Skip to main content

Hình ảnh vùng thượng vị dạ dày và các bệnh lý thường gặp 

Tìm hiểu hình ảnh vùng thượng vị, các vấn đề và bệnh lý thường gặp giúp người bệnh chủ động phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng thượng vị sớm để có cách điều trị kịp thời. Cùng Thuốc dạ dày chữ Y tham khảo thông tin về các hình ảnh này trong bài viết dưới đây nhé! 

I. Vị trí, cấu tạo, chức năng của thượng vị dạ dày

Thượng vị (Epigastric) là vùng trung tâm phía trên của bụng, cụ thể là nằm dưới mũi xương ức và trên rốn. 

Vùng thượng vị dạ dày gồm có thuỳ trái gan, một phần mặt trước của dạ dày, tâm vị, môn vị, tá tràng, mạc nối gan dạ dày, tụy, đoạn đầu của động mạch và tĩnh mạch chủ bụng.

Quá trình cơ thể hít thở của con người sẽ tạo ra nhịp điệu co – giãn ở cơ hoành có khả năng làm phẳng, di dời nội tạng đồng thời tạo chuyển động ngoài lên vùng bụng trên (vùng thượng vị). Đó là sự hội tụ của cơ hoành và cơ bụng, khi cả hai bộ cơ này (cơ hoành và cơ bụng) căng thẳng thì cùng lúc đó vùng thượng vị cũng được đẩy lên. 

Vì vậy, thượng vị không được xem là một cơ hay cơ quan mà nó là một khu vực hoạt động, trong đó là trực tràng và cơ hoành tạo một phần phình ra của vùng bụng trên. Thượng vị là nơi có thể tạo ra hơi thở nhanh và mạnh mẽ.

II. Hình ảnh vùng thượng vị

Dưới đây là một số hình ảnh vùng thượng vị dạ dày chúng tôi tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được vị trí của vùng thượng trị trên cơ thể:

Vị trí của vùng thượng vị trên cơ thể người
Hình ảnh vị trí vùng thượng vị dạ dày khi phân chia vùng bụng
Hình ảnh bệnh nhân bị đau vùng thượng vị
Hình ảnh các bệnh lý gây đau thượng vị
Hình ảnh mô phỏng các biến chứng khó thường của đau thượng vị

III. Các vấn đề thường gặp ở vùng thượng vị

Vùng thượng vị dạ dày không đóng vai trò là một cơ quan và làm bất cứ hoạt động nào cho cơ thể. Tuy nhiên, khi các cơ tại vùng thượng vị gặp vấn đề thì vùng thượng vị cũng vẫn bị ảnh hưởng. 

Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi có dấu hiệu cảnh báo, nên đi thăm khám để được tư vấn của bác sĩ điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là các vấn đề thượng gặp ở vùng thượng vị: 

1. Đau thượng vị dạ dày

Đau thượng vị dạ dày là triệu chứng cảnh báo chứng rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân mắc chứng bệnh này thường có cảm giác đau âm ỉ, quặn thắt ở khu vực vùng thượng vị, thời gian đau có thể kéo dài vài tiếng hoặc cả ngày.

Khi thường xuyên bị đau thượng vị dạ dày, người bệnh cần theo dõi bệnh trạng vì rất có thể cơ thể đang mắc các bệnh dạ dày như: viêm hang dạ dày, viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

2. Nóng rát vùng thượng vị 

Cảm giác nóng rát vùng thượng vị xảy ra do dịch vị acid trong dạ dày tiết ra nhiều gây kích thích niêm mạc dạ dày. Không chỉ gây nóng rát thượng vị, dạ dày tăng tiết axit còn gây triệu chứng buồn nôn và nôn, ăn nhanh no, chán ăn khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ăn mất ngủ.

Nóng rát vùng thượng vị có thể xuất hiện cả khi đói hoặc sau khi ăn quá no. Thức ăn không được tiêu hóa sẽ dự trữ ở dạ dày, về lâu dài gây tác động sinh ra các triệu chứng khác như: chướng bụng, đau bụng, khó tiêu,…

Hình ảnh nóng rát vùng thượng vị

3. Đau thượng vị ợ hơi

Đau thượng vị ợ hơi thường là các cơn đau âm ỉ kèm theo triệu chứng ợ hơi. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và hô hấp nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm khác. 

Cơ đau thượng vị ợ hơi có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với cảm giác đau âm ỉ, quặn đau từng cơn với tần suất xảy ra liên tục thì người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị sớm.

Hình ảnh đau thượng vị kèm ợ hơi

4. Đau thượng vị buồn nôn

Đau thượng vị buồn nôn là triệu chứng cảnh bảo cơ thể đang gặp tổn thương ở dạ dày hoặc đại tràng. 

Dấu hiệu nhận biết: đau nhức, khó chịu giữa hai khung xương sườn và vùng bụng trên rốn; chỉ đau ở một vị trí trung tâm, không lan sang hai bên; buồn nôn và nôn ói.

Hình ảnh đau thượng vị kèm buồn nôn

IV. Các vấn đề thường gặp ở vùng thượng vị cảnh báo bệnh gì?

Đau thượng vị là dấu dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc  bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, vấn đề về gan hay mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, đau vùng thượng vị còn xuất phát từ nhiều bệnh lý khác: 

1. Bệnh lý dạ dày

  • Viêm loét dạ dày: Đa phần người bị đau vùng thượng vị dữ dội là do ảnh hưởng của bệnh viêm loét dạ dày. Khi mắc bệnh lý này, thức ăn đi vào dạ dày không được tiêu hóa sẽ gây kích thích dịch vị tiết ra nhiều hơn gây viêm loét dạ dày đồng. Hậu quả là ra các cơn đau thượng vị  dữ dội, âm ỉ từng cơn kèm theo dấu hiệu co thắt vùng thượng vị.
  • Viêm dạ dày: Khi bị viêm dạ dày, bệnh nhân thường phải chịu các cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như giảm cân không kiểm soát, buồn nôn, nôn dai dẳng, đau tức vùng bụng, tiêu chảy dữ dội, sốt…
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Người bệnh thường có cảm giác nóng rát phía sau vùng xương ức. Nguyên nhân chính là do thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu đau thượng vị do trào ngược axit thì cơn đau sẽ trầm trọng hơn khi cúi, khom lưng hoặc nằm.
Đa phần người bị đau vùng thượng vị dữ dội là do ảnh hưởng của bệnh viêm loét dạ dày.

2. Bệnh lý ở gan và mật

Khi túi mật hoặc hệ thống dẫn mật gặp vấn đề thì cơn đau thượng dữ dội là điều không tránh khỏi vì vị trí của gan nằm ở từ trái sang dưới vùng xương ức. 

Do đó, khi cơ thể mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, u gan hoặc các bệnh về mật như polyp túi mật, sỏi mật… sẽ dẫn đến đau vùng thượng vị từng cơn.

Đau thượng vị dạ dày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở gan và mật.

3. Bệnh lý về đại tràng

Không chỉ gây đau thượng vị từng cơn, các bệnh lý về đại tràng còn khiến người bệnh có cảm giác khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, chướng bụng  hoặc đi ngoài nhiều lần dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức.

Không chỉ gây đau thượng vị từng cơn, các bệnh lý về đại tràng còn khiến người bệnh có cảm giác khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi

4. Tình trạng sức khoẻ khác

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, đau vùng thượng vị cũng chịu cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Khó tiêu axit: Khó tiêu axit còn có tên gọi khác là ợ chua, đôi khi tình trạng này cũng có thể gây ra đau vùng thượng vị. Ợ chua gây cảm giác nóng rát ở ngực do lượng axit tiết ra nhiều từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Dung nạp thức ăn quá nhiều: Lượng thức ăn dung nạp vào quá lớn hiến dạ dày mở rộng ra hơn mức bình thường. Điều này gây áp lực lên các cơ quan xung quanh và  gây đau vùng thượng vị.
  • Lạm dụng quá nhiều rượu, bia: Thói quen này gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày dẫn đến đau vùng thượng vị. Mặt khác, uống quá nhiều bia rượu trong thời gian dài làm tăng nguy cơ các bệnh lý về gan và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Do áp lực, căng thẳng: Tình trạng căng thẳng kéo dài khiến tinh thần bị giảm sút, ăn uống không ngon dẫn đến chán ăn, bỏ ăn lâu dần sẽ tạo thành thói quen. Đây là nguyên nhân khiến cơn đau thượng vị dạ dày xuất hiện nhiều hơn.
Lạm dụng bia rượu gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày dẫn đến đau vùng thượng vị.

V. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý vùng thượng vị dạ dày 

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thông qua việc tìm hiểu bệnh sử chi tiết và khám sức khỏe. Sau đó chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ra các bệnh lý và vấn đề sức khỏe ở vùng thượng vị dạ dày.

  • Chụp X-quang vùng bụng: Để tìm bất kỳ khối u nào gây đau.
  • Nội soi: Trong trường hợp nghi ngờ thực quản dạ dày có vấn đề, bác sĩ có thể tiến hành nội soi để xác định nguyên nhân.
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra nồng độ enzyme, cụ thể là enzym tuyến tụy nhằm mục đích xem có sự hiện diện của viêm tụy gây đau vùng thượng vị hay không. Nếu có thì nồng độ enzyme sẽ tăng cao.
  • Xét nghiệm CBC: Mục đích làm xét nghiệm là để kiểm tra nồng độ hemoglobin và hematocrit nhằm xác định nguồn gốc của cơn đau thượng vị. 
  • Xét nghiệm ESR: Xét nghiệm này được thực hiện để xác định sự hiện diện của chứng viêm trong cơ thể.
  • Xét nghiệm khác: Xét nghiệm phân tích nước tiểu, chụp CT hoặc MRI cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện tùy thuộc vào các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải để tìm chính xác  nguyên nhân gây đau thượng vị.
Phương pháp nội soi chẩn đoán bệnh lý vùng thượng vị dạ dày

VI. Cách điều trị và phòng ngừa các  bệnh lý ở vùng thượng vị 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở vùng thượng vị dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị sẽ khác nhau. Cụ thể: 

  • Trường hợp cơn đau thượng vị dạ dày xuất hiện và tự khỏi trong vài giờ, không có các triệu chứng khác kèm theo thì không cần điều trị. 
  • Trường hợp nếu cơn đau vùng thượng vị kèm theo các triệu chứng khác thì cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Để phòng ngừa các bệnh lý ở vùng thượng vị dạ dày, người bệnh cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh kết hợp kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Cụ thể: 

  • Loại bỏ thói quen bỏ bữa, nhịn ăn sáng, ăn uống thất thường.
  • Hạn chế tối đa bia, rượu, cà phê, thuốc lá…
  • Không ăn nhiều thực phẩm nóng, cay.
  • Ăn uống đúng giờ, đủ bữa.
  • Loại bỏ thói quen thức khuya, ngủ muộn.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau.

Bài viết trên đã cung thông tin về vùng thượng vị, hình ảnh vùng thượng vị các vấn đề thường gặp. Khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng bất thường ở vùng thượng vị như đau, chướng bụng, ợ hơi, nôn và buồn nôn…bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm một số thông tin về bệnh đau dạ dày khác tại đây:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.