Các vấn đề dạ dày thường gặp trong ngày Tết gồm: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, nghiêm trọng hơn xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân gây ra các vấn đề dạ dày này chủ yếu là do ngày tết thói quen ăn uống và sinh hoạt thất thường. Để đón một mùa Tết vui khỏe, mọi người cần lưu ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm phòng tránh các bệnh dạ dày thường gặp này.
Mục lục
I. Các vấn đề dạ dày thường gặp trong ngày Tết
Đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… là những vấn đề dạ dày nhiều người gặp phải trong dịp Lễ Tết:
1. Đau dạ dày
Đau dạ dày là cảm giác đau thắt ở vùng thượng vị, gây ra các triệu chứng như nóng rát vị trí thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đôi lúc gây buồn nôn và nôn. Tình trạng này có thể gây ra các tổn thương hoặc nhiễm trùng ở thành niêm mạc dạ dày.
Đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị… Điều trị bệnh thường là dùng thuốc (PPI, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày) theo chỉ định của bác sĩ kết hợp ăn uống và sinh hoạt khoa học.
2. Viêm loét dạ dày
Nhắc đến các vấn đề dạ dày thường gặp trong ngày Tết chắc chắn phải kể đến bệnh viêm loét dạ dày. Đây là tình trạng viêm và có vết loét hở ở niêm mạc bên trong dạ dày. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày là đau dạ dày.
Người bệnh có thể bị đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát. Đối với một số người, cơn đau có thể tệ hơn giữa các bữa ăn và vào ban đêm. Đối với những người khác, cơn đau có thể tệ hơn sau khi ăn.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể gặp phải một số triệu chứng khác như cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn.
Loét dạ dày tá tràng có thể gây chảy máu từ vết loét. Theo đó, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Nôn ra máu, có thể có màu đỏ hoặc đen.
- Có máu đen trong phân hoặc phân có màu đen hoặc giống hắc ín.
- Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) và sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài. Bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) và naproxen sodium (Aleve). Căng thẳng và thức ăn cay không gây loét dạ dày tá tràng. Nhưng chúng có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị dạ dày và ung thư dạ dày. Điều trị loét dạ dày tá tràng bao gồm tiêu diệt vi khuẩn HP nếu cần hoặc cũng có thể bao gồm ngừng NSAID hoặc giảm liều nếu có thể và dùng thuốc để giúp vết loét mau lành.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày liên tục chảy ngược trở lại vào ống nối miệng và dạ dày, được gọi là thực quản. Tình trạng này thường được gọi tắt là GERD. Sự trào ngược này được gọi là trào ngược axit và có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản gây viêm.
Các triệu chứng phổ biến của GERD bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở ngực, thường được gọi là ợ nóng. Ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn và có thể tệ hơn vào ban đêm hoặc khi nằm xuống.
- Thức ăn hoặc chất lỏng chua trào ngược vào cổ họng.
- Đau bụng trên hoặc đau ngực.
- Khó nuốt.
- Cảm giác có cục u ở cổ họng.
Nếu bạn bị trào ngược axit vào ban đêm, bạn cũng có thể gặp phải:
- Ho liên tục.
- Viêm dây thanh quản, còn gọi là viêm thanh quản.
- Bệnh hen suyễn mới mắc hoặc nặng hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây các biến chứng viêm, loét thực quản; hẹp thực quản; các vấn đề hô hấp, Barrett thực quản hoặc ung thư thực quản nếu người bệnh không điều trị. Để điều trị bệnh, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống và dùng thuốc không kê đơn như phương pháp điều trị đầu tiên. Nếu bkhông thấy đỡ trong vòng vài tuần, có thể sẽ được đề nghị dùng thuốc theo toa và xét nghiệm bổ sung.
4. Nhiễm khuẩn HP dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.Pylori/HP) là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở dạ dày. Đây là nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng và cũng có thể gây viêm dạ dày, ung thư dạ dày.
Nhiễm khuẩn HP dạ dày có thể xảy ra vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, dịp Tết có nguy cơ cao hơn vì mọi người có nhiều hoạt động du xuân ngoài trời, tiếp xúc nơi đông người và ăn uống ngoài hàng quán.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn HP lây lan như thế nào. Nhưng họ cho rằng, loại vi khuẩn này có thể lây lan qua thực phẩm và nước không sạch, hoặc qua tiếp xúc với nước bọt và các chất dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh.
Hầu hết mọi người đều mang vi khuẩn này trong nhiều năm mà không biết vì họ không có bất kỳ triệu chứng nào. Các chuyên gia không biết lý do tại sao. Triệu chứng nhiễm trùng HP dạ dày chỉ rõ rệt hơn khi vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày:
- Đau dạ dày: cơn đau có thể đau âm ỉ và không bao giờ biến mất, xảy ra 2 đến 3 giờ sau ăn; đến và đi trong vài ngày hoặc vài tuần; xuất hiện giữa đêm khi dạ dày rỗng; thuyên giảm khi ăn hoặc uống thuốc làm giảm nồng độ axit dạ dày (thuốc kháng axit).
- Thiếu máu do chảy máu.
- Giảm cân không chủ ý.
- Không cảm thấy đói.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Ợ hơi.
- Đau bụng hoặc buồn nôn.
- Nôn mửa.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi, sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn HP. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng HP có thể bao gồm: thuốc chẹn H2 để giảm lượng axit trong dạ dày; thuốc ức chế bơm proton giúp dạ dày không sản xuất axit, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc kháng sinh.
5. Chứng khó tiêu
Chứng khó tiêu là tình trạng đau hoặc khó chịu sau khi ăn, trong khi dạ dày đang tiêu hóa. Hầu như ai cũng từng thỉnh thoảng bị chứng khó tiêu, nhưng đặc biệt hơn vào những dịp nghỉ Tết do thói quen ăn uống đột ngột thay đổi.
Chứng khó tiêu có thể bao gồm một số triệu chứng khác nhau, nhưng phổ biến là đau bụng, đau thượng vị và khó chịu. Kèm theo đó là cảm giác nóng rát, cảm giác ăn nhanh no hoặc no muộn; đầy hơi, chướng khí, buồn nôn, ợ hơi, trào ngược, ợ nóng…
Các triệu chứng khó tiêu có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ sau khi ăn. Dạ dày thường mất 3-5 giờ để tiêu hóa thức ăn trước khi chuyển đến ruột. Trong thời gian đó, tuyến tụy và túi mật của bạn sẽ gửi mật và enzyme đến dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa. Đây là các cơ quan ở vùng thượng vị (phần giữa bụng trên), nơi xảy ra các triệu chứng khó tiêu.
5. Chướng bụng, đầy hơi
Đầy hơi là cảm giác đầy và chướng ở phần bụng trên. Cảm giác này có thể bị ảnh hưởng bởi khí và/hoặc thức ăn tích tụ trong dạ dày.
Đây cũng là vấn đề dạ dày nhiều người gặp phải dịp Tết do bữa ăn ngày Tết nhiều chất béo, uống nhiều nước ngọt có ga, ăn nhiều bánh kẹo, ăn quá no và ăn uống không kiểm soát… khiến dạ dày và hệ tiêu hóa bị quá tải. Hậu quả là thức ăn tích tụ trong dạ dày gây chướng bụng và đầy hơi, ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi ngày Tết.
6. Ợ chua, ợ hơi
Ợ hơi, ợ chua là hệ quả của việc nuốt không khí tích tụ trong dạ dày. Không khí có thể được ợ trở lại hoặc có thể được đưa ra khỏi dạ dày vào ruột non, sau đó được đưa qua trực tràng dưới dạng khí (xì hơi).
Lý do khiến nhiều người gặp phải tình trạng ợ hơi, ợ chua trong ngày Tết là do tiêu thụ nhiều các thực phẩm có khả năng kích thích sự tiết acid bên trong dạ dày, khiến cho hoạt động này trở nên bất thường. Các thực phẩm này gồm:
- Đồ uống chứa cồn như rượu bia.
- Cà phê, trà đặc.
- Thực phẩm quá nhiều chất béo xấu: thịt mỡ, nem rán, giò xào, bánh chưng…
- Socola.
- Các thực phẩm cay nóng
- Thuốc lá, thuốc lào.
7. Đau dạ dày tiêu chảy
Khi bị đau dạ dày tiêu chảy, người bệnh không chỉ bị đau dạ dày mà còn kèm theo các biểu hiện khác như nôn, tiêu chảy, chán ăn, đầy bụng…
Nguyên nhân khiến tình trạng đau dạ dày tiêu chảy gia tăng dịp Tết xuất phát từ việc ăn uống không kiểm soát, ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, ăn phải thức ăn kém vệ sinh hoặc lưu trữ lâu ngày Tết…
8. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng khi dạ dày và ruột bị kích thích và viêm. Điều này có thể gây đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Nguyên nhân thường là do tình trạng viêm do phản ứng của hệ thống miễn dịch với nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiễm trùng do nấm hoặc ký sinh trùng hoặc kích ứng do hóa chất cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày ruột.
Nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột tăng do ngày Tết có nhiều hoạt động vui chơi, tiếp xúc nơi đông người; ăn uống chung làm tăng khả năng bị nhiễm vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
9. Xuất huyết dạ dày
Với những người đã có tiền sử bị viêm loét dạ dày, việc ăn uống thất thường, uống nhiều rượu bia và nạp quá nhiều các thực phẩm khó tiêu có thể khiến dạ dày bị quá tải, phải làm việc liên tục để tiêu hóa.
Điều này kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn bình thường, gây tác động đến lớp niêm mạc dạ dày, làm nghiêm trọng hơn vết loét dạ dày, thậm chí là gây chảy máu tiêu hóa. Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể bị nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài ra máu, mệt mỏi, khó thở…
II. Nguyên nhân nào dẫn đến các vấn đề dạ dày ngày Tết?
Tết là dịp cả gia đình sum vầy và quây quần bên nhau. Đây cũng là dịp những bữa tiệc sum họp gia đình, những cuộc nhậu bia nhiều hơn ngày thường. Kèm theo đó là rất nhiều loại đồ ăn chứa chất béo (bánh chưng, bánh tét, giò, chả…), thực phẩm chua cay (dưa hành muối, bò khô, ớt, tiêu…).
Tất cả những điều trên đều tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề dạ dày xuất hiện. Đặc biệt là với những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm hang vị dạ dày, hoặc bệnh về dạ dày mạn tính.
Mặt khác, tình trạng ăn uống thất thường và sinh hoạt không điều độ như: ăn không đúng bữa, ăn quá no, để bụng quá đói, thường xuyên thức khuya, ngủ muộn, ngủ không đủ giấc cũng tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Điều này là khiến dạ dày phải làm việc liên tục không được nghỉ ngơi dẫn đến quá tải. Và đau dạ dày và các vấn đề dạ dày khác xuất hiện là hậu quả không tránh khỏi.
Ngoài chế độ dinh dưỡng quá mức và ăn uống sinh hoạt thất thường, bạn còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề dạ dày cao hơn trong dịp Tết do lạm dụng bia rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc. Với những người đã hoặc đang bị viêm loét dạ dày thì nguy cơ tái phát bệnh là rất cao.
III. Nên làm gì khi gặp các vấn đề dạ dày ngày Tết?
Khi không may gặp phải các vấn đề dạ dày ngày Tết, trước tiên bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học, lành mạnh như những ngày bình thường trước đó.
Đồng thời, uống nhiều nước ấm, xoa bóp bụng nhẹ nhàng, chườm ấm hoặc uống một số loại trà thảo mộc (như gừng, bạc hà, cam thảo, nghệ, hạt thì là…) để giúp hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày và các triệu chứng khó chịu.
Ngay khi cơn đau dạ dày ngày Tết xuất hiện, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Sản phẩm có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày và các triệu chứng khó chịu khác như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau:
– Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
– Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
– Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…
Hoặc bạn cũng có thể uống Yumangel trước khi “nhập cuộc” uống bia rượu dịp Tết để bảo vệ dạ dày an toàn. Yumangel là giải pháp tráng dạ dày hiệu quả được rất nhiều quý ông ở Hàn Quốc sử dụng trước mỗi cuộc nhậu để bảo vệ dạ dày của mình.
IV. Làm gì để phòng ngừa những vấn đề dạ dày thường gặp trong ngày Tết?
Biết được nguyên nhân gây ra vấn đề dạ dày trong ngày Tết chủ yếu là do ăn uống và sinh hoạt thiếu mạnh nên chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:
– Thực hiện vệ sinh tốt: Vì vi khuẩn HP, vi rút có thể lây lan qua thực phẩm và nước không sạch. Vì vậy bạn nên rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn; ăn thức ăn nấu chín kỹ; uống nước sạch và đun sôi.
– Không ăn quá nhiều cùng một lúc, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ; ăn chậm và nhai kỹ để giảm gánh nặng cho dạ dày, tránh nuốt phải nhiều khí.
– Tránh uống nhiều bia rượu ngày Tết, chỉ nên uống 1-2 chén nếu thực sự cần thiết.
– Hạn chế ăn nhiều thực phẩm/món ăn giàu chất đạm, béo khó tiêu hóa như bánh chưng, bánh tét, thịt đông, giò chả…
– Tránh ăn quá nhiều dưa hành muối chua, đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga, bánh kẹo, bánh mứt…
– Tăng cường chất xơ hòa tan qua rau xanh và hoa quả; uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày để dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Tóm lại, các vấn đề dạ dày thường gặp trong ngày Tết thường xuất phát do thói quen ăn uống và sinh hoạt bị đảo lộn. Các vấn đề này sẽ được giải quyết nếu bạn chú ý hơn đến chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm, ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ. Hãy bảo vệ dạ dày và sức khỏe của mình thật tốt để đón Tết vui vẻ bạn nhé!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề dạ dày thường gặp trong ngày Tết hoặc để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!
Xem thêm: