11 tư thế yoga chữa đầy hơi chướng bụng dưới đây sẽ giúp bụng của bạn không có cảm giác nặng nề, khó chịu nữa. Mỗi bài tập yoga sẽ phù hợp với hình dáng cơ thể khác nhau nên hãy cùng tìm hiểu để lựa chọn cho mình một tư thế thích hợp nhất nhé.
Mục lục
I – Yoga có giúp giảm đầy bụng không?
Để giảm bớt đầy hơi và chướng bụng, một số tư thế yoga có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông các chất lỏng đến các cơ quan trong ổ bụng, rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Tập yoga giúp giảm đầy hơi, chướng bụng.
II – 11 bài tập yoga chữa đầy hơi chướng bụng hiệu quả
Trước hoặc sau bữa ăn, một số tư thế yoga sẽ giúp bạn không có cảm giác nặng nề, khó chịu. Dưới đây là 9 tư thế yoga chữa đầy hơi chướng bụng bạn có thể tham khảo và thực hiện:
1. Tư thế rắn hổ mang
Tư thế yoga rắn hổ mang tác động phần thân trên mở ra, giúp thư giãn dạ dày và làm cho tiêu hóa tốt hơn. Cách thực hiện tư thế yoga chữa đầy hơi chướng bụng này cụ thể như sau:
Tư thế rắn hổ mang
– Chuẩn bị ở tư thế nằm sấp, 2 chân duỗi thẳng, 2 bàn tay khép vào nhau; tay đặt dưới vai ngang tầm ngực.
– Thực hiện vừa hít vào vừa nâng phần trên len.
– Mắt nhìn thẳng về phía trước, giữ cho cổ thật thẳng.
– Giữ nguyên tư thế trong khi hít vào.
– Từ từ nằm xuống và thở ra.
2. Tư thế Apanasana
Tư thế apanasana hay còn gọi là tư thế chắn gió, tác dụng kích thích lưu thông máu trong dạ dày, thức đẩy tiêu hóa. Cách thực hiện cụ thể như sau:
– Nằm ở tư thế nằm ngửa.
– Đưa đầu gối về phía ngực và ép bụng nhẹ.
Tư thế apanasana
– Bạn có thể thực hiện một vài chuyển động từ trái sang phải để tăng cảm giác sảng khoái.
3. Tư thế ngồi vặn mình
Bài tập yoga chữa đầy bụng ngồi vặn mình hỗ trợ kích thích cơ quan tiêu hóa và xoa bóp chúng, giúp máu lưu thông đến gan, tuyến tụy và ruột. Cách thực hiện:
– Chuẩn bị ở tư thế ngồi duỗi thẳng chân trước mặt và gập chân phải.
– Giữ thẳng lưng, đặt bàn chân ở bên ngoài đầu gối trái.
Tư thế ngồi vặn mình
– Thả cánh tay trái ra bên ngoài của đầu gối phải.
– Tiếp tục đặt cánh tay phải trên sàn phía sau và xoay thân người.
– Hít thở nhịp nhàng vài nhịp rồi đổi bên.
4. Tư thế gập người về phía trước
Bài tập yoga chữa đầy hơi này sử dụng sau bữa ăn có công dụng kích thích hoạt động của gan, thận, tuyến tụy và cả buồng trứng. Cách thực hiện:
– Ngồi ở tư thế thẳng chân.
– Hai cánh tay duỗi nhẹ về phía trước, lưng giữ thẳng.
Tư thế gập người về phía trước
– Người ngả về phía trước, cố gắng sao cho chân chạm tới ngực.
– Nếu cơ thể bạn đủ dẻo, hãy nắm lấy bắp chân hoặc bàn chân của mình.
5. Tư thế con mèo – con bò
Tư thế yoga chữa đầy bụng con mèo – con bò cho phép hoạt động dựa trên khả năng di chuyển của cột sống và kéo giãn ruột. Cách thực hiện:
– Đặt hai tay lên 2 chân sao hông ở trên đầu gối, cho tay ở dưới vai, cong lưng hít vào.
– Hướng mắt lên phía trên.
Tư thế con mèo – con bò
– Khi thở ra, hãy làm tròn lưng bằng cách đẩy các điểm tựa ra phía sau. Lúc này, bả vai sẽ mở ra.
– Tiến hành điều chỉnh hơi thở và thực hiện bài tập vài lần.
6. Tư thế gập người về trước
Tư thế yoga gập người về phía trước giúp tăng cường lưu thông máu đến lá lách, gan, ruột… Cách thực hiện:
– Đứng thẳng, gập phần thân trên về phía đùi.
– Giữ yên tư thế này trong 6 nhịp thở để giúp tăng cường lưu thông máu đến lá lách, gan, ruột và thận.
Tư thế gập người về trước
7. Tư thế em bé
Tư thế yoga em bé khi thực hiện giúp làm dịu tâm trí, thúc đẩy tiêu hóa, xoa bóp và làm săn chắc các cơ quan vùng bụng đồng thời còn là một chất kích thích cho quá trình tiêu hóa. Cách thực hiện:
– Ngồi trên gót chân, đầu gối gập lại.
– Người nghiêng về phía trước, 2 cánh tay thả lỏng 2 bên xuôi theo thân.
Tư thế em bé.
8. Tư thế savasana sườn trái
Bài tập này có tác dụng thúc đẩy sự tiến triển của ống thức ăn từ ruột non đến ruột già. Cách thực hiện:
– Đỡ đầu bằng một chiếc gối thoải mái.
– Lấy một chiếc gối khác đặt giữa hai chân.
– Ôm lấy người và từ từ hít thở.
Tư thế savasana sườn trái.
( >> Xem thêm: 17 Cách bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu, đầy hơi chướng bụng )
9. Tư thế ngọn nến
Tư thế yoga ngọn nến đảo ngược tạo thuận lợi và tăng tốc quá trình chuyển hóa thức ăn. Bài tập này còn giúp tăng cường sức mạnh của vùng bụng và cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Cách thực hiện:
Tư thế ngọn nến.
– Nằm ở tư thế nằm ngủ; 2 tay đặt xuôi theo cơ thể; 2 chân duỗi thẳng và đặt gần nhau.
– Dùng vai làm trụ, chống tay ra sau lưng để nâng mông, chân, và lưng lên.
– Sau khi đã ổn định, bạn tiếp tục khép 2 khuỷu tay lại đồng thời chống tay gần bả vai.
10. Tư thế tam giác mở (open triangle)
Tư thế yoga tam giác mở giúp ống tiêu hóa được giảm đầy hơi, trở nên thông thoáng và khỏe khoắn. Cách thực hiện:
– Bắt đầu với tư thế chó úp mặt (downward facing dog). Chân phải bước về phía trước ở vị trí giữa 2 bàn tay rồi nâng người lên, vào tư thế Chiến binh 1 (Warrior 1). Tiếp tục mở hông, cánh tay và ngực vào tư thế Chiến binh 2 (Warrior 2).
Tư thế tam giác mở.
– Duỗi thẳng chân phải rồi nhẹ xoay ngón chân trái về bên phải, tạo thành một góc 45 độ. Giữ cả 2 chân thẳng khi duỗi thẳng tay phải hướng lên trên chân phải.
Hạ thấp tay phải, đặt nghỉ trên cẳng chân phải hoặc một khối tựa hoặc đặt lòng bàn tay úp xuống sàn. Duỗi thẳng cánh tay trái, nhìn vào ngón tay trái.
– Giữ yên tư thế trên trong 5 nhịp thở sâu. Khi thở ra, bạn nâng thân trên lên, đặt tay xuống thảm, trở về tư thế chó úp mặt. Sau đó lặp lại tư thế này tương tự với bên chân trái.
11. Tư thế thả khí (wind-relieving pose)
Nếu bạn đang bị khó chịu do chướng bụng, đầy hơi, hãy tập luyện ngay với tư thế yoga thả khí để thấy dễ chịu hơn. Cách thực hiện:
– Nằm ngửa trên thảm tập, hai đầu gối gập vào ngực.
Tư thế thả khí.
– Ôm chặt đầu gối và tiến hành đưa đầu gối sang 2 bên nhằm mát-xa các cơ quan ở bụng.
– Thả lỏng đầu gối khỏi vị trí áp ngực, đồng thời hạ thấp ngón chân xuống sàn trong vài giây.
III – Lưu ý khi chữa đầy bụng bằng yoga
Bạn có thể thực hiện các bài tập trị đầy bụng bằng yoga vào buổi sáng khi bụng đói hoặc vài giờ sau khi ăn quá no. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong muốn, bạn nên chú ý:
– Khởi động thật kỹ trước khi tập để tránh xảy ra chấn thương.
– Tùy thuộc vào cảm nhận và hình dáng cơ thể để lựa chọn được tư thế yoga phù hợp với mình.
– Trong quá trình tập yoga chữa đầy bụng nên giữ mỗi tư thế từ 1- 3 phút và luôn nghĩ về nhịp thở.
– Có thế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn chậm, không nên ăn quá no hay ăn quá sát giờ đi ngủ. Khi có thời gian, hãy dùng tay xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ và hít thở một vài hơi.
– Trường hợp tập yoga nhưng tình trạng đầy hơi không thuyên giảm, bạn có thể tham khảo dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Sản phẩm được dùng điều trị cho các trường hợp tăng tiết axit gây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, óng rát, ợ hơi, ợ chua…
Với 11 bài tập yoga chữa đầy hơi kèm theo cách hướng dẫn chi tiết và lưu ý khi tập luyện, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện để nhanh chóng loại bỏ cảm giác đầy hơi chướng bụng.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.