Trào ngược dạ dày khi ngủ là vấn đề khiến rất nhiều người khó chịu, đặc biệt là về ban đêm. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn gặp phải vấn đề trào ngược dạ dày gây mất ngủ xuất hiện vào ban đêm. Có những cách nào để điều trị triệt để tình trạng này? Cùng thuốc dạ dày Yumangel tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!
Mục lục
I – Trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ là gì
Trào ngược dạ dày khi ngủ là hiện tượng khi dịch vị axit của dạ dày chảy ngược lên thực quản trong lúc ngủ. Đây thường là một biểu hiện của bệnh trào ngược thực quản (GERD). Khi người ta nằm nghiêng hoặc nằm ngang, vị trí của dạ dày có thể làm tăng nguy cơ trào ngược acid và các chất dạ dày khác lên thực quản, gây ra các triệu chứng như đau thắt ngực, khó tiêu, hoặc nôn mửa.

Cơ chế hình thành trào ngược dạ dày trong tình trạng mất ngủ có thể bao gồm sự tương tác giữa áp lực bụng, vị trí ngủ, thức ăn, thời gian ăn uống và ngủ, cũng như các tình trạng sức khỏe khác. Bình thường khi nằm, dạ dày có cơ chế đóng nắp để acid dạ dày không bị trọng lực đưa ngược lên thực quản. Tuy nhiên, đối với người bị trào ngược thực quản thì phần nắp này đóng không kín hoặc không có nắp dẫn đến axit bị trào ngược lên.
II – Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày vào ban đêm thường do tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc chế độ sinh hoạt gây nên. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc không, việc này tùy thuộc vào từng người bệnh cụ thể.

Về cơ bản, trào ngược dạ dày khi ngủ nói riêng và trào ngược dạ dày nói chung cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:
- Các vấn đề liên quan đến thực quản như hẹp thực quản, ung thư thực quản, barrett thực quản,…; rối loạn tiêu hóa.
- Buồn bã, căng thẳng, stress, bực bội, chán nản… cũng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị, dẫn đến xu hướng trào ngược lên dạ dày.
- Ngoài ra, ăn uống thiếu khoa học như ăn quá nhiều vào buổi tối, ăn đồ ăn nhiễm khuẩn… cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày và không ngủ được về đêm. Các chuyên gia y tế tại Yumangel đưa ra lời khuyên không nên ăn sau 8 giờ tối để dạ dày có thời gian được nghỉ ngơi.
- Do chế độ ăn nhiều đồ chua, đồ uống có gas… cũng là nguyên nhân gây tình trạng nằm ngủ bị trào ngược dạ dày.
- Do ngủ sai tư thế. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng trào ngược vào ban đêm. Tư thế nằm không đúng dẫn đến acid dạ dày khi tăng cao sẽ bị chênh và tràn qua nắp thành dạ dày chảy ngược lên thực quản.
III – Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày vào ban đêm
Với trào ngược dạ dày khi ngủ vào buổi đêm, tình trạng này thường sẽ gây ra khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, có thể kể đến như:
1. Trào ngược dạ dày gây mất ngủ
Trào ngược dạ dày về đêm có gây mất ngủ không? Câu trả lời là có.
Thực tế cho thấy, việc mất ngủ thường xuyên được xem là vấn đề rất thường gặp với những người mắc phải căn bệnh trào ngược dạ dày
- Mất ngủ do trào ngược dạ dày
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm:
- Người bệnh gặp phải các dấu hiệu trào ngược dạ dày khó chịu như ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ho, nóng rát họng…
- Trong khi nằm ngủ, tình trạng trào ngược dạ dày sẽ khiến axit dịch vị trào lên thực quản, gây hẹp đường thở, dẫn đến khó thở, khiến người bệnh phải thức dậy nhiều lần.
Khó ngủ do trào ngược sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không đủ tỉnh táo để làm việc, học tập vào ngày hôm sau. Lâu dần, bệnh có thể làm rối loạn giấc ngủ.
2. Nguy cơ viêm thực quản
Vào ban ngày, trọng lực của cơ thể sẽ hỗ trợ giữ lại các chất ở vùng ngực và dạ dày trong mỗi đợt trào ngược.

Còn về ban đêm, việc thường xuyên nằm ngang sẽ khiến tất cả các chất trong dạ dày, bao gồm cả thức ăn có thể trào lên tận phía sau miệng.
Do vậy, khi tỉnh lại người bệnh sẽ có cảm giác đau rát cổ họng, chua miệng.
Bên cạnh đó, khi ngủ, tuyến nước bọt của chúng ta cũng hoạt động chậm rãi hơn, dẫn đến lượng nước bọt tiết ra để trung hòa axit dịch vị ít. Từ đó, axit dịch vị sẽ bào mòn và làm tổn thương niêm mạc thực quản.
3. Ngưng thở do tắc nghẽn
Ngưng thở do tắc nghẽn, còn được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ Sleep Apnea (1), là một tình trạng trong đó việc hô hấp tạm thời ngừng lại hoặc bị giảm đáng kể trong suốt thời gian ngủ. Đây là một vấn đề hô hấp nghiêm trọng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Theo các chuyên gia, ngưng thở do tắc nghẽn liên quan chặt chẽ với chứng trào ngược dạ dày. Các đợt trào ngược dạ dày thực quản trong lúc ngủ có thể gây ra tình trạng ngưng thở hơn 10s và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một đêm.
IV – 6 Cách điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ
Để loại bỏ hiệu quả các vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày gây khó ngủ, bạn có thể thực hiện 1 trong 6 cách sau đây:
1. Điều chỉnh cách nằm ngủ khi trào ngược
Để có thể ngủ ngon giấc hơn, bạn có thể tham khảo các tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày dưới đây:

- Nên nằm nghiêng về bên trái: Ngủ nghiêng về bên trái đã được chứng minh là tư thế ngủ tốt nhất cho người bị trào ngược, vì trên thực tế, tư thế này giúp làm giảm thời gian thực quản phải tiếp xúc với axit dịch vị.
- Kê cao đầu giường lên khoảng 15cm để hạn chế trào ngược dạ dày lên thực quản, hầu, họng…
2. Dùng nghệ trị không ngủ được do trào ngược
Nếu đã từng đọc qua bài viết liên quan đến cách dùng nghệ tươi chữa trào ngược dạ dày, chắc hẳn bạn đọc sẽ không còn quá xa lạ với công dụng của loại củ này trong việc điều trị trào ngược.
Với việc điều trị không ngủ được do trào ngược bằng nghệ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

- Chuẩn bị 1 lượng nghệ đen củ, rửa sạch, đem phơi khô, sau đó nghiền thành bột.
- Tiếp đến, bạn trộn mật ong và bột nghệ đen theo tỷ lệ ½ rồi nặn thành các viên tròn, bảo quản trong hũ thủy tinh rồi dùng dần.
- Mỗi ngày, bạn ăn viên nghệ đen 3 lần, mỗi lần 3 viên.
- Để giảm trào ngược dạ dày vào ban đêm, bạn nên áp dụng phương pháp này trong 1 – 1,5 tháng.
3. Uống trà hoa cúc chữa khó ngủ do trào ngược
Trà hoa cúc cũng được biết đến là nguyên liệu được rất nhiều người ưa thích trong việc chữa trị căn bệnh trào ngược.

Bên cạnh việc giúp giảm thiểu khó chịu ở dạ dày, trà hoa cúc còn giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, thoải mái hơn.
Để khắc phục tình trạng đang ngủ bị trào ngược dạ dày, bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Chuẩn bị 1 nắm trà hoa cúc khô, hãm cùng nước sôi.
- Đợi sau khi nước giảm nhiệt xuống còn hơi ấm thì bạn uống.
Với việc điều trị trào ngược dạ dày với trà hoa cúc, bạn có thể uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
4. Cách chữa trào ngược dạ dày mất ngủ bằng gừng
Với ngậm gừng tươi, đây được xem là phương pháp đơn giản nhất để giảm thiểu cảm giác khó chịu do trào ngược về ban đêm.
- Khi các triệu chứng của trào ngược xuất hiện, bạn có thể ngậm 1 lát gừng tươi.
- Sau khoảng vài phút, tinh chất trong gừng sẽ thẩm thấu vào cổ họng và dạ dày.
- Qua đó, các triệu chứng khó chịu sẽ giảm dần, giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Nếu cảm giác khó chịu chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể nhai chậm lại để tinh chất từ gừng có thể tiết ra nhiều hơn.
Xem thêm: Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
5. Chữa mất ngủ do trào ngược với thuốc Đông Y
Bài thuốc Đông Y chữa trào ngược dạ dày do căng thẳng gây nên sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g mỗi loại bán hạ chế, chỉ xác; 20g mỗi loại hắc táo nhân, phòng sâm; 12g mỗi loại viễn chi, trần bì, cam thảo; 16g mỗi loại hoài sơn, liên nhục, ngưu tất, sắt căn, bạch truật.
Bạn sắc tất cả các nguyên liệu để uống trong 2 ngày. Mỗi ngày bạn uống lần sau khi ăn.
6. Sử dụng Yumangel giảm triệu chứng trào ngược
Để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày nhanh và tiện lợi, bạn có thể dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, Yumangel có thành phần chính là Almagate, có tác dụng chính là trung hòa axit dịch vị.

Đồng thời, bào chế dạng hỗn dịch giúp bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp Yumangel có thể loại bỏ tình trạng trào ngược.
Bạn có thể uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ngay khi có các dấu hiệu quả trào ngược dạ dày thực quản ngay hôm nay.
V – Các cách phòng ngừa trào ngược khi ngủ về đêm
Ban đầu triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản trước khi ngủ không nguy hiểm, nhưng về lâu về dài, tình trạng này sẽ làm giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Vì thế, bạn nên thực hiện một số giải pháp để phòng ngừa trào ngược khi ngủ như sau:
- Hạn chế ăn khuya: Thời gian ăn tối nên cách trước khi ngủ tối thiểu 3h để dạ dày tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm như cam quýt, cà chua, hành, tỏi, bạc hà… để cải thiện triệu chứng.
- Không uống rượu bia, cà phê, đồ uống có gas…
- Nhai kẹo cao su sau khi ăn 30 phút có thể giảm chứng ợ nóng và chống lại cơn trào ngược dạ dày.
Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến chứng trào ngược dạ dày khi ngủ về đêm. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới để được giải đáp thêm nhé.
Tham khảo:
Chưa có bình luận!