Top 7 thuốc điều trị HP cho trẻ em hiệu quả – an toàn nhất

Các loại thuốc dùng trong điều trị vi khuẩn HP thường là kháng sinh liều cao, phải kết hợp với nhau giúp tiêu diệt triệt để. Dưới đây là danh sách 7 loại thuốc điều trị HP cho trẻ em hiệu quả được khuyên dùng hiện nay.

Vi khuẩn HP (tên khoa học Helicobacter pylori) làt loại vi khuẩn sống và phát triển trong dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều con đường khác nhau.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP thường không có dấu hiệu rõ ràng nhưng thường là bị đau bụng, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), miệng hôi, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen… Khi thấy trẻ có các triệu chứng này, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ càng sớm sẽ càng hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh kết hợp với nhau. Ngoài ra, trẻ cần dùng thêm thuốc kháng hoặc ức chế axit dạ dày. Liệu trình điều trị kéo dài ít nhất 2 tuần hoặc có thể lâu hơn.

Dưới đây là danh sách 7 loại thuốc điều trị HP cho trẻ em hiệu quả được khuyên dùng hiện nay bố mẹ có thể tham khảo:

1. Thuốc điều trị HP cho trẻ em – Amoxicillin

Amoxicillin là loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin chuyên dùng để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là loại biệt dược có công dụng cao trong môi trường acid của dạ dày. Do đó, Amoxicillin là loại thuốc đặc hiệu được chỉ định dùng để ức chế hoạt động của vi khuẩn HP. 

  • Thành phần chính: Amoxicillin trihydrate tương đương kháng sinh Amoxicillin hàm lượng 250mg. 
  • Cơ chế hoạt động: Thuốc Amoxicillin hoạt động dựa trên nguyên tắc ngăn cản sự phân bào của HP. Từ đó đó ức chế vi khuẩn Hp phát triển và tiêu diệt vi chúng trong dạ dày.
  • Liều dùng: Liều dùng của thuốc Amoxicillin cho trẻ em có thể tham khảo như sau: Trẻ em trên 12 tuổi uống 2-4 gói thuốc Amoxicillin 250 mỗi lần, ngày uống 2-3 lần. Trẻ em 5-12 tuổi uống 1-2 gói/lần x ngày 2 lần. Trẻ em 1-5 tuổi mỗi lần uống 1 gói thuốc Amoxicillin 250, ngày 2 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi: Mỗi lần uống 1⁄4 đến 1⁄2 gói thuốc, 2 lần/ngày.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, viêm miệng, viêm lưỡi, tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm thận kẽ cấp, tăng bạch cầu, giảm số lượng tiểu cầu, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt.
  • Trường hợp chống chỉ định: Người bị tăng bạch cầu đơn nhân; người mẫn cảm với thành phần kháng sinh thuộc nhóm Penicillin/ Cephalosporin.
  • Giá bán tham khảo: Amoxicilin loại 250mg giá 70.000 đồng/ hộp;  Amoxicillin loại 500mg giá 100.000 đồng/ hộp.
Thuốc Amoxicillin

Thuốc Amoxicillin

2. Thuốc điều trị vi khuẩn HP – Clarithromycin

Clarithromycin thuộc nhóm Macrolid bán tổng hợp, là một trong các loại kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp rất hữu hiệu. Thuốc dùng cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên. 

  • Thành phần chính: 500mg Clarithromycin cùng các loại tá dược. 
  • Cơ chế hoạt động: Thuốc Clarithromycin có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của HP.
  • Liều dùng: Điều trị trong 6 – 14 ngày với các lựa chọn sau:Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + lansoprazol 30mg (2 lần/ngày) + amoxicillin 1000mg (2 lần/ngày). Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + lansoprazol 30mg (2 lần/ngày) + metronidazol 400mg (2 lần/ngày). Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + omeprazol 40mg (2 lần/ngày) + amoxicillin 1000mg (2 lần/ngày) hoặc metronidazol 400mg (2 lần/ngày). Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + amoxicillin 1000mg (2 lần/ngày) + omeprazol 20mg/ngày. Clarithromycin 500mg (3 lần/ngày) trong 14 ngày, dùng với omeprazol 40mg (1 lần/ngày) trong 28 ngày.
  • Chống chỉ định: Trẻ dưới 12 tuổi, người dị ứng với thành phần thuốc; người đang điều trị bằng thuốc Terfenadin; người có tiền sử bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim; phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; người bị suy gan, suy thận; người già.
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là đau tức ngực, khó thở; nổi mề đay và mẩn đỏ; tim đập nhanh; ngất xỉu, sốt, nhức mỏi, nôn mửa, tiêu chảy…
  • Giá bán tham khảo: 154.000 VNĐ/hộp 500mg, mỗi hộp gồm  3 vỉ x 10 viên.

Thuốc Clarithromycin

3. Thuốc điều trị vi khuẩn HP – Tetracyclin 

Để hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn HP kháng kháng sinh, thuốc Tetracyclin được kê đơn phối hợp cùng các loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP. Thuốc dùng cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi.

  • Thành phần chính: Tetracylin 500mg. 
  • Cơ chế hoạt động: Ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn HP đồng thời kết hợp với các loại thuốc khác tiêu diệt triệt để HP.
  • Liều dùng: Trẻ em cần uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Chống chỉ định: Không dùng tetracyclin cho trẻ em dưới 8 tuổi; người mẫn cảm với thành phần thuốc; phụ nữ mang thai.
  • Tác dụng phụ: Đau đầu nặng, suy giảm thị lực, sốt, đau mỏi toàn thân giống biểu hiện cảm cúm, phồng rộp da hoặc phát ban đỏ, tiểu dắt, suy nhược cơ thể, da xanh xao vàng vọt, chán ăn, buồn nôn và nôn…
  • Giá bán tham khảo: 115.000 VNĐ/hộp 500mg 10 vỉ.
Thuốc Tetracyclin

Thuốc Tetracyclin

4. Thuốc điều trị HP cho trẻ – Metronidazol

Thuốc điều trị HP cho trẻ em – Metronidazole là một loại kháng sinh dẫn chất của 5 – nitroimidazole, có công dụng ngăn cản động vật nguyên sinh và vi khuẩn tăng trưởng, tấn công cơ thể. Đồng thời, loại thuốc này là một tác nhân kháng khuẩn hiệu quả, có công dụng chữa viêm loét dạ dày.

Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng ở dạ dày, đường tiêu hóa, da, xương khớp, đường hô hấp… Cùng tìm hiểu hướng dẫn sử dụng thuốc Metronidazol qua bài viết sau!

  • Thành phần chính: Metronidazole.
  • Cơ chế hoạt động: Thuốc Metronidazol hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn có hại và ký sinh trùng. 
  • Liều dùng: Liều dùng thuốc Metronidazol 250mg cho trẻ em được các bác sĩ khuyến nghị như sau: Trẻ trên 8 tuổi: Sử dụng mỗi lần 01 viên, một ngày 2 lần và dùng trong 6 ngày. Trẻ từ 5 đến 8 tuổi sử dụng mỗi lần 01 viên, một ngày 3 lần và dùng trong 6 ngày. Trẻ từ 2 đến 4 tuổi sử dụng mỗi lần nửa viên, một ngày 2 lần và dùng trong 6 ngày. Trẻ dưới 2 tuổi sử dụng mỗi lần 1⁄4 viên, một ngày 2 lần và dùng trong 6 ngày.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với metronidazol hoặc các dẫn chất nitro – imidazol khác; phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
  • Tác dụng phụ: Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn; tiêu chảy, phân có mùi tanh; cảm giác miệng có vị kim loại; có thể gây đau nhức đầu, co giật; ngứa, phát ban; có thể gây ức chế và suy giảm giác quan…
  • Giá bán tham khảo: 21.000 VNĐ/hộp 250 mg 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc Metronidazole

Thuốc Metronidazole

5. Thuốc điều trị vi khuẩn – Cimetidin kháng thụ thể H2

Thuốc Cimetidin thuốc kháng thụ thể histamin H2, không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn Hp nhưng có khả năng làm tăng tác dụng diệt khuẩn của thuốc kháng sinh. Thuốc phù hợp cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

  • Thành phần chính: Cimetidin.
  • Cơ chế hoạt động: Ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của thành dạ dày. Từ đó làm giảm bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày ngay cả khi đói và khi được kích thích bởi thức ăn.
  • Liều dùng ở trẻ em: Sơ sinh dùng 5 – 10 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần sử dụng. Trẻ em dùng 20 – 40mg/kg/ngày, chia thuốc làm nhiều lần.
  • Cách dùng: Uống vào bữa ăn hoặc tối trước khi đi ngủ
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần cimetidin.
  • Tác dụng phụ: Gây tiêu chảy, đau đầu, ảo giác, chóng mặt, ban đỏ, sốc phản vệ…
  • Giá bán tham khảo: 115.000 VNĐ/hộp Cimetidin MKP 300mg.
Thuốc Cimetidin kháng thụ thể H2

Thuốc Cimetidin kháng thụ thể H2

6. Thuốc điều trị HP cho trẻ em – thuốc ức chế Proton Omeprazole

Omeprazole là loại thuốc thuộc nhóm ức chế proton có khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bao gồm cả viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như hỗn dịch, viên nang.

  • Thành phần chính: Omeprazol.
  • Liều dùng: Trẻ từ 15 đến 30kg: dùng 10mg 2 lần một ngày. Trên 30kg: dùng 20mg 2 lần một ngày.
  • Chống chỉ định: Người đang bị đau khớp, đau cơ; co thắt phế quản, viêm gan và thận; người có bệnh lý não do suy gan thận
  • Tác dụng phụ: Gây ra đầy hơi, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu.
  • Giá bán tham khảo: 10.000đ – 15.000 VNĐ/lọ Omeprazol 20mg.
Thuốc ức chế Proton Omeprazole

Thuốc ức chế Proton Omeprazole

7. Thuốc điều trị phối hợp Bismuth subcitrate

Bismuth subcitrate được sử dụng kết hợp nhằm hỗ trợ các loại thuốc kháng sinh khác trong quá trình điều trị vi khuẩn HP. Ngoài công dụng hỗ trợ ức chế vi khuẩn HP, thuốc còn làm giảm tổn thương vết loét niêm vị dạ dày, ngăn vết loét lan rộng.

Bismuth có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Tuy nhiên khi dùng đơn trị liệu, Bismuth chỉ diệt được H. pylori ở khoảng 20% trường hợp. Khi phối hợp với kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (hoặc thuốc chẹn thụ thể histamin-2), có thể tới 70 – 90% trường hợp diệt trừ được HP.

Thuốc điều trị phối hợp Bismuth subcitrate dùng được cho trẻ từ 8 tuổi trở lên. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về thuốc. 

  • Thành phần: Bismuth, metronidazol, tetracycline.
  • Liều dùng: Trẻ trên 8 tuổi sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chống chỉ định: Trẻ dưới 8 tuổi, người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc; người bị bệnh thận nặng.
  • Tác dụng phụ: Gây nôn mửa, làm lưỡi chuyển màu tối, đi ngoài ra phân màu tối; có thể gây suy gan, thận, thậm chí có nguy cơ tử vong.
  • Giá bán tham khảo: 270.000 VNĐ/1 hộp 14 vỉ x 8 viên.
Thuốc Bismuth subcitrate

Thuốc Bismuth subcitrate

8. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn HP cho trẻ em

Dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP cho trẻ em đúng cách giúp tiêu diệt hoàn toàn HP, phòng ngừa tái phát và tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Do đó, trong quá trình trẻ điều trị, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách uống và thời gian sử dụng. Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc để tránh trường hợp vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh. 
  • Không tự ý mua các loại thuốc trên về sử dụng. Chỉ được sử dụng các loại thuốc trên khi đã được bác sĩ xác định chắc chắn bị nhiễm vi khuẩn HP thông qua các xét nghiệm chuyên khoa.
  • Biết rõ thành phần thuốc trẻ bị dị ứng để trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ.
  • Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau uống thuốc như tiêu chảy, sốt cao, phân có dịch nhầy và mủ thì cần thông báo cho bác sĩ ngay.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học kết hợp tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
  • Chú ý ăn uống vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm, không dùng chung đồ dùng cá nhân, tránh tiếp xúc thân mật với người khác để hạn chế nguy cơ nhiễm/tái nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh và mức độ hồi phục của dạ dày và đưa ra những phương án điều trị thích hợp.
Bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc điều trị HP dạ dày theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách uống và thời gian sử dụng. 

Bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc điều trị HP dạ dày theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách uống và thời gian sử dụng.

Trẻ bị nhiễm khuẩn HP muốn điều trị khỏi triệt để cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc không đúng thuốc, không đúng phác đồ không những khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh và tái phát cao. Vì vậy, bố mẹ hãy đảm bảo dùng thuốc điều trị HP cho trẻ em theo đúng chỉ định nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *