Viêm loét đại tràng là căn bệnh khá phổ biến, khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái, khó điều trị dứt điểm. Hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ viêm loét đại tràng bệnh học, từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp bạn nhé!
Mục lục
I – Viêm loét đại tràng là gì? Hình ảnh đại tràng bị viêm loét
Đại tràng (ruột già) là đoạn cuối của ống tiêu hóa, nhiệm vụ chính là hấp thụ nước và chất khoáng trong thức ăn. Bã thức ăn còn lại sẽ được đẩy xuống trực tràng và đào thải ra ngoài.
Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp lót bên trong của đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương.
Nếu nhẹ (viêm loét đại tràng cấp tính) thì niêm mạc sưng đỏ, có các vệt trợt. Nếu nặng (viêm loét đại tràng mãn tính) thì xuất hiện các vết loét, có thể xuất huyết và có các ổ áp xe nhỏ.
Viêm loét đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp là nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus, nhiễm nấm, sau khi dùng một số loại thuốc kháng sinh.
Ngoài ra còn có viêm loét đại tràng vô căn, nguyên nhân có thể liên quan đến rối loạn miễn dịch và xảy ra trên bệnh nhân bị stress nặng.
Hình ảnh viêm loét đại tràng.
II – Triệu chứng, dấu hiệu viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng gây rối loạn hoạt động của hệ thống đại tràng. Bệnh có 2 nhóm triệu chứng chính là đau và rối loạn tiêu hóa.
1. Nhóm triệu chứng đau
– Cơn đau thường xuyên xuất hiện và kéo dọc theo khung đại tràng. Các vị trí đau dễ nhận biết là hố chậu trái, phải; dưới rốn; hạ sườn trái, phải.
– Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc xuất hiện từng cơn rõ ràng.
– Thường thì cảm giác đau sẽ giảm xuống khi đại tiện – trung tiện.
2. Nhóm triệu chứng rối loạn tiêu hóa
– Thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, trung tiện nhiều.
– Đi đại tiện nhiều lần trong ngày và mót rặn.
– Đôi khi xuất hiện tình trạng viêm loét đại tràng tiêu chảy nên phân lỏng hoặc nát.
– Cũng có thể xuất hiện bệnh viêm loét đại tràng chảy máu, lúc này trong phân có máu nên phân thường có màu đen.
– Nếu tình trạng viêm loét đại tràng kéo dài, người bệnh dễ bị mệt mỏi, sốt, mất nước, sút cân, chán ăn…
Dấu hiệu của viêm loét đại tràng là gì?
III – Bệnh viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm loét đại tràng có thể chuyển thành bệnh viêm loét đại tràng mạn tính, tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
1. Phình đại tràng nhiễm độc
Phình đại tràng nhiễm độc là tình trạng đại tràng phình to, nhu động ruột bị tê liệt. Biến chứng này khiến cho chức năng của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng.
Bệnh có biểu hiện khá giống với các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như: tiêu chảy kéo dài, đau bụng dữ dội, chướng bụng, mất nước, sốt cao,…
Tình trạng kéo dài có thể khiến bệnh nhân bị sốc và hôn mê, đe dọa đến tính mạng.
2. Thủng đại tràng
Vết loét trên niêm mạc đại tràng có thể ăn sâu xuống các cơ của đại tràng, khiến cho thành đại tràng bị mỏng và xuất hiện lỗ thủng.
Triệu chứng điển hình nhất chính là cơn đau dữ dội, cảm giác như bị dao đâm. Ngoài ra, thủng đại tràng còn khiến bệnh nhân mất ý thức, sốc, nhịp thở gấp, nhịp tim tăng nhanh…
Thủng đại tràng cần được phẫu thuật gấp. Nếu bệnh không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất mạng.
( →Xem thêm: Thủng dạ dày là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị)
3. Xuất huyết đại tràng ồ ạt
Đôi khi, người bị viêm đại tràng có thể nôn ra máu hoặc đi đại tiện có màu đen. Lâu dần, cơ thể bị thiếu máu. Nhưng đây chỉ là tình trạng chảy máu từ từ.
Khi đại tràng bị viêm loét nặng, đại tràng có thể bị chảy máu ồ ạt, khiến bệnh nhân bị mất máu cấp. Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để tránh tử vong.
4. Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một trong những biến chứng rất nguy hiểm và phổ biến của viêm loét đại tràng mãn tính. Biến chứng này cũng có khả năng đe dọa tính mạng và làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
Đa phần các biến chứng của viêm loét đại tràng đều rất nguy hiểm. Do vậy, khi bạn nghi ngờ mình bị viêm loét đại tràng, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị viêm loét đại tràng.
>> Xem VIDEO những thói quen gây ung thư đại tràng <<
IV – Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng viêm loét đại tràng. Vì thế hãy theo dõi xem bệnh nhân viêm loét đại tràng nên ăn gì và không nên ăn gì nhé!
1. Viêm loét đại tràng ăn gì?
– Các loại rau họ bí (bí ngô, bí xanh, bí đao, mướp, bầu): Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất xơ hòa tan, nên dễ hấp thụ và tiêu hóa. Hơn nữa, bã thải từ chất xơ hòa tan thường mềm nên dễ di chuyển trong đường ruột và dễ dàng đào thải ra ngoài.
– Gừng: Bạn có thể cho thêm vài lát gừng vào để chế biến món ăn, nó sẽ làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
– Nghệ: Curcumin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương của đại tràng.
– Bơ: Trong bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp chống lại tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bị viêm loét đại tràng.
– Đậu nành, hạt óc chó, dầu hạt lanh: Đây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều omega 3, rất tốt cho cơ thể. Bệnh nhân có thể ăn 1 ít hạt này với bánh mì vào bữa sáng.
– Thịt trắng: gia cầm, hải sản… phù hợp với người viêm loét đại tràng vì dễ hấp thụ.
– Cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi: Các loại cá này chứa nhiều omega 3, một loại chất béo dễ dàng dung nạp.
– Trứng: Đây là nguồn cung cấp protein tốt và cũng dung nạp tương đối tốt. Bên cạnh đó, trứng còn chứa nhiều vitamin B, giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng nhanh chóng.
– Sữa chua: Giúp bổ sung men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, trong đó có đại tràng.
Sữa chua là thực phẩm tốt cho người bị viêm loét đại tràng.
2. Viêm loét đại tràng kiêng ăn gì?
– Các loại rau họ cải (súp lơ, cải xanh, bắp cải…): Bởi hầu hết các loại rau họ cải đều chứa chất xơ không hòa tan, nó sẽ tích thành cặn bã dư thừa, dễ gây chứng táo bón.
– Thịt đỏ có nhiều mỡ: Vì loại thịt này dễ gây tức bụng, khó tiêu.
– Đồ ăn cứng, khó tiêu hóa như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây sấy, bắp rang bơ, hoa quả khô…
– Đồ ăn cay: Vì nó sẽ làm rối loạn chức năng đại tràng và ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong đường ruột.
– Thực phẩm chứa nhiều đường: Vì nó là nguyên nhân chính gây co thắt đại tràng, đi ngoài nhiều lần, khó tiêu…
– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhất là thực phẩm được chế biến theo kiểu chiên xào dễ dẫn đến đầy hơi, khó chịu.
– Thực phẩm tanh sống, bảo quản lâu ngày: Vì nhóm thực phẩm này là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại tồn tại.
– Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà, nước tăng lực, đồ uống có gas…
Viêm loét đại tràng kiêng gì?
V – Thuốc điều trị viêm loét đại tràng
1. Thuốc chữa viêm loét đại tràng bằng Tây Y
Để biết nên uống thuốc trị viêm loét đại tràng nào hoặc cách điều trị viêm loét đại tràng xuất huyết, trước hết bạn nên đi khám bác sĩ. Từ đó, bạn sẽ có được chỉ định chính xác và phù hợp nhất.
Dưới đây là một số nhóm thuốc viêm loét đại tràng thường được sử dụng:
– Thuốc chống viêm
– Thuốc ức chế miễn dịch
– Thuốc chống tiêu chảy
– Thuốc giảm đau, hạ sốt
– Bổ sung thêm sắt và vitamin B12
Thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương… Để hạn chế tác dụng phụ và ngăn ngừa viêm loét đại tràng tái phát, người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Chữa bệnh viêm loét đại tràng như thế nào?
2. Bài thuốc dân gian trị viêm loét đại tràng
Ngoài thuốc tây, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có thể sử dụng.
- Chữa viêm loét đại tràng bằng nghệ và mật ong
Cách thực hiện:
– Rửa sạch 1kg nghệ vàng, để ráo nước rồi sắt thành miếng nhỏ, cho vào bình thủy tinh.
– Tiếp theo, đổ đầy mật ong vào bình và ngâm trong vòng 2 tuần.
– Sau 2 tuần, bạn uống 1 thìa mật ong và ăn kèm nghệ. Mỗi ngày bạn thực hiện 2 – 3 lần trước các bữa ăn.
- Chữa viêm loét đại tràng bằng nghệ và mật lợn
Cách thực hiện:
– Bạn chuẩn bị 200g nghệ tươi, 1 năm ngải cứu, 30ml mật ong, 1 cái mật lợn.
– Bạn rửa sạch nghệ tươi và ngải cứu. Sau khi 2 nguyên liệu ráo nước, bạn đem ép lấy nước.
– Sau đó, bạn hòa nước ép nghệ tươi, ngải cứu với mật ong và mật lợn.
– Tiếp đến, bạn nấu hỗn hợp trên thành cao trong lửa nhỏ.
– Trước khi ăn, bạn lấy 1 thìa cao hòa với nước ấm để uống. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
** Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng
Trong trường hợp viêm loét đại tràng quá nặng, phẫu thuật sẽ là cách điều trị phù hợp hơn dùng thuốc.
3. Phẫu thuật viêm loét đại tràng
Tùy tình trạng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
Trong trường hợp người bệnh viêm loét đại tràng có biến chứng không phải ung thư cần được nội soi hậu phẫu định kỳ. Việc này có tác dụng phát hiện các dấu hiệu bất thường bởi vì niêm mạc đại tràng còn giữ lại thì nguy cơ bị ung thư vẫn còn.
VI – Cách phòng ngừa viêm loét đại tràng
Để phòng ngừa viêm loét đại tràng, việc quan trọng nhất là bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể là:
– Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh (bạn có thể tham khảo thêm thực phẩm nên và không nên sử dụng đã được nêu ở trên).
– Kiểm soát căng thẳng và lo âu vì tình trạng này kéo dài có thể gây giảm nhu động ruột.
– Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
– Uống nhiều nước.
– Xoa bóp nhẹ thượng vị để kích thích tăng nhu động ruột.
Trên đây là những thông tin bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cần biết. Hi vọng những chia sẻ này giúp ích trong quá trình điều trị bệnh của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn gì, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để nhận được sự giải đáp trực tiếp từ dược sĩ nhé!
Chưa có bình luận!