Sữa cung cấp chất béo, protein, canxi, vitamin và khoáng chất nhưng người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Câu trả lời sẽ được Thuốc Yumangel chính hãng bật mí chuẩn xác nhất trong bài viết này. Cùng theo dõi bạn nhé!
Mục lục
I. Tìm hiểu bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét. Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất đa dạng gồm: đầy hơi, khó tiêu; buồn nôn hoặc nôn; không muốn ăn; ợ hơi, ợ chua; trào ngược axit; khó ngủ; sụt cân; đi ngoài phân có máu hoặc màu đen…
Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhất ở những người trên 50 tuổi. Ngoài ra, người có các yếu tố nguy cơ sau dễ bị viêm loét dạ dày hơn: thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu/các đồ uống có cồn; hay lo lắng, căng thẳng; ăn uống, sinh hoạt không điều độ…
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh viêm loét dạ dày. Chế độ ăn uống không điều độ, thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Ngược lại, lựa chọn thực phẩm phù hợp và duy trì chế độ ăn uống khoa học có thể hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Vì vậy, viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì luôn là vấn đề được người bệnh quan tâm.
II. Người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?
Sữa cung cấp chất béo, protein, canxi, vitamin và khoáng chất nhưng người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Cùng đọc thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây để có câu trả lời chuẩn xác nhất nhé.
1. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của sữa với sức khỏe
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, có thể kể đến một vài thành phần nổi bật trong 100g sữa như:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Năng lượng | 74 Kcal |
Protein | 3,9g |
Lactose | 5,26g |
Canxi | 120mg |
Kali | 143mg |
Vitamin A | 50mcg |
Vitamin C | 1mg |
Vitamin B1 | 0,05mg |
Vitamin B2 | 0,19mg |
Vitamin B5 | 0,4mg |
Vitamin B12 | 0,44mcg |
Vitamin E | 0,06mg |
Với sức khỏe con người, sữa mang lại những lợi ích tuyệt vời như sau:
- Cung cấp và bổ sung năng lượng.
- Giúp xương và răng chắc khỏe.
- Hỗ trợ ngăn ngừa tăng cân.
- Hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Hỗ trợ làm giảm các bệnh về huyết áp và tim mạch.
- Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất khác.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.
2. Tác dụng của sữa với người bị viêm loét dạ dày
Về thắc mắc viêm loét dạ dày có nên uống sữa không, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể uống sữa. Đây là thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh tiêu hoá, trong đó có viêm loét dạ dày.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các tác dụng của sữa với người bị viêm loét dạ dày như sau:
- Bổ sung lợi khuẩn Probiotic: Uống sữa giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày.
- Cung cấp Lactose: Trong sữa có đường tự nhiên có khả năng lên men tự nhiên. Điều này giúp tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có lợi phát triển ở trong đường ruột. Từ đó, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và hấp thu dưỡng chất tốt hơn ngay cả khi đang bị viêm loét.
- Giàu Protein: 100g sữa cung cấp khoảng 3.9gr protein. Protein giúp bao bọc và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày giúp giảm kích ứng và đau dạ dày.
- Tăng cường vitamin: Sữa chứa hàm lượng vitamin A, D, B1, B2, B5, B12, C, E,… dồi dào và phong phú. Các loại vitamin này đều rất tốt cho sức khoẻ dạ dày, giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Cung cấp năng lượng: Bệnh nhân viêm loét dạ dày uống sữa giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, từ đó nâng cao đề kháng và phòng chống bệnh tật.
- Ngăn vết loét lan rộng: Một số nghiên cứu cho thấy, uống sữa còn giúp ngăn các vết loét trong niêm mạc dạ dày lan rộng.
Như vậy với thắc mắc người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Uống sữa không chỉ giúp cung cấp năng lượng, bổ sung dinh dưỡng mà còn chống viêm loét và giảm đau rất tốt.
III. Hướng dẫn cách uống sữa đúng cho người viêm loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày có thể uống sữa tuy nhiên cần tìm hiểu cách uống đúng và khoa học để có thể tận dụng tối đa những lợi ích của thức uống này và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
1. Lượng sữa nên uống
Đối với người bị viêm loét dạ dày, lượng sữa khuyến nghị là không quá 500ml/ngày. Nếu uống quá nhiều sữa, cơ thể sẽ không thể hấp thu được hết gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
2. Thời điểm uống sữa
Về thời điểm uống sữa, người viêm loét dạ dày tuân thủ nguyên tắc sau:
- Nên uống sữa sau khi đã ăn khoảng 30 phút – 1h: Vì sau bữa ăn, dạ dày đã đầy thức ăn, nếu tiếp tục uống sữa cơ thể sẽ không thể hấp thu được các dưỡng gây đầy bụng, khó tiêu.
- Uống sữa vào buổi sáng: Uống một cốc sữa sau bữa ăn sáng giúp cung cấp năng lượng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể có khả năng hấp thu tốt nhất các dưỡng chất có trong sữa.
- Không nên uống sữa vào lúc đói: Vì làm sản sinh ra nhiều axit lactic gây ra các cơn đau dạ dày.
4. Lưu ý kết hợp sữa với thực phẩm khác
Kết hợp sữa với các thực phẩm không phù hợp có thể gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, bạn không nên kết hợp sữa với thực phẩm đông lạnh hoặc chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng. Vì các thực phẩm này khiến hệ tiêu hoá hoạt động quá tải, kết hợp với sữa dẫn đến rối loạn tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy…
Thay vào đó, bạn nên kết hợp sữa với bánh mì vào buổi sáng vừa giúp giảm cơn đau dạ dày vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước, sẽ có khả năng trung hòa và thấm hút toàn bộ dịch vị dạ dày dư thừa nên giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị ăn mòn hay phá hủy bởi acid và pepsin.
5. Không pha sữa quá nóng hoặc nước lạnh
Vì nếu pha sữa bằng nước lạnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn; nếu dùng nước nóng có thể vô tình diệt cả vi khuẩn có lợi trong sữa. Tốt nhất bạn nên dùng nước ấm ở khoảng 40 – 45 độ C.
Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày nên uống sữa ấm sẽ tốt cho dạ dày, hạn chế uống sữa lạnh.
IV. Một số lưu ý khác khi uống sữa cho người viêm loét dạ dày
Bên cạnh việc chú ý thời gian, liều lượng, kết hợp thực phẩm và cách pha sữa, để uống sữa tốt cho dạ dày và tình trạng viêm loét, bệnh nhân nên chú ý thêm một số điều sau:
- Nên chọn loại sữa không chứa lactose: Với bệnh nhân viêm loét dạ dày có tiền sử không dung nạp được lactose thì nên chọn loại sữa không chứa lactose. Vì nếu lactose không được dung nạp có thể lên men và phân hủy ngay trong cơ thể, giải phóng các axit béo chuỗi ngắn làm gia tăng axit trong dạ dày gây đau.
- Nên uống sữa đã tách béo: Thay vì uống sữa nguyên kem, người viêm loét dạ dày nên uống sữa đã tách béo. Vì sữa tách béo giúp hệ tiêu hóa phân hủy và hấp thu dễ dàng hơn, tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
- Không uống sữa đậu nành: Bởi vì sữa đậu nành có chứa Oxalat gây ra chứng khó hấp thụ, dư thừa axit dạ dày.
- Hạn chế uống sữa có vị chua: Người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế uống sữa có vị chua hoặc kết hợp sữa với những loại trái cây có vị chua gây kích ứng dạ dày như chanh, cam, dứa,…
- Không uống sữa để qua đêm: Hoặc sữa có dấu hiệu bị hỏng, hết hạn, phồng rộp bao bì, mùi chua… Vì nếu uống có thể bị tiêu chảy, đau bụng, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
- Tìm hiểu kỹ thành phần của sữa: Để tránh mua và sử dụng phải sản phẩm sữa có thành phần gây dị ứng, kích thích.
V. Gợi ý 8 loại sữa tốt cho người viêm loét dạ dày
Một vài loại sữa giàu dinh dưỡng và tốt cho người viêm loét dạ dày có thể uống là sữa tươi, sữa chua, sữa hạt, sữa Ensure, sữa ông thọ… Cụ thể:
1. Sữa tươi
Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, uống sữa tươi còn giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, giảm áp lực cho dạ dày, bổ sung lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hoá và chống trào ngược dạ dày thực quản.
Người bị viêm loét dạ dày không nên uống quá 500ml sữa tươi/ngày, tốt nhất nên dùng loại sữa đã tách béo. Riêng người không có khả năng dung nạp lactose thì không nên uống sữa tươi.
2. Sữa ông thọ
Hàm lượng protein trong sữa ông thọ rất cao giúp bao bọc và bảo vệ niêm mạc, giảm tiếp xúc với axit trong dạ dày. Tuy nhiên, vì có hàm lượng đường cao nên người bị viêm loét không nên uống quá nhiều, rất dễ bị tăng cân, béo phì.
Bạn có thể pha 1,5 thìa sữa ông thọ cùng với 300ml nước ấm. Nên uống sau khi ăn sáng khoảng 1 tiếng hoặc và uống trước khi đi ngủ 30 phút. Tần suất uống tốt nhất là 2 ngày 1 cốc, không nên uống quá nhiều.
3. Sữa gạo
Sữa gạo giàu dưỡng chất, cung cấp năng lượng và tăng đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh. Uống sữa gạo còn giúp chống trào ngược, giảm đau dạ dày, cải thiện giấc ngủ do đau dạ dày, ngoài ra còn tốt cho tim mạch, giảm cân…
4. Sữa chua
Viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không? Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn và men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hoá. Tiêu thụ sữa chua giúp ngăn chặn vi khuẩn HP phát triển và lây lan gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, sữa còn hỗ trợ chống táo bón, tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe tim mạch và loại bỏ cholesterol dư thừa.
Muốn tốt cho dạ dày, bạn nên ăn tối đa 3 – 4 hộp sữa chua/tuần. Nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 30 phút, không nên ăn khi bụng đói vì có thể khiến tình trạng bệnh viêm loét dạ dày nặng thêm.
5. Sữa Ensure
Sữa Ensure giàu vitamin, khoáng chất, protein giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng hỗ trợ giảm buồn nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày chỉ nên uống sữa Ensure dạng bột.
Khi pha sữa bột Ensure cần chú pha đúng khuyến nghị của nhà sản xuất, không quá đặc cũng không quá loãng. Nên dùng nước ấm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C để pha sữa, tuyệt đối không dùng nước sôi và nước lạnh.
6. Sữa hạt
Sữa hạt được làm từ các loại hạt như hạnh nhân, hạt sen, óc chó, macca, hạt điều, bí ngô,… Không chỉ giàu protein, sữa hạt dồi dào omega-3, chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch.
Với bệnh nhân viêm loét dạ dày, khi uống sữa hạt nên hâm nóng để tránh bị lạnh bụng và khó tiêu.
Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về vấn đề người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không. Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể uống sữa bình thường như cần chú ý chọn đúng loại sữa, cách dùng, liều dùng và thời điểm uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...