Loét tiền môn vị có nguy hiểm không? 4 biến chứng đe dọa tính mạng 

Loét tiền môn vị có nguy hiểm không – nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh loét tiền môn vị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày và hẹp môn vị. Cùng tìm hiểu kỹ hơn để biết loét tiền môn vị nguy hiểm như thế nào, cách điều trị và phòng ngừa ra sao qua bài viết sau của thuốc dạ dày chữ Y nhé!

I. Tổng quan về bệnh loét tiền môn vị dạ dày 

Dạ dày là cơ quan hình chữ J có chức năng tiêu hóa thức ăn. Dạ dày sản xuất ra enzyme (chất tạo ra phản ứng hóa học) và axit (dịch tiêu hóa). Hỗn hợp enzyme và dịch tiêu hóa này phân hủy thức ăn để có thể đi đến ruột non.

Dạ dày được chi thành 4 phần là tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị. Trong đó, môn vị là phần dưới cùng của dạ dày, bao gồm cơ thắt môn vị. Vòng mô này có chức năng kiểm soát thời điểm và cách thức thức ăn trong dạ dày di chuyển đến ruột non.

Loét tiền môn vị là một loại loét dạ dày. Theo đánh giá năm 2022, các bác sĩ phân loại loét dạ dày thành bốn loại dựa trên vị trí của vết loét trong cơ thể.

Trong đó, loét tiền môn vị phát triển ở đường tiêu hóa trên, ở khu vực phía trên môn vị. Môn vị là một van cơ nằm ở cuối dạ dày có nhiệm vụ điều chỉnh dòng thức ăn được tiêu hóa một phần từ dạ dày vào ruột non.

Loét tiền môn vị phát triển ở đường tiêu hóa trên, ở khu vực phía trên môn vị.

Loét tiền môn vị phát triển ở đường tiêu hóa trên, ở khu vực phía trên môn vị.

Loét tiền môn vị xảy ra khi có tổn thương ở lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày và ruột non. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori/HP); lạm dụng, chẳng hạn như aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gây ức chế việc sản xuất prostaglandin – rất cần thiết để bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Các triệu chứng phổ biến của loét tiền môn vị bao gồm:

  • Đau bụng hoặc khó chịu, thường ở phần trên của bụng.
  • Cảm thấy no hoặc đầy hơi khó chịu sau khi ăn.
  • Buồn nôn và ói mửa.

Nếu vết loét chảy máu hoặc gây thủng, bệnh nhân có thể gặp phải những điều sau:

  • Đau bụng đột ngột, dữ dội và dai dẳng
  • Các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. 
  • Phân có máu, đen hoặc hắc ín.
  • Chất nôn có chứa máu hoặc chất giống bã cà phê.
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt.
  • Các triệu chứng sốc, chẳng hạn như mạch nhanh hoặc khó thở.
Bệnh nhân loét tiền môn vị thường bị đau bụng hoặc khó chịu, thường ở phần trên của bụng kèm theo buồn nôn và nôn. 

Bệnh nhân loét tiền môn vị thường bị đau bụng hoặc khó chịu, thường ở phần trên của bụng kèm theo buồn nôn và nôn.

Việc điều trị loét tiền môn vị có thể bao gồm sự kết hợp của những điều sau đây:

– Bỏ thuốc lá, rượu bia: Việc cai thuốc lá, rượu bia là rất quan trọng vì hút thuốc có thể làm chậm quá trình lành vết loét và làm tăng nguy cơ biến chứng.

– Chế độ ăn nhiều chất xơ: Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn chất xơ hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển vết loét vì những thực phẩm này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm nồng độ axit mật. Có nhiều chất xơ hòa tan, chẳng hạn như: cây họ đậu, yens mạch, hạt lanh, quả  lạch, một số loại rau và trái cây khác.

– Thuốc: Thuốc gọi là thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn H2 có thể làm giảm sản xuất axit dạ dày, giúp chữa lành vết loét. Nếu bị nhiễm H. Pylori, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị.

– Phẫu thuật: Các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật đối với những vết loét nặng, không đáp ứng với thuốc hoặc gây thủng. Phẫu thuật sẽ liên quan đến việc loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc sửa chữa lỗ thủng.

II. Loét tiền môn vị có nguy hiểm không? 4 biến chứng nghiêm trọng 

Loét tiền môn vị dạ dày có thể bắt đầu bằng cơn đau âm ỉ sau hoặc trước bữa ăn, nhiều người thậm chí còn cảm thấy đau vào ban đêm. Cơn đau dần trở nên dữ dội hơn theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày rồi tự khỏi, nhưng đôi khi cơn đau kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Người bệnh cũng cảm thấy khó tiêu, thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn… Khi thấy những dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ, nội soi dạ dày để bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để lâu, vết loét sẽ lan rộng và ăn sâu hơn, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Loét tiền môn vị có nguy hiểm không? Có 4 biến chứng nghiêm trọng của bệnh loét dạ dày cần can thiệp y tế khẩn cấp gồm:

1. Chảy máu trong

Chảy máu trong là biến chứng thường gặp nhất của loét dạ dày. Nó có thể xảy ra khi vết loét tiền môn vị phát triển ở vị trí mạch máu.

Chảy máu trong do loét tiền môn vị dạ dày có thể là:

  • Chảy máu chậm và kéo dài: Điều này dẫn đến thiếu máu và gây ra tình trạng mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt và tim đập nhanh.
  • Chảy máu nhanh và nghiêm trọng: Tình trạng này khiến người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen và dính.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bị biến chứng chảy máu trong do loét tiền môn vị. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ nội soi để xác định nguyên nhân gây chảy máu. Họ có thể điều trị trong quá trình nội soi để cầm máu.

Bác sĩ có thể thực hiện một thủ thuật chuyên khoa dưới sự hướng dẫn của tia X để cầm máu vết loét. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để sửa chữa mạch máu bị ảnh hưởng. Người bệnh cũng có thể cần truyền máu để bù lại lượng máu đã mất.

Chảy máu trong dạ dày do loét. 

Chảy máu trong dạ dày do loét.

2. Thủng dạ dày 

Thủng dạ dày có thể là biến chứng nghiêm trọng của loét tiền môn vị dạ dày. Đây là biến chứng hiếm gặp xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị rách và thủng.

Dạ dày bị rách và thủng cho phép vi khuẩn sống trong dạ dày thoát ra và lây nhiễm vào niêm mạc bụng (phúc mạc). Tình trạng này được gọi là viêm phúc mạc .

Trong viêm phúc mạc, nhiễm trùng có thể nhanh chóng lan vào máu (nhiễm trùng huyết) trước khi lan sang các cơ quan khác. Điều này có nguy cơ suy đa cơ quan và có thể tử vong nếu không được điều trị.

  • Triệu chứng phổ biến nhất của viêm phúc mạc là đau bụng đột ngột và ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu gặp triệu chứng này, hãy đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. 
  • Viêm phúc mạc là một trường hợp cấp cứu y tế đòi hỏi phải nhập viện. Trong một số trường hợp, có thể cần phải phẫu thuật.
Thủng dạ dày có thể là biến chứng nghiêm trọng của loét tiền môn vị dạ dày.

Thủng dạ dày có thể là biến chứng nghiêm trọng của loét tiền môn vị dạ dày.

3. Hẹp môn vị 

Trong một số trường hợp, loét tiền môn vị bị viêm (sưng) hoặc sẹo có thể ngăn thức ăn đi qua hệ tiêu hóa. Tình trạng này được gọi là hẹp môn vị hay tắc nghẽn đường ra dạ dày.

Các triệu chứng khi xảy ra biến chứng hẹp môn vị có thể bao gồm:

  • Các đợt nôn mửa lặp đi lặp lại, với lượng lớn chất nôn có chứa thức ăn chưa tiêu hóa của hôm trước kèm dịch nồng nặc. 
  • Cảm giác đầy hơi hoặc đầy bụng dai dẳng.
  • Cảm thấy rất no sau khi ăn ít thức ăn hơn bình thường.
  • Đau bụng, do thức ăn lắng trong dạ dày nên bệnh nhân thường đau nhiều khi nằm, đau hơn khi ngồi dậy. 
  • Khi bệnh nhân nằm xuống và thay đổi thế thì có thể nghe thấy tiếng thổi ở bụng, nếu bệnh nhân nằm ngửa thì bụng sẽ bị xẹp (bùng hình thuyền). 
  • Người bệnh thường gầy, xanh xao, mệt mỏi, thèm ăn nhưng không chịu ăn vì ăn càng đau.
  • Giảm cân không mong muốn.
Biến chứng hẹp môn vị do loét tiền môn vị ngăn thức ăn đi qua hệ tiêu hóa.

Biến chứng hẹp môn vị do loét tiền môn vị ngăn thức ăn đi qua hệ tiêu hóa.

4. Ung thư dạ dày

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị bệnh dạ dày (trong đó có loét tiền môn vị) do nhiễm HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Biến chứng này tuy rất hiếm gặp nhưng bệnh nhân không nên chủ quan.

Loét tiền môn vị cấp tính hay mãn tính đều ảnh hưởng rất lớn đến một bộ phận quan trọng của cơ thể đang thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, loét tiền môn vị mạn tính sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng loạn sản. Đây là những thay đổi tiền ung thư ở các tế bào và sẽ dẫn đến ung thư dạ dày nếu không được điều trị.

Ung thư dạ dày được coi là biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh loét tiền môn vị dạ dày. Khi xảy ra biến chứng ung thư dạ dày, người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội vùng thượng vị, đau dạ dày.
  • Chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn, mất cảm giác ngon miệng.
  • Cảm giác đầy bụng kéo dài.
  • Khó nuốt.
  • Ợ chua hoặc ợ nóng.
  • Đi ngoài ra máu. 

Theo thống kê, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư thường gặp và có nguy cơ di căn cao. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện ngay để được điều trị càng sớm càng tốt.

Ung thư dạ dày được coi là biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh loét tiền môn vị dạ dày.

Ung thư dạ dày được coi là biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh loét tiền môn vị dạ dày.

III. Nên làm gì khi loét tiền môn vị gây ra các biến chứng nguy hiểm?

Điều bệnh nhân nên làm nếu thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ xảy ra biến chứng nguy hiểm do loét tiền môn vị là đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chẩn đoán và điều trị ngay để bảo vệ sức khỏe.

Sau khi chẩn đoán, tùy thuộc từng biến chứng gặp phải mà bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp. Cụ thể:

1. Với biến chứng chảy máu trong

Cách chẩn đoán và điều trị biến chứng chảy máu trong (chảy máu dạ dày) do loét tiền môn vị cụ thể như sau: 

1.1. Chẩn đoán

Để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu dạ dày, bác sĩ sẽ lấy bệnh sử của bệnh nhân, bao gồm tiền sử chảy máu trước đó và tiến hành khám sức khỏe. Các xét nghiệm cũng có thể được yêu cầu, chẳng hạn như:

  • Nội soi trên: Nội soi trên là thủ thuật sử dụng camera để quan sát hệ tiêu hóa trên. Camera được gắn vào một ống nội soi dài, mỏng và đưa xuống họng để kiểm tra đường tiêu hóa trên.
  • Xét nghiệm máu: Bạn có thể cần xét nghiệm công thức máu toàn phần, xét nghiệm để xem tốc độ đông máu, số lượng tiểu cầu và xét nghiệm chức năng gan.
  • Xét nghiệm phân: Phân tích phân có thể giúp xác định nguyên nhân gây chảy máu ẩn.
  • Rửa dạ dày qua mũi: Một ống được đưa qua mũi vào dạ dày để lấy chất chứa trong dạ dày ra. Điều này có thể giúp tìm ra nguồn chảy máu.
  • Chụp mạch máu: Thuốc cản quang được tiêm vào động mạch và chụp một loạt phim X-quang để tìm và điều trị các mạch máu chảy máu hoặc các vấn đề khác.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Nhiều xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp CT bụng, có thể được sử dụng để tìm nguồn chảy máu.

1.2. Điều trị

Chảy máu dạ dày thường tự dừng lại. Nếu không, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí chảy máu dạ dày. 

– Trong nhiều trường hợp, chảy máu có thể được điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật trong quá trình xét nghiệm. Ví dụ, đôi khi có thể điều trị loét tiền môn vị chảy máu trong quá trình nội soi trên.

–  Nếu bị chảy máu đường tiêu hóa trên, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch một loại thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI) để ức chế sản xuất axit dạ dày. Sau khi xác định được nguồn chảy máu, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần tiếp tục dùng PPI hay không .

– Tùy thuộc vào lượng máu mất đi và việc chảy máu có tiếp tục không, bệnh nhân có thể cần truyền dịch và có thể là truyền máu. Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, bao gồm aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid, người bệnh có thể cần phải ngừng dùng.

Bác sĩ nội soi điều trị chảy máu dạ dày do loét tiền môn vị. 

Bác sĩ nội soi điều trị chảy máu dạ dày do loét tiền môn vị.

2. Với biến chứng thủng dạ dày 

Với biến chứng thủng dạ dày do loét tiền môn vị, bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị như sau: 

2.1. Chẩn đoán 

Sau khi khám sức khỏe, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm sau để tìm thủng ở dạ dày: 

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và khả năng cũng như mức độ mất máu, đánh giá chức năng thận và gan.
  • Nội soi dạ dày giúp cung cấp hình ảnh bên trong dạ dày.
  • Chụp X-quang có thể thấy có khí trong bụng, dấu hiệu của tình trạng rách dạ dày.
  • Chụp CT tạo ra hình ảnh chi tiết giúp xác định vị trí thủng bên trong dạ dày.

2.2. Điều trị

Thủng dạ dày có thể gây viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết nên việc cấp cứu là điều cần thiết. Những người bị thủng dạ dày thường phải phẫu thuật khẩn cấp.

– Phẫu thuật mở bụng thăm dò: Bác sĩ phẫu thuật sẽ mở bụng của bệnh nhân và sửa chữa bất kỳ lỗ nào trong dạ dày. Họ cũng sẽ loại bỏ bất kỳ chất nào từ dạ dày, ruột non hoặc ruột già của người đó hiện đang ở trong bụng. Điều này giúp điều trị viêm phúc mạc và ngăn ngừa nhiễm trùng huyết.

– Đối với một số người, có thể cần phải cắt bỏ một phần dạ dày. 

– Trong những trường hợp hiếm hoi, thủng dạ dày có thể tự lành và không cần phẫu thuật. Nếu điều này xảy ra, một đợt kháng sinh có thể là phương pháp điều trị duy nhất. Trường hợp bị nhiễm trùng huyết, họ sẽ cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch càng sớm càng tốt.

Phẫu thuật điều trị thủng dạ dày do loét tiền môn vị. 

Phẫu thuật điều trị thủng dạ dày do loét tiền môn vị.

3. Với biến chứng hẹp môn vị

3.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán hẹp môn vị, bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm và phương pháp sau:

  • Thủ thuật nội soi dạ dày có thể được bác sĩ sử dụng để xác nhận tình trạng tắc nghẽn. 
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng mất nước hoặc mất cân bằng điện giải hoặc cả hai.
  • Siêu âm để xem môn vị và xác nhận chẩn đoán hẹp môn vị.
  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa nếu kết quả siêu âm không rõ ràng.

3.2. Điều trị 

Các phương pháp điều trị hẹp môn vị do loét tiền môn vị gồm: 

– Nếu tình trạng tắc nghẽn là do viêm, thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc đối kháng thụ thể H2 có thể được sử dụng để giảm nồng độ axit dạ dày cho đến khi tình trạng sưng giảm xuống.

– Nếu tình trạng tắc nghẽn là do mô sẹo, có thể cần phải phẫu thuật để điều trị.

– Bác sĩ có thể thực hiện một thủ thuật gọi là nong bóng nội soi (EBD). Đây là phương pháp đưa một quả bóng nhỏ đến vị trí tắc nghẽn bằng ống nội soi. Sau đó, họ bơm căng quả bóng để mở rộng vị trí tắc nghẽn.

Các biến chứng có thể xảy ra từ phẫu thuật hẹp môn vị bao gồm chảy máu và nhiễm trùng. Tuy nhiên, biến chứng không phổ biến và kết quả phẫu thuật thường rất tốt.

Biến chứng hẹp môn vị có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. 

Biến chứng hẹp môn vị có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

4. Với biến chứng ung thư dạ dày

4.1. Chẩn đoán

Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và phát hiện ung thư dạ dày bao gồm:

– Nội soi nhìn vào bên trong dạ dày: Để tìm dấu hiệu ung thư, bác sĩ có thể sử dụng một camera nhỏ để quan sát bên trong dạ dày của bệnh nhân. Quy trình này được gọi là nội soi trên. Một ống mỏng có gắn camera nhỏ ở đầu được đưa xuống cổ họng và vào dạ dày.

– Lấy mẫu mô để xét nghiệm: Nếu phát hiện thấy thứ gì đó giống ung thư trong dạ dày, có thể sẽ lấy ra để xét nghiệm. Đây được gọi là sinh thiết. Thủ thuật này có thể thực hiện trong quá trình nội soi trên. Các công cụ đặc biệt được đưa xuống ống để lấy mẫu mô. Mẫu được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành xét nghiệm xem bệnh nhân có bị ung thư dạ dày hay không.

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu không thể chẩn đoán ung thư dạ dày nhưng có thể cung cấp cho bác sĩ về tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Ví dụ, xét nghiệm để đo sức khỏe gan của bạn có thể cho thấy các vấn đề do ung thư dạ dày di căn đến gan.

– Siêu âm dạ dày: Siêu âm là một xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh. Đối với ung thư dạ dày, hình ảnh có thể cho thấy ung thư đã phát triển đến đâu trong thành dạ dày. Để có được hình ảnh, một ống mỏng có gắn camera ở đầu sẽ đi xuống cổ họng và vào dạ dày. Một công cụ siêu âm đặc biệt được sử dụng để tạo hình ảnh dạ dày.

– Xét nghiệm hình ảnh: Giúp bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy ung thư dạ dày đã di căn. Hình ảnh có thể hiển thị các tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết gần đó hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Các xét nghiệm có thể bao gồm CT và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

– Phẫu thuật: Đôi khi các xét nghiệm hình ảnh không cung cấp hình ảnh rõ ràng về bệnh ung thư dạ dày, vì vậy cần phải phẫu thuật để nhìn vào bên trong cơ thể. Phẫu thuật có thể tìm kiếm ung thư đã lan rộng, còn được gọi là ung thư di căn. Phẫu thuật còn đảm bảo không có bất kỳ phần nhỏ ung thư nào trên gan hoặc trong bụng.

4.2. Điều trị 

Các lựa chọn điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào vị trí ung thư trong dạ dày và giai đoạn của nó. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch và chăm sóc giảm nhẹ.

– Phẫu thuật: Mục tiêu của phẫu thuật ung thư dạ dày là loại bỏ toàn bộ ung thư. Đối với ung thư dạ dày nhỏ, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị đầu tiên. Các phương pháp điều trị khác có thể được sử dụng trước nếu ung thư dạ dày phát triển sâu hơn vào thành dạ dày hoặc lan đến các hạch bạch huyết.

Các phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày bao gồm:

  • Loại bỏ các khối ung thư nhỏ khỏi niêm mạc dạ dày.
  • Cắt bỏ một phần dạ dày. 
  • Cắt bỏ toàn bộ dạ dày. 
  • Loại bỏ hạch bạch huyết để tìm ung thư.
  • Phẫu thuật để làm giảm các triệu chứng. 

– Hóa trị: Là phương pháp điều trị bằng thuốc sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại hóa trị dùng trong điều trị ung thư dạ dày bao gồm:

  • Hóa trị liệu đi qua toàn bộ cơ thể: Còn gọi là hóa trị liệu toàn thân. Thuốc có thể được truyền qua tĩnh mạch hoặc uống dưới dạng viên thuốc.
  • Hóa trị chỉ đi vào bụng: Loại hóa trị này được gọi là hóa trị nội phúc mạc tăng nhiệt (HIPEC), được thực hiện ngay sau phẫu thuật. Sau khi bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày, thuốc hóa trị được đưa trực tiếp vào bụng. Hóa trị được giữ nguyên trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó được dẫn lưu.

– Xạ trị: Xạ trị sử dụng chùm năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Các chùm có thể đến từ tia X, proton hoặc các nguồn khác. Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân nằm trên bàn trong khi một máy chiếu xạ vào các điểm chính xác trên cơ thể. 

  • Xạ trị thường được thực hiện cùng lúc với hóa trị. Đôi khi bác sĩ gọi đây là hóa xạ trị. 
  • Xạ trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng của ung thư dạ dày nếu ung thư đã tiến triển hoặc không thể phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch và chăm sóc giảm nhẹ.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch và chăm sóc giảm nhẹ.

– Liệu pháp nhắm mục tiêu: Phương pháp này sử dụng thuốc tấn công các hóa chất cụ thể có trong tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn các hóa chất này, các phương pháp điều trị có mục tiêu có thể khiến tế bào ung thư chết.

– Liệu pháp miễn dịch: Đây là phương pháp điều trị bằng thuốc giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư. 

– Chăm sóc giảm nhẹ: Phương pháp này giúp giảm nhẹ có thể giúp giảm đau và các triệu chứng khác nên người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn. 

IV. Có thể phòng ngừa loét tiền môn vị gây biên chứng nguy hiểm không?

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa loét tiền môn vị gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng bằng cách thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt khi thường xuyên bị buồn nôn, nôn, đau bụng, ợ nóng, chán ăn, chướng hơi, đầy bụng… 

Theo các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe, điều trị loét tiền môn vị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm, tránh chủ quan khi thấy bệnh chưa gây triệu chứng nghiêm trọng. 

Người bệnh nên đi thăm khám sớm khi thường xuyên bị đau bụng, buồn nôn để được điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm. 

Người bệnh nên đi thăm khám sớm khi thường xuyên bị đau bụng, buồn nôn để được điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm.

Hầu hết các vết loét tiền môn vị không phải là trường hợp cấp cứu y tế và có thể được điều trị ngoại trú. Nhưng nếu có thủng, chảy máu trong nghiêm trọng hoặc tắc nghẽn, người bệnh sẽ cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Hãy gọi cấp cứu ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây:

  • Nôn ra máu.
  • Chất nôn trông giống bã cà phê.
  • Chảy máu trực tràng nghiêm trọng và/hoặc phân có máu.
  • Đau dữ dội, đột ngột ở vùng bụng trên có hoặc không có dấu hiệu chảy máu.
  • Da lạnh và ẩm ướt.
  • Tim đập loạn nhịp.
  • Ngất xỉu. 

Tóm lại, loét tiền môn vị có nguy hiểm không – câu trả lời là có. Loét tiền môn vị nghiêm trọng và để kéo dài không điều trị tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như: chảy máu trong, thủng dạ dày, ung thư dạ dày và hẹp môn vị. Đây là các trường hợp cần cấp cứu ngay lập tức vì có thể gây tử vong nếu điều trị muộn.

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/body/21758-stomach

https://www2.hse.ie/conditions/stomach-ulcer/complications/

https://www.verywellhealth.com/symptoms-of-peptic-ulcer-complications-1742819

https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/complications/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/prepyloric-ulcer#causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastrointestinal-bleeding/diagnosis-treatment/drc-20372732

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pyloric-stenosis/diagnosis-treatment/drc-20351421#:~:text=Surgery%20is%20needed%20to%20treat,%5Bfluid%20replacement%5D%20before%20surgery.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-cancer/diagnosis-treatment/drc-20352443

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-cancer/diagnosis-treatment/drc-20352443

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *