các triệu chứng khó chịu.
- Sữa chua: Chứa nhiều lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.
- Trái cây và rau xanh: Dễ tiêu hóa, chứa nhiều vitamin và không gây áp lực lên dạ dày.
- Viêm niêm mạc dạ dày uống gì? Nước lọc, nước dừa là 2 loại nước tốt cho người bị viêm niêm mạc dạ dày.
2. Không nên ăn gì
Viêm niêm mạc dạ dày kiêng những gì? Dưới đây là những thực phẩm người bị viêm mạc dạ dày nên tránh sử dụng:
- Đồ ăn cay nóng, rượu bia, đồ uống có gas, cà phê… vì có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng.
- Đồ ăn cứng như cơm cháy, sụn, ổi xanh
- Thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, chanh, cà chua…
- …
VII – Phòng bệnh viêm niêm mạc dạ dày
Để phòng bệnh viêm niêm mạc dạ dày, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
– Phòng lây nhiễm vi khuẩn Hp bằng cách: Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín, uống sôi, không dùng chung dụng cụ ăn uống với người bị nhiễm bệnh.
– Không thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress, luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều rau xanh, không ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, không nhịn đói, bỏ bữa…
– Không hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê…
VIII – Câu hỏi thường gặp
1. Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm niêm mạc dạ dày tá tràng giai đoạn cấp tính không quá nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh nhân không được áp dụng phác đồ điều trị viêm niêm mạc dạ dày phù hợp, bệnh có thể kéo dài và chuyển thành viêm niêm mạc dạ dày mạn tính.
Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như hang vị dạ dày, môn vị…
Nếu bệnh tiếp tục không được điều trị có thể gây chảy máu dạ dày, tệ hơn là ung thư dạ dày.
2. Viêm niêm mạc dạ dày có lây không?
Nếu người bệnh bị viêm niêm mạc dạ dày có vi khuẩn Hp, bệnh có thể lây sang người khác khi vi khuẩn Hp bị lây nhiễm.
3. Viêm niêm mạc dạ dày có chữa khỏi không?
Viêm niêm mạc dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn sớm thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín và được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị viêm niêm mạc dạ dày. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm niêm mạc dạ dày bạn nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn từ bác sĩ để bệnh sớm khỏi, đồng thời không bị kháng thuốc.
Viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm niêm mạc dạ dày, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Mong rằng bạn sẽ phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) nếu bạn có thắc mắc cần dược sĩ giải đáp nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…