Viêm loét dạ dày có gây ung thư không?

Viêm loét dạ dày có gây ung thư không? Các nghiên cứu cho thấy, viêm loét dạ dày có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày khi tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là khi phát hiện ở giai đoạn muộn. Có thể phòng ngừa viêm loét dạ dày phát triển thành ung thư bằng cách điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh. 

I. Viêm loét dạ dày có gây ung thư không?

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm, dẫn đến sưng và hình thành những vết loét. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nghiêm trọng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

1. Viêm loét dạ dày gây ung thư 

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm, dẫn đến sưng và hình thành những vết loét. Các nghiên cứu gần đây đã xác định mối liên hệ giữa viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Kết quả cho thấy: 

Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sẽ tiến triển thành mãn tính, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn nhiều, đặc biệt là nếu có liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori/H.pylori (HP). HP là một loại vi khuẩn có thể gây loét và cũng là một yếu tố chính dẫn đến ung thư dạ dày.

Vết loét dạ dày phát triển trên niêm mạc dạ dày, cho phép axit dạ dày ăn mòn niêm mạc. Tình trạng viêm này thực sự có thể thay đổi niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày khi tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là khi phát hiện ở giai đoạn muộn.

Theo các chuyên gia sức khỏe, mặc dù không phải mọi vết loét đều dẫn đến ung thư, nhưng việc trì hoãn điều trị sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày theo thời gian.

2. Tỷ lệ viêm loét dạ dày chuyển thành ung thư

Hầu hết các vết loét dạ dày đều không phải ung thư, nhưng một số trường hợp có thể chuyển thành ung thư. Nghiên cứu cho thấy tỷ, lệ ung thư nằm trong khoảng từ 2,4% đến 21% ở những vết loét dạ dày được chẩn đoán bằng nội soi.

Trong một nghiên cứu năm 2018 với 111 người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 37,8% trường hợp loét dạ dày khổng lồ là ung thư. Họ định nghĩa những vết loét khổng lồ là những vết loét có đường kính lớn hơn 3cm. 

Trong một nghiên cứu năm 2022, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có tiền sử loét có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày cao hơn 3 lần so với những người không có tiền sử loét.

Nhiễm vi khuẩn HP là yếu tố nguy cơ phát triển cả ung thư và loét dạ dày. Phần lớn các trường hợp ung thư biểu mô tuyến, loại ung thư dạ dày phổ biến nhất, là do HP. Nó cũng gây ra khoảng 70–90% bệnh loét dạ dày.

II. Viêm loét dạ dày có thể gây ra những loại ung thư nào?

Viêm loét dạ dày có thể gây ung thư dạ dày và làm tăng nguy cơ gây ung thư thực quản: 

1. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là loại ung thư chính gây ra bởi tình trạng viêm loét dạ dày. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày khoảng từ 5 đến 10% đối với những người có vết loét dạ dày mãn tính kéo dài hơn 10 năm.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày gồm: 

  • Khó nuốt.
  • Đau bụng.
  • Cảm thấy đầy bụng sau khi ăn.
  • Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn.
  • Ợ  nóng, khó tiêu.
  • Buồn nôn, nôn mửa, có hoặc không có máu.
  • Giảm cân không chủ ý.
  • Có máu trong phân, có thể làm cho phân có màu nâu sẫm hoặc đen.
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu do có quá ít hồng cầu (thiếu máu). 
  • Vàng da và mắt, nếu ung thư di căn đến gan.

2. Ung thư thực quản 

Nếu vết loét dạ dày gây ra các vấn đề bổ sung như trào ngược axit mãn tính (GERD) thì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Ung thư thực quản có thể không gây ra triệu chứng sớm. Các triệu chứng của ung thư thực quản thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển. Các dấu hiệu của bệnh gồm:

  • Khó nuốt.
  • Đau ngực, tức hoặc nóng rát.
  • Ho hoặc khàn giọng.
  • Giảm cân mà không cần cố gắng.
  • Chứng khó tiêu hoặc ợ nóng trở nên trầm trọng hơn.

Đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tất cả những triệu chứng này có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày. Có thuốc để chữa loét dạ dày trước khi nó chuyển sang giai đoạn ung thư. Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

III. Viêm loét dạ dày gây ung thư như thế nào?

Viêm loét dạ dày chủ yếu là do sự hiện diện của vi khuẩn HP. Nhiễm trùng do H.pylori cũng liên quan đến ung thư biểu mô hoặc ung thư. Vì loét dạ dày là vết loét hở, vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây nhiễm vào đó, gây ra đột biến trong DNA và làm hỏng các tế bào niêm mạc dạ dày. 

Viêm loét dạ dày kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính, thậm chí là ung thư dạ dày. Mô dạ dày bị tổn thương được thay thế bằng mô ruột hoặc mô xơ một cách tự nhiên. Sự chuyển đổi này là một trong những triệu chứng đầu tiên của ung thư dạ dày vì nó làm tăng khả năng xảy ra ung thư.

IV. Những yếu tố nguy cơ nào khiến viêm loét dạ dày phát triển thành ung thư?

Viêm loét dạ dày phát triển thành ung thư là sự phối hợp của nhiều yếu tố cùng tác động, trong đó vai trò của nhiễm vi trùng HP trong dạ dày là chính yếu. Các yếu tố khác gồm:

– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người thân bị ung thư dạ dày thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh lý này sẽ cao hơn.

– Nhiễm trùng HP:  Mặc dù không phải tất cả những người bị nhiễm trùng HP đều sẽ phát triển ung thư dạ dày, nhưng đây là một yếu tố nguy cơ cao.

– Hút thuốc: Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và ngăn cản không cho dạ dày bài tiết ra chất nhầy. Ở bệnh nhân viêm loét dạ dày, chất nicotin có trong khói thuốc lá khi được hít vào trong sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol – tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ ung thư nếu như người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP.

– Béo phì: Nếu thừa cân hoặc béo phì, bạn có nguy cơ cao bị viêm niêm mạc dạ dày, theo thời gian có thể dẫn đến ung thư. 

– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh có tầm quan trọng đặc biệt trong phòng tránh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng. Hãy nói chuyện với bác sĩ về một số loại thực phẩm bạn cần tránh khi đối phó với sự khó chịu và đau đớn của vết loét dạ dày.

 

– Nghiện rượu hoặc uống nhiều rượu: Những người bị loét dạ dày nếu uống nhiều rượu có thể đẩy nhanh nguy cơ loét chuyển thành ung thư dạ dày. Vì thức uống có cồn này làm tăng sản xuất axit dạ dày.

Chế độ ăn nhiều muối (rau muối, cá muối, các loại thịt hun khói), nhiều thức ăn khét cháy đen, nhiều chất nitrate (có nhiều trong các loại thịt nguội)…

– Người đã phẫu thuật cắt bỏ 1 phần dạ dày trước đó làm thay đổi độ pH bình thường trong dạ dày có thể dẫn đến ung thư về sau.

– Aspirin và các loại thuốc chống viêm khác: Nhóm thuốc này làm giảm khả năng sản xuất chất nhầy bảo vệ của dạ dày. Chúng cũng làm tăng tốc độ sản xuất axit trong dạ dày. Các loại thuốc như vậy làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, do đó làm suy yếu khả năng sửa chữa tế bào của cơ thể. Tất cả các yếu tố này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

V. Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày tiến triển thành ung thư

Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm loét dạ dày tiến triển thành ung thư là tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có triệu chứng mắc bệnh như: đau hoặc khó chịu ở phần trên bụng, bất cứ vị trí nào giữa rốn và xương ức; cảm thấy no quá sớm khi đang ăn; cảm thấy khó chịu vì no sau khi ăn một bữa ăn; buồn nôn và nôn mửa, ợ hơi, đầy hơi…

Bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể điều trị triệt để bằng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ bệnh.

– Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc tạo màng bọc, thuốc trung hòa axit là những loại thuốc dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày.

– Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc không đem lại hiệu quả hoặc có các biến chứng như hẹp môn vị, chảy máu, thủng dạ dày, cần mổ cấp cứu…

Bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đạt được kết quả như mong muốn đồng dự phòng bệnh tái phát.

Cụ thể, người bệnh nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia; tránh ăn các thức ăn nhiều muối, đồ ăn cay nóng, chua, có tính axit cao; đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều các loại rau xanh, ngũ cốc; thực phẩm ít chất béo như cá, ức gà; thực phẩm giàu vitamin A, D, K, B12, sắt, canxi. Đồng thời nên hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau; tránh stress; nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ; vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn…

 

Tóm lại, bệnh viêm loét dạ dày có gây ung thư khi bệnh nhân để kéo dài không điều trị khiến bệnh tiến triển thành mãn tính gây tổn thương nghiêm trọng. Viêm loét dạ dày chắc chắn có thể chữa khỏi nên người bệnh cần điều trị ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh. Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ viêm loét dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày hiệu quả. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/viem-loet-da-day-man-tinh-co-gay-ung-thu-vi#:~:text=N%E1%BA%BFu%20kh%C3%B4ng%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B%20%C4%91%C3%BAng,k%C3%A9o%20d%C3%A0i%20h%C6%A1n%2010%20n%C4%83m.

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/loet-da-day-tien-trien-thanh-ung-thu-nhu-nao-vi

https://rmggastroenterology.com/blog/gastric-ulcers-and-cancer-relationship/

https://www.oncnursingnews.com/view/the-link-between-gastric-ulcers-and-stomach-cancer

https://www.healthline.com/health/stomach-cancer-vs-ulcer#recognizing-the-difference

https://suckhoedoisong.vn/viem-loet-da-day-co-thanh-ung-thu-khong-169240703103201496.htm

https://hongngochospital.vn/vi/viem-loet-da-day-gay-ung-thu#phuong-phap-dieu-tri-viem-loet-da-day

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/loet-da-day-tien-trien-thanh-ung-thu-nhu-nao-vi

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *