Ung thư dạ dày ăn gì tốt nhất và người bị ung thư dạ dày kiêng ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi vì, chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng của người ung thư dạ dày.
Hiểu được điều đó, dược sĩ Yumangel sẽ chia sẻ để bạn biết rõ bị ung thư dạ dày ăn gì và không nên ăn gì? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé!
Mục lục
I – Ung thư dạ dày nên ăn gì?
1. Thực phẩm giàu protein
Các thực phẩm giàu protein sẽ giúp người bị ung thư dạ dày bình phục tốt hơn. Đồng thời, protein còn làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp người bệnh no lâu. Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến là trứng, sữa, phô mai, thịt bò…
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm cá, hải sản để bổ sung axit amin và các dưỡng chất quý giá đối với cơ thể.
2. Chất béo không bão hòa
Người bệnh có thể sử dụng thêm dầu (dầu oliu, dầu hạt cải), bơ… vào thức ăn để tăng hàm lượng chất béo, từ đó giảm tình trạng tụt huyết áp đột ngột, đánh trống ngực (nếu có)…
Đồng thời, chất béo không bão hòa còn hỗ trợ hình thành cấu trúc tế bào, nên rất tốt cho người bị ung thư dạ dày.
Bệnh ung thư dạ dày ăn gì?
3. Tinh bột
Với những thực phẩm như ngô, gạo, khoai lang, khoai tây, khoai sọ, lúa mì, lúa mạch… chúng ta nên nấu cháo để người bệnh ăn. Việc nấu nhừ thành cháo sẽ giúp người bệnh tiêu hóa dễ hơn.
4. Rau quả
Rau quả rất tốt cho người bị ung thư dạ dày vì nó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Các loại rau nên được nấu chín kỹ để người bệnh dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày có thể sử dụng một số loại quả để tráng miệng như bưởi ngọt, chuối, bơ…
>> CLICK VIDEO xem chi tiết những nguy cơ có thể bị ung thư dạ dày <<
II – Bệnh ung thư dạ dày kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm tốt đã kể trên, người bị bệnh ung thư dạ dày không nên ăn gì? Dưới đây là các thực phẩm người bệnh cần tránh sử dụng:
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp cũng là tác nhân gây ung thư dạ dày.
- Các loại thực phẩm có vị chua, làm tăng axit trong dạ dày như: chanh, quất, ổi, giấm, cam chua, bưởi chua, cà chua…
- Các loại thực phẩm tạo khí, gây đầy hơi: giá đỗ, đồ muối chua (cà, dưa muối, kim chi…), hành, đậu đỗ…
- Các loại thực phẩm gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày: rượu bia, cà phê, ớt, chè…
- Thực phẩm tăng tiết axit trong dạ dày như các loại nước sốt đậm đặc…
Ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì? ung thư dạ dày không được ăn gì?
III – Ung thư dạ dày phải kiêng gì trong sinh hoạt?
Bên cạnh lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bị ung thư dạ dày cần kiêng gì?
- Không ăn quá nhiều trong 1 bữa. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn các bữa phụ xen lẫn các bữa chính để giảm cảm giác đầy bụng, buồn nôn.
- Không sử dụng thức ăn lạnh và nguội, chưa chế biến kỹ, thức ăn có phụ gia.
- Không hút thuốc
- Hạn chế mọi căng thẳng, stress, thức khuya… Vì những điều này dễ dẫn đến suy nhược cơ thể và giảm khả năng bình phục
- Không vận động hoặc làm việc ngay sau khi ăn, thay vì thế hãy dành thời gian nghỉ ngơi để dạ dày từ từ tiêu hóa thức ăn.
Ung thư dạ dày kiêng gì trong sinh hoạt?
IV – Ung thư ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Thắc mắc thường gặp!
1. Ung thư dạ dày uống sữa gì?
Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi với thông tin uống sữa làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy vậy, chưa có một bằng chứng xác đáng nào chứng minh uống sữa làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì thế, bệnh nhân ung thư dạ dày vẫn có thể sử dụng sữa để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Hiện tại, có một số loại sữa được sản xuất cho bệnh nhân ung thư như: sữa Recova, Peptamen, Digesta…
Để chắc chắn hơn về thông tin ung thư dạ dày nên uống sữa gì, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị trực tiếp.
2. Ung thư dạ dày uống nước ép gì?
Tính đến hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra nước ép giúp giảm ung thư dạ dày. Nhưng các loại nước ép phù hợp lại mang lại nhiều lợi ích cho người bị ung thư như:
- Tăng cường sức đề kháng và làm giảm viêm
- Cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể
- Ức chế hoạt động của các gốc tự do
- Cải thiện tâm trạng
Vậy ung thư dạ dày uống gì? Người bệnh có thể chọn các loại nước như: nước ép cam, nước ép chuối, nước ép táo,…
Ung thư dạ dày có thể uống nước ép táo.
3. Ung thư dạ dày uống nước dừa được không?
Nước dừa là một lựa chọn hợp lý cho bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị, xạ trị… Bởi vì khi hóa/ xạ trị, bệnh nhân thường gặp nhiều phản ứng phụ, có thể gây sốt và tạo cảm giác háo nước.
Trong khi đó, nước dừa rất giàu Kali và các khoáng chất sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất và chất điện giải cho bệnh nhân ung thư.
4. Ung thư dạ dày có ăn được yến không?
Yến chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein (45 – 55%), 18 axit amin, proline giúp tái tạo tế bào cơ, mô và da…
Theo đó, yến sẽ giúp bệnh nhân ung thư dạ dày tăng cường sức đề kháng và phục hồi khi cơ thể bị nhiễm xạ trong quá trình xạ trị.
5. Ung thư dạ dày nên ăn hoa quả gì? Ung thư dạ dày ăn quả gì?
Trái cây tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Vậy ung thư dạ dày nên ăn quả gì?
- Nho tím: Trong nho chứa rất nhiều chất tốt cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày như vitamin C giúp tăng đề kháng, hoạt chất Bioflavonoid giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, Resveratrol giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư…
- Chuối chín: Chuối mềm, dễ tiêu hóa, đặc biệt chất xơ pectin trong chuối rất dễ tiêu hóa, giúp tình trạng bệnh khởi sắc hơn. Tuy nhiên, người bị ung thư dạ dày chỉ nên ăn chuối khi no, không nên ăn chuối khi đói vì dễ bị đau bụng, khó chịu.
- Đu đủ chín: vitamin C, E, hàm lượng chất xơ cao và eta carotene sẽ hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời, 2 enzym Chymopapain và Papain trong đu đủ còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn và giúp niêm mạc dạ dày sớm bình phục. Lưu ý, bệnh nhân chỉ ăn đu đủ đã chín kỹ, không ăn đu đủ xanh.
- Bơ chín: Bơ chứa nhiều chất xơ và kali lành tính, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động và hỗ trợ tiêu hóa.
- Táo đỏ sạch, an toàn cũng có tác dụng chống oxy hóa và giúp cơ thể thải độc.
- Cam, quýt ngọt: Các loại quả họ cam quýt sẽ giúp ức chế sự phát triển ung thư dạ dày và các loại ung thư khác.
Ung thư dạ dày ăn được quả gì, ung thư dạ dày nên ăn trái cây gì?
5. Ăn thịt gà có gây ung thư dạ dày không?
Cho đến nay, chưa có khuyến cáo nào về việc ăn thịt gà gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều da gà dễ dẫn đến thừa cân béo phì. Trong khi đó, thừa cân béo phì lại là yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Do đó, bạn nên sử dụng thịt và da gà với hàm lượng vừa phải. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
Trên thực tế, nếu bạn gặp các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản,… thì nên chữa trị sớm. Bởi vì, càng để lâu các bệnh lý này càng có khả năng biến chứng thành ung thư dạ dày, rất nguy hiểm.
Và trong quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, nếu bạn gặp các triệu chứng khó chịu, có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh cơn đau dạ dày. Ở dạng hỗn dịch, Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày và tạo ra lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, cơn đau sẽ nhanh chóng giảm xuống. Để được tư vấn kỹ hơn về cách chữa các bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng liên hệ tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp dược sĩ của Yumangel hoặc để lại bình luận bên dưới bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Ung thư dạ dày uống được yumangel k ạ?
Chào bạn! Trong điều trị ung thư dạ dày, bạn nên tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ và hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn dùng thêm 1 loại thuốc nào đó ạ!
Ung thư dạ dày có ăn được đậu nành không
Theo các bác sĩ chuyên khoa, Người bị ung thư dạ dày cần được cung cấp thêm nhiều protein từ sữa, trứng và phomai, đối với calo có thể thêm nước thịt và nước sốt thực phẩm. Có thể tăng hàm lượng chất béo của thức ăn bằng cách thêm dầu, bơ để giúp người bệnh tránh các triệu chứng giảm huyết áp đột ngột, có hoặc không có đánh trống ngực, và giảm lượng đường trong máu.Cần được bổ sung đầy đủ sắt, canxi từ bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì cung cấp canxi; sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô nên hoàn toàn sử dụng được bạn nhé!