Nếu bạn đang thắc mắc uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không thì câu trả lời là CÓ. Vì đa phần bột sắn dây hiện nay được chế biến thủ công, không đảm bảo khử trùng nên có thể bị nhiễm khuẩn, bụi bẩn. Nếu ăn bột sắn dây sống bạn có thể bị nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày, hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Mục lục
I. Bột sắn dây có tác dụng gì?
Bột sắn dây là phần tinh bột của củ sắn dây sau khi đã được xay và lọc. Sắn dây sống có màu trắng cùng hương thơm đặc trưng; khi nấu chín sẽ có màu trắng trong.
Bột sắn dây có thể được dùng để pha nước uống, nấu chè, đồ ăn dặm cho trẻ nhỏ hoặc làm đẹp. Dinh dưỡng trong 100g bột sắn dây gồm:
- 84.3g Carbohydrate (tinh bột).
- 340 calo.
- 14g nước.
- 0.7g protein.
- 84.3g gluxit.
- 0.8g xenlucoza.
- 18mg canxi.
- 20g phốt pho.
- 1.5mg sắt.
- 2.48% đạm thô.
- 1.4% chất béo thô.
- 1.37% chất xơ thô.
- Dưỡng chất khác: vitamin A, vitamin C,…
1. Theo Đông y
Theo Đông y, bột sắn còn được gọi là cát căn. Loại bột này có hàm lượng tinh bột cao, vị ngọt, tính mát nên được dùng cho các đối tượng bị ngộ độc, đại tiện ra máu, nóng trong người.
Bột sắn trong Đông y được xem là một vị thuốc có tính hàn và giải nhiệt hiệu quả. Do đó, có thể hỗ trợ hạ nhiệt trong trường hợp bị nóng trong người, hoặc hạ sốt.
Tuy nhiên, khi sử dụng bột sắn dây để hạ nhiệt, bạn cần nấu chín hoặc pha với nước sôi sẽ tránh đau bụng.
2. Theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu y học hiện đại đã tìm ra các tác dụng của bột sắn dây với sức khỏe con người là:
– Hỗ trợ giảm cân: Các kháng tinh bột bên trong bột sắn dây có thể hỗ trợ điều chỉnh cơn thèm ăn và giảm lượng calo hấp thu, từ đó giúp giảm cân. Cụ thể hơn, khi vi khuẩn trong ruột tiêu hóa kháng tinh bột, chúng tiết ra các axit béo chuỗi ngắn, giúp kích hoạt giải phóng các hormone giảm đói peptide YY và peptide giống glucagon 1. Điều này giúp tăng và kéo dài cảm giác no, giảm lượng đồ ăn vặt nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
– Cải thiện quá trình trao đổi chất: Bột sắn dây có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn và cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh do rối loạn trao đổi chất như tiểu đường, béo phì và các bệnh tim mạch.
– Cải thiện sức khỏe đường ruột: Kháng tinh bột trong bột sắn là chất rất có lợi cho sức khỏe đường ruột. Loại kháng tinh bột này hoạt động như một chất xơ hòa tan, không được tiêu hóa tại ruột non mà được di chuyển đến ruột già. Tại ruột già, kháng tinh bột trong bột sắn giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, giúp chống lại các chứng bệnh sinh ra do rối loạn hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là bệnh viêm ruột. Không chỉ vậy, tinh bột kháng của bột sắn dây sản sinh axit butyric, giúp bảo vệ biểu mô hoặc lớp lót niêm mạc ruột và tránh các tổn thương niêm mạc ruột.
– Hỗ trợ tiêu hóa: Bột sắn dây sau khi vào cơ thể sẽ tạo thành một lớp trung hòa acid và giảm đi một số triệu chứng gây khó chịu cho người bị viêm loét dạ dày.
– Làm đẹp da: Hoạt chất Isoflavone trong bột sắn dây thuộc nhóm Estrogen tự nhiên. Vì vậy, uống bột sắn dây có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Điều này sẽ giúp da căng mịn và khỏe khoắn hơn.
– Tăng kích thước vòng 1: Tiêu thụ bột sắn dây còn giúp tăng kích thước của vòng 1. Tuy nhiên, các chị em không nên quá lạm dụng bột sắn dây vì sẽ gây ra tình trạng dư thừa chất nội sinh trong cơ thể.
Uống bột sắn dây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có một số thông tin cho rằng, sử dụng bột sắn dây ở dạ dày có thể gây hại cho dạ dày. Vậy thực hư chuyện này thế nào, cùng đến với phần II của bài viết để có câu trả lời chính xác nhé.
II. Uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không? Tại sao?
Theo các chuyên gia sức khỏe, uống bột sắn dây có hại dạ dày không phụ thuộc vào loại bột sắn dây sử dụng, cách pha chế cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bột sắn dây khi được sử dụng đúng cách với lượng phù hợp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1. Không gây hại dạ dày
Khi được sử dụng đúng cách và phù hợp, bột sắn dây không những không gây hại dạ dày mà còn mang lại nhiều công dụng cho dạ dày như:
– Trung hòa axit dịch vị dạ dày: Bột sắn dây có tính đông đặc, vì vậy sẽ trung hòa được dịch acid có trong dạ dày.
– Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thành phần Flavonoid trong bột sắn dây có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động của vi khuẩn, hạn chế các vấn đề như viêm, loét dạ dày.
– Cải thiện về chức năng hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong bột sắn dây cao giúp tăng cường nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu hóa. Mặt khác, bột sắn dây còn có tác dụng kích thích cho việc sản xuất enzyme tiêu hóa, giúp hoạt động tiêu hóa thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn.
– Làm dịu cơn đau dạ dày: Bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt, giải độc và thanh mát cơ thể. Khi sử dụng sẽ tạo cho cơ thể một cảm giác dễ chịu, làm dịu cơn đau dạ dày, giảm các triệu chứng đi kèm như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua…
– Tăng cường hệ miễn dịch: Bột sắn dây rất giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch được tăng cường giúp nâng cao khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh tốt hơn. Từ đó, sẽ giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh dạ dày.
2. Có gây hại cho dạ dày
Bột sắn dây chỉ gây hại cho dạ dày hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi bạn sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng. Cụ thể:
- Sử dụng bột sắn dây không đúng: ăn sống, uống sống.
- Lạm dụng dùng bột sắn dây quá mức với lượng nhiều.
- Uống bột sắn dây liên tục hàng ngày.
- Pha chế bột sắn dây sai cách: pha với nước nguội.
- Mua bột sắn dây không đảm bảo chất lượng.
Bột sắn dây trên thị trường hiện nay thường được chế biến dưới dạng thủ công và chưa qua kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, bột sắn dây có thể bị lẫn bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn vi trùng gây hại. Khi uống bột sắn sống và chưa được nấu chín, có thể gây hại cho dạ dày và sức khỏe.
Vậy uống bột sắn thế nào để không gây hại cho dạ dày? Hãy cùng đến với phần III để biết cách uống đúng, an toàn và hiệu quả cho dạ dày cũng như sức khỏe nhé!
III. Cách uống bột sắn dây an toàn, hiệu quả và không hại dạ dày
Bột sắn dây tuy mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng nếu không biết cách sử dụng hợp lý có thể gây ra những ảnh hưởng và tác hại không mong muốn. Tuân thủ những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tiêu thụ bột sắn dây an toàn, hiệu quả và không gây hại cho dạ dày:
1. Chỉ ăn bột sắn dây chín, không ăn sống
Để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khi ăn bột sắn dây, bạn nên chú ý nấu chín hoặc dùng nước sôi để pha. Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt những mầm bệnh gây hại cho đường ruột, nhất là nếu đối tượng sử dụng bột sắn dây là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Hơn nữa, nhiệt độ cao cũng giúp cắt nhỏ thành phần tinh bột trong sắn dây, giúp dạ dày làm việc nhẹ nhàng và cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn đồng thời hạn chế được tình trạng chướng bụng, đầy hơi trong dạ dày.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải ăn bột sắn dây ngay khi còn nóng. Sau khi pha chín bột sắn dây, bạn vẫn có thể chờ nguội, thêm vào vài viên đá hoặc cất trong ngăn mát tủ lạnh trước khi ăn.
2. Lượng dùng vừa phải
Mỗi người không nên uống quá 1 ly bột sắn dây/ngày. Tiêu thụ một lượng lớn bột sắn dây trong thời gian ngắn hoặc dùng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc xyanua cấp tính.
Bột sắn dây chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, không phải là thuốc nên không được sử dụng để thay thế phương pháp chữa bệnh.
3. Cách pha, chế biến
Bạn có thể pha bột sắn dây với nước sôi, nấu chín cùng nước, pha trà hoặc nấu chè để thay đổi khẩu vị.
– Pha sắn dây với nước sôi: Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 muỗng canh bột sắn dây, 1 ly nước sôi khoảng 300ml. Cách thực hiện: Cho bột sắn dây vào cốc, sau đó vừa đổ nước sôi vào vừa dùng muỗng khuấy thật đều để bột chín đều, không bị vón cục. Nên uống ngay sau khi pha.
– Nấu chín với nước: Pha 1 muỗng bột sắn dây với lượng nước vừa đủ cho tới khi bột sắn dây tan hết ra. Cho lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy đều cho tới khi bột sắn dây chín. Bạn có thể cho thêm chút đường phèn nếu muốn.
– Pha trà sắn dây: Bạn cũng có thể kết hợp sắn dây với cam thảo, đan sâm và bạch linh để làm trà sắn dây. Cho 180g đan sâm, 90g bạch linh, 200g sắn dây, 60g cam thảo vào sấy khô rồi tán mịn. Đổ vào hũ thủy tinh có nắp đậy kín để bảo quản và sử dụng dần dần. Mỗi lần dùng, lấy khoảng 40g bột hỗn hợp thảo dược pha với 200ml nước sôi, ngâm trong 20 phút rồi uống trực tiếp.
– Pha bột sắn dây và đường phèn: Pha 30g bột sắn dây pha với 1 ít đường phèn và nước sôi. Nên uống ngay sau khi pha xong.
– Kết hợp bột sắn dây với nghệ: Chuẩn bị 50g bột sắn dây, 10g bột nghệ, 100g đường phèn và 200ml nước sôi. Cho bột sắn dây vào bột nghệ vào cốc, đổ nước sôi vào và khuấy cho tới khi tan lẫn vào nhau. Thêm đường phèn vào và uống khi còn ấm.
– Nấu chè bột sắn dây: Bạn cũng có thể dùng bột sắn dây để nấu chè đậu xanh, chè lá dứa, chè hạt sen, chè ngô, chè đậu đỏ… để thay đổi khẩu vị.
3. Thời điểm nên và không nên uống
– Nên: Thời điểm tốt nhất để dùng bột sắn dây là vào buổi trưa và buổi tối. Thời gian hoàn hảo chính là sau khi ăn khoảng từ 30 – 60 phút. Uống bột sắn dây vào buổi trưa ng giúp cơ thể giảm nhiệt độ và làm mát gan; trong khi đó uống vào buổi tối giúp thư giãn tinh thần và cơ thể dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn nên uống bột sắn dây quá gần giờ đi ngủ.
– Không nên: Không nên uống bột sắn dây vào buổi sáng sớm hoặc khi dạ dày trống rỗng. Vì lúc này, hàm lượng hormone trong máu rất thấp, nếu sử dụng loại thực phẩm có tính hàn như sắn dây sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên uống bột sắn dây sau khi đã ăn. Cũng không nên uống bột sắn dây khi bụng đang quá no vì có thể khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải dẫn đến đầy hơi và khó tiêu khiến cơ thể có cảm giác khó chịu.
4. Thực phẩm kỵ kết hợp
Không nên kết hợp bột sắn dây với mật ong, hoa sen, hoa nhài, hoa bưởi vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi, thậm chí là sỏi thận.
– Bột sắn dây kỵ mật ong: Khi sử dụng chung 2 thực phẩm này với có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Một số thông tin cho rằng, ăn sắn dây với mật ong không chỉ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, sỏi thận mà còn có thể tạo ra chất độc chết người.
– Bột sắn dây kỵ với hoa sen, hoa nhài, hoa bưởi: Để tăng hương vị cho bột sắn, nhiều người đã trộn cùng với hoa bưởi, hoa nhài hoặc hoa sen. Tuy nhiên, đây lại là các thực phẩm nằm trong danh sách kiêng kỵ bột sắn dây. Kết hợp với nhau không chỉ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng và công dụng vốn có của bột sắn dây mà còn dẫn đến chướng bụng, khó tiêu.
– Không nên pha với nước nguội: Pha bột sắn dây với nước nguội hoặc nước lạnh có thể gây đau bụng, tiêu chảy do vi trùng trong bột sắn không được tiêu diệt bằng nước đun sôi.
– Hạn chế ăn bột sắn dây với đường: Nguyên nhân là do bột sắn dây vốn có vị ngọt tự nhiên. Nếu thêm đường sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, thừa cân, béo phì.
5. Đối tượng cần kiêng hoặc thận trọng
Bột sắn dây tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo những người dưới đây được khuyến cáo không nên dùng bột sắn dây:
- Người có cơ địa mệt mỏi, lạnh tay chân.
- Người được chẩn đoán âm hư hỏa vượng, thương thực hạ hư.
- Người đang sốt kèm cảm giác lạnh.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần được tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Trẻ suy dinh dưỡng, dưới 12 tháng tuổi.
- Người mắc bệnh phong hàn, cảm lạnh, huyết áp thấp.
- Trẻ dưới 10 tuổi, người lớn tuổi và người có bệnh lý nền nguy hiểm tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách pha chế và hàm lượng sử dụng hàng ngày.
6. Thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường
Nếu sau khi uống bột sắn dây, cơ thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng… cần ngừng uống bột sắn ngay lập tức và đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.
7. Chọn mua và bảo quản
Lựa chọn nhà cung cấp bột sắn dây uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải hàng kém chất lượng và hàng giả.
Trong quá trình sử dụng bột sắn dây cần chú ý bảo quản cẩn thận, để ở nơi khô ráo và tránh hút nước từ môi trường. Nếu thấy bột sắn dây bị chuyển màu, mốc hoặc mối mọt… thì không được sử dụng.
Trên đây thuốc dạ dày chữ Y đã giải đáp cho thắc mắc uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không. Ăn bột sắn dây sống và không đảm bảo chất lượng có thể gây hại cho dạ dày, hệ tiêu hóa và sức khỏe do bị nhiễm khuẩn có trong bột sắn dây. Vì vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ bột sắn dây có nguồn gốc rõ ràng, nấu chín kỹ trước khi ăn và tuân thủ những lưu ý chúng tôi chia sẻ ở trên để nhận được tối đa hiệu quả và lợi ích từ bột sắn dây.
Nếu cần được tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến sức khỏe dạ dày, bạn có thể liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800 1125 (miễn phí cước) hoặc bình luận ở ngay bên dưới để được dược sĩ giải đáp trực tiếp nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...