Ăn trứng bị đầy bụng: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh

Ăn trứng bị đầy bụng xảy ra khi bạn ăn không đúng cách như ăn quá nhiều, luộc quá kỹ, luộc với sữa, ăn trứng để qua đêm… Để biết cách xử lý và phòng tránh ăn trứng đầy bụng, hãy đọc bài viết sau của thuốc dạ dày yumangel.

I – Nguyên nhân ăn trứng bị đầy bụng

Trứng giàu đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất nên khi ăn đúng cách với lượng hợp lý sẽ mang lại nhiều tác dụng và lợi ích cho sức khỏe con người như: hỗ trợ giảm mỡ máu; ngăn ngừa bệnh tim, ung thư; phòng và hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch; bảo vệ thị lực và gan; làm chậm quá trình lão hóa…

Vậy ăn trứng có bị đầy bụng không? Tình trạng bị đầy bụng khó tiêu sau khi ăn trứng chỉ xảy ra khi bạn ăn sai sách. Cụ thể các nguyên nhân ăn trứng bị đầy bụng gồm:

  • Ăn quá nhiều: Trứng giàu dinh dưỡng nên khi ăn quá nhiều một lúc có thể dư thừa chất khiến cơ thể không hấp thụ được hết dẫn đến hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
  • Ăn trứng luộc chín quá kỹ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng luộc chín quá kỹ ăn không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì toàn bộ chất sắt trong lòng đỏ của trứng sẽ bị tích tụ lại và gây ra chứng đầy bụng. Trứng luộc chín quá kỹ thường có 1 lớp màu xanh – đây chính sắt được tạo thành.

Tại sao ăn trứng bị đầy bụngHiện tượng ăn trứng bị chướng bụng, đầy hơi chỉ xảy ra khi bạn ăn trứng sai cách.

  • Ngâm trứng trong nước lã: Hành động này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào trứng. Khi ăn phải có thể gây ra một số vấn đề cho hệ tiêu hóa, trong đó có tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Ăn trứng lòng đào: Trứng nấu chưa chín có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại, các vi chất dinh dưỡng cũng không còn nhiều và gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn trứng để qua đêm: Trứng rán hay trứng luộc để qua đêm khiến lượng protein biến đổi và trở thành các chất độc hại. Và hậu quả là gây khó tiêu, nặng bụng sau khi ăn.
  • Ăn trứng luộc với sữa: Trứng và sữa là hai thực phẩm kỵ nhau. Vì thành phần protein trong trứng gây cản trở cho quá trình hấp thu chất lactose trong sữa và gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.

Xem thêm: Ăn mít bị đầy bụng phải làm sao

II – Cách xử lý đầy bụng khi ăn trứng

Ăn trứng luộc bị đầy bụng phải làm sao? Khi gặp phải tình trạng đầy hơi chướng bụng sau khi ăn trứng, bạn có thể tham khảo một số cách xử lý dưới đây:

  • Uống nước gừng: Gừng được mệnh danh là “thần dược” chữa chứng đầy bụng, khó tiêu nhờ có chứa Gingerols và shogaols với đặc tính chống viêm, giúp đường tiêu hóa hạn chế các vi khuẩn có hại.

Mặt khác, enzyme Zingibain trong gừng giúp cơ thể tiêu hóa protein, tăng nhu động ruột từ đó cải thiện chứng đầy hơi. Khi bị ăn trứng vịt lộn bị khó tiêu bạn có thể uống 1 cốc trà gừng để cải thiện tình trạng.

  • Nước ép dứa: Bromelain- một enzyme trong dứa có khả năng tiêu hóa protein. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua nước ép dứa khi ăn trứng bị đầy hơi khó tiêu nhé.
  • Giấm rượu táo: Pha 3 thìa giấm rượu táo với 1 cốc nước ấm rồi uống, bạn sẽ thấy chứng đầy hơi chướng bụng thuyên giảm.
  • Dùng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa Yumangel: Nếu ăn trứng bị đầy hơi hoặc ăn trứng vịt lộn đầy bụng, bạn hãy thử dùng thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel. Thuốc Yumangel được dùng điều trị cho các trường hợp tăng tiết axit gây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nóng rát, ợ hơi, ợ chua…
  • Massage bụng: Xoa nhẹ bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5-10 phút có thể giúp đẩy hơi ra ngoài và giảm cảm giác đầy bụng.
Ăn trứng đầy bụng hãy uống yumangel

Ăn trứng đầy hơi hãy uống yumangel

Nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng do ăn trứng kéo dài không khỏi dù đã áp dụng các cách trên, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám tìm ra chính xác nguyên nhân và biện pháp điều trị thích hợp.

Vì đầy bụng, khó tiêu kéo dài có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa như: viêm đại tràng, đau thượng vị, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, loét dạ dày,…

III – Cách ăn trứng để tránh bị đầy bụng

Căn cứ theo các nguyên nhân tại sao ăn trứng bị đầy hơi, chúng ta sẽ có một số giải pháp phòng tránh tình trạng này như sau:

  • Lượng trứng nên ăn: Không nên ăn quá nhiều trứng, tần suất và lượng trứng nên ăn theo từng độ tuổi như sau: trẻ 6 – 7 tháng tuổi mỗi lần ăn 1/4 lòng đỏ trứng gà, ăn 3 lần/tuần; trẻ 8 – 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà, mỗi tuần ăn 3 lần; trẻ 10 – 12 tháng ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa, mỗi tuần ăn 1 lần. Riêng người lớn có sức khỏe bình thường có thể ăn 3 quả trứng/tuần.
  • Không nên ăn trứng cùng thời điểm với sữa tươi, sữa đậu nành, nước trà, đường, thịt vịt, quả hồng, tỏi, thịt thỏ…
  • Không nên ăn trứng quá chín, trứng để qua đêm, trứng sống hoặc chưa chín kỹ.

Nên ăn trứng chín với lượng vừa phải. 

  • Tránh luộc trứng với nước sôi hoặc ngâm trứng với nước lã sau khi luộc. 
  • Nên ăn trứng luộc vì vừa tốt vừa dễ tiêu hóa.
  • Những người mắc bệnh tiêu hóa, tiêu chảy không nên ăn trứng luộc.

IV. Câu hỏi thường gặp

1, Ăn trứng gà có khó tiêu không?

Trứng gà thông thường không gây khó tiêu đối với hầu hết mọi người, đặc biệt khi được chế biến đúng cách (như luộc, chần, hấp). Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy khó tiêu nếu:

  1. Ăn quá nhiều trứng: Trứng giàu protein và chất béo, nên ăn nhiều trứng trong một bữa có thể khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức, gây cảm giác đầy bụng.
  2. Trứng chế biến nhiều dầu mỡ: Trứng chiên hoặc ốp la với nhiều dầu mỡ có thể làm tăng cảm giác khó tiêu, đặc biệt đối với những ai có dạ dày nhạy cảm.
  3. Cơ địa và tình trạng sức khỏe: Những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc mắc các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc các vấn đề về gan có thể gặp khó khăn hơn trong việc tiêu hóa trứng.
  4. Dị ứng trứng: Một số người bị dị ứng với protein trong trứng, dẫn đến triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, hoặc tiêu chảy.

2. Đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không?

Người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn trứng vịt lộn, nhưng nên ăn với lượng vừa phải, không quá 1 quả mỗi lần và tốt nhất vào buổi sáng hoặc trưa để tránh khó tiêu. Khi ăn, nên kèm rau răm và gừng để hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ đầy hơi. Không nên ăn lúc đói, vì trứng giàu đạm có thể kích thích tiết acid dạ dày, gây đau. Nếu thấy khó chịu sau khi ăn, hãy ngừng và ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu khác để bảo vệ dạ dày.

Ăn trứng bị đầy bụng hay không phụ thuộc chủ yếu vào cách bạn ăn trứng đã đúng chưa. Hy vọng với những thông tin ở trên, các bạn không chỉ biết cách xử lý tình trạng đầy hơi chướng bụng do ăn trứng mà còn biết cách phòng tránh để ăn trứng mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *