Áp xe hậu môn trực tràng gây đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm. Cùng yumangel.vn tìm hiểu trong bài viết sau.
Mục lục
- I – Áp xe hậu môn là gì?
- II – Nguyên nhân gây Apxe hậu môn
- III – Dấu hiệu áp xe hậu môn
- IV – Đối tượng thường bị áp xe hậu môn
- V – Apxe hậu môn có nguy hiểm không?
- VI – Áp xe hậu môn có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
- VII – Áp xe hậu môn có tái phát không?
- VIII – Áp xe hậu môn có lây không?
- IX – Bị áp xe hậu môn nên kiêng ăn gì
- IX – Cách điều trị apxe hậu môn hiệu quả
- X – Cách phòng ngừa áp xe hậu môn
I – Áp xe hậu môn là gì?
Bị apxe hậu môn là gì? Áp xe hậu môn là tình trạng các khoang gần hậu môn hoặc trực tràng có chứa đầy mủ, gây đau đớn. Áp xe hậu môn được phân loại dựa theo vị trí hình thành bao gồm:
- Áp xe quanh hậu môn: Đây là loại áp xe hậu môn phổ biến nhất, chiếm đến 60% các trường hợp bệnh nhân. Áp xe quanh hậu môn thường xuất hiện ở dạng mủ dưới da, có màu đỏ, sưng đau và cảm giác ấm khi chạm vào.
- Áp xe hố ngồi – trực tràng: Loại áp xe hình thành do sự chèn ép xuyên qua cơ thắt hậu môn bên ngoài và đi vào bên trong trực tràng.
- Áp xe giữa các cơ thắt: Đây là hậu quả của sự chèn ép giữa cơ thắt bên trong và ngoài hậu môn.
- Áp xe trên cơ thắt: Loại áp xe hậu môn này ít phổ biến nhất, thường gây đau vùng trực tràng và vùng chậu.
II – Nguyên nhân gây Apxe hậu môn
Bệnh apxe hậu môn trực tràng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó các nguyên nhân gây áp xe hậu môn chính gồm:
- Nhiễm trùng tuyến hậu môn do sự xâm nhập của vi khuẩn hiếu khí (Streptococcus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli) hoặc vi khuẩn kỵ khí (Peptostreptococcus, Acteroides fragilis, Prevotella, Porphyromonas và Clostridium, Fusobacterium)
- Mắc các bệnh lý sau: bệnh lao, Crohn, viêm ruột, bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư…
- Đã từng tiểu phẫu ở hậu môn, trực tràng, niệu đạo nhưng dụng cụ y tế không được vô trùng gây nhiễm trùng và hình thành áp xe.
- Dùng một số thuốc điều trị bệnh lý hậu môn – trực tràng không đúng cách hoặc trong thời gian dài khiến các mô bị viêm nhiễm.
- Do chấn thương.
- Tắc nghẽn tuyến hậu môn.
- Xem thêm: (Bệnh mạch lươn) Rò hậu môn là gì
III – Dấu hiệu áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn trẻ sơ sinh và áp xe hậu môn ở người có những dấu hiệu và biển hiện khác nhau. Cụ thể:
1. Triệu chứng áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Các dấu hiệu apxe hậu môn trẻ sơ sinh và áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ thường gặp là:
- Quấy khóc liên tục, đặc biệt là khi đi đại tiện
- Da ở quanh hậu môn tấy đỏ và căng bóng
- Xuất hiện u, mụn ở hậu môn.
- Chảy dịch mủ.
- Ngứa ngáy ở vùng hậu môn.
- Các triệu chứng toàn thân: sốt cao, mệt mỏi, căng thẳng, đau nhức người.
2. Triệu chứng áp xe hậu môn ở người lớn
Áp xe hậu môn ở người lớn có biển hiện khá rõ ràng và dễ nhận biết với một số triệu chứng phổ biến sau:
- Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng hậu môn.
- Có thể bị sưng tấy hoặc đau dữ dội khi đi vệ sinh.
- Táo bón.
- Trực tràng chảy máu hoặc tiết dịch bất thường.
- Đau và sưng ở vùng da xung quanh hậu môn.
- Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
- Có khối u sưng đỏ và mềm ở hậu môn.
- Khó chịu hoặc đau ở vùng bụng.
IV – Đối tượng thường bị áp xe hậu môn
Các đối tượng dễ có nguy cơ bị áp xe hậu môn gồm:
- Nam giới: Nam giới có nguy cơ bị áp xe hậu môn cao gấp 2 lần so với nữ giới.
- Người mắc các bệnh lý sau: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột, táo bón, tiểu đường, tiêu chảy.
- Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
- Người đã từng hoặc đang trong quá trình hóa trị.
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
- Sử dụng thuốc Prednisone hoặc các Steroid khác.
- Hút thuốc.
- Đái tháo đường.
- Hệ thống miễn dịch suy giảm do nhiễm HIV/AIDS.
V – Apxe hậu môn có nguy hiểm không?
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Áp xe hậu môn nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: lỗ rò hậu môn do áp xe hậu môn tự vỡ chảy dịch mủ ra ngoài, nhiễm trùng huyết, hội chứng Fournier gây nguy hiểm đến tính mạng.
VI – Áp xe hậu môn có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
Bệnh áp xe hậu môn chắc chắn không thể tự khỏi nếu người bệnh không điều trị và can thiệp y tế. Ngay cả khi triệu chứng bệnh đã được cải thiện sau khi chăm sóc tại nhà, bệnh nhân vẫn cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và chẩn đoán, tránh tái phát hoặc dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
VII – Áp xe hậu môn có tái phát không?
Áp xe hậu môn hoàn toàn có thể tái phát hoặc phát triển thành lỗ rò ngay cả khi bệnh nhân đã qua điều trị y tế.
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tái phát của áp xe hậu môn có xu hướng tỷ lệ thuận với chỉ số khối cơ thể (BMI). Do đó, sau khi đã điều trị khỏi, người bệnh cần tuân tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng tái phát.
VIII – Áp xe hậu môn có lây không?
Áp xe hậu môn là một bệnh lý ở hậu môn – trực tràng hình thành do các vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn gây nên hiện tượng ngứa ngáy, sưng tấy, hậu quả là hình thành những ổ áp xe. Vì bệnh áp xe hậu môn không có nguyên nhân qua các đường lây nhiễm nên bệnh không lây nhiễm.
- Tham khảo: U nhú hậu môn là gì
IX – Bị áp xe hậu môn nên kiêng ăn gì
Nếu bạn đang bị áp xe hậu môn, việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho người bị áp xe hậu môn:
- Tăng cường chất xơ: Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và hạt có thể giúp làm mềm phân và giảm căng thẳng trong khu vực hậu môn.
- Uống nhiều nước: Giữ cho cơ thể được đủ nước có thể giảm táo bón và làm giảm áp lực trong hậu môn.
- Tránh thực phẩm gây kích ứng: Các thực phẩm có thể gây kích ứng như cay, gia vị mạnh, cà phê, rượu, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm chứa nhiều đường, và các loại đồ uống có gas nên được hạn chế hoặc tránh.
- Hạn chế thức ăn chứa lactose: Đối với những người bị tạp chất lactose, những thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây khó tiêu và tăng tình trạng táo bón. Hạn chế sử dụng những thực phẩm này có thể giúp giảm triệu chứng.
- Tránh thức ăn có chứa chất gây tăng ga: Các loại thực phẩm như các loại gia vị, bia, nước có ga, đường mía và đồ ngọt có thể tạo ra khí trong ruột và làm tăng áp lực trong hậu môn.
- Chế độ ăn nhẹ nhàng: Chế độ ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu và không gây tác động lớn đến hệ tiêu hóa có thể giúp giảm triệu chứng và đảm bảo sự thoải mái.
Tuy nhiên, rất quan trọng để bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được sự tư vấn cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
IX – Cách điều trị apxe hậu môn hiệu quả
Áp xe hậu môn và cách chữa trị thế nào? Phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh áp xe hậu môn hiện nay là hút mủ ra khỏi vùng bị nhiễm trùng. Cụ thể, bác sĩ dùng thuốc gây tê rồi thực hiện hút mủ để làm giảm đau nhức và làm lành các mô.
1. Dùng thuốc
Áp xe hậu môn uống thuốc gì? Để điều trị áp xe hậu môn bằng thuốc bác sĩ thường sử dụng điều trị áp xe hậu môn bằng kháng sinh có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng và nhiễm khuẩn để giảm triệu chứng đau đớn. Một số thuốc dạng uống được chỉ định trong điều trị áp xe hậu môn hiện nay gồm: Proctolog, Daflon, Zydcox…
Áp xe hậu môn uống thuốc có hết không? Hiệu quả của thuốc trị áp xe hậu môn phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng bệnh nhân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thuốc điều trị áp xe hậu môn cho hiệu quả khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
2. Phẫu thuật áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn có phải mổ không? Với trường hợp áp xe hậu môn có kích thước lớn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật áp xe hậu môn gây mê.
Sau dẫn lưu, vết thương được để hở, không cần khâu. Trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc tiểu đường, bác sĩ có thể yêu cầu ở lại bệnh viện vài ngày để theo dõi nhiễm trùng nếu có.
Ngoài ra, sau phẫu thuật bệnh nhân điều trị áp xe hậu môn có thể kết hợp một số cách trị áp xe hậu môn tại nhà sau:
- Dùng thuốc kháng sinh nếu bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm trùng lan rộng.
- Bổ sung chất xơ hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng để tránh táo bón.
- Tắm nước ấm nhằm giảm sưng.
Mổ áp xe hậu môn bao lâu thì khỏi? Mổ áp xe hậu môn bao lâu thì lành? Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà vết mổ sau phẫu thuật áp xe hậu môn thường mất khoảng từ 3-5 tuần để lành và khỏi hẳn.
Chi phí mổ áp xe hậu môn bao nhiêu tiền ở mỗi bệnh nhân là khác nhau vì phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng của bệnh nhân, phương pháp điều trị và cơ sở y tế thực hiện.
3. Chữa áp xe hậu môn bằng Đông y
Người bệnh áp xe hậu môn có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc Đông y chữa bệnh áp xe hậu môn dưới đây:
- Bài thuốc số 1: Cho 12g bạch truật, 8g sài hồ, 12g trần bì, 10 thăng ma, 15 đẳng sâm 12g đương quy, 10g hoàng kỳ và 5g cam thảo vào ấm sắc vói khoảng 300ml nước. Sắc cho tới khi còn 100ml nước là được. Chia làm 2 phần uống hết trong ngày, uống liên tục trong 3 tuần. Mỗi ngày uống 1 thang.
- Bài thuốc số 2: Lấy 15g hoa hòe, 10g mỗi loại chỉ xác, hoàng bá, kinh giới tuệ, trắc bá diệp cho vào ấm sắc lấy nước uống ngày 3 lần. Mỗi ngày uống 1 thang và uống liên tục trong 3 tuần.
4. Cách trị apxe hậu môn tại nhà bằng mẹo dân gian
Bệnh nhân bị áp xe hậu môn có thể tham khảo một số mẹo chữa áp xe hậu môn dân gian dưới đây:
- Lá tía tô: Lá tía tô có tính sát khuẩn và kháng viêm nên có thể hỗ trợ điều trị và chữa lành vết thương. Cách chữa apxe hậu môn tại nhà bằng lá tía tô như sau: Lấy 1 nắm lá và thân tía tô tươi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút. Để nước bớt nóng thì ngồi lên xông cho tới khi nước nguội thì rửa sạch với nước. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần.
- Lá kinh giới: Để chữa áp xe bằng lá kinh giới cho hiệu quả tốt nhất, bạn có thể kết hợp với thảo dược đương quy, cam thảo, bạch chỉ và huyết kiệt, mỗi loại 100g. Sau khi rửa sạch các nguyên liệu, hãy cho vào cối giã nát với chút muối. Sau đó cho thảo dược vào một chiếc khăn mềm rồi đắp lên vùng bị áp xe hậu môn.
- Lá diếp cá: Lá diếp cá có chứa thành phần kháng sinh nên có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Người bị áp xe hậu môn có thể giã nát lá rau diếp cá sau đó đắp trực tiếp lên vùng bị áp xe hậu môn sẽ giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả.
X – Cách phòng ngừa áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn gây đau đớn, thậm chí có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh áp xe hậu môn, trong sinh hoạt hàng ngày bạn cần chú ý:
- Chủ động kiểm soát các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục bằng cách hạn chế tối đa quan hệ bằng đường hậu môn, dùng bao cao su khi quan hệ.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, nhất là sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây áp xe vùng hậu môn như: táo bón, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng…
- Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên thay tã bỉm thường xuyên cho bé.
Chắc chắn với các thông tin vừa cung cấp ở trên, các bạn đã biết bệnh áp xe hậu môn là bệnh gì, apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn có triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu đau nhức bất thường ở vùng hậu môn, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng.
Tham khảo:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.