Skip to main content

Trào ngược dạ dày gây buồn nôn: Nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến ở nước ta. Bởi vậy, nhiều người thậm chí xem nhẹ các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn, nôn… của bệnh lý này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bạn nên cẩn thận nhé! Cùng Yumangel tìm hiểu về trào ngược dạ dày gây buồn nôn trong bài viết dưới đây.

1. Trào ngược dạ dày có buồn nôn không

Câu trả lời là buồn nôn, thậm chí nôn là các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày, thực quản. Vậy tại sao trào ngược dạ dày gây nôn và buồn nôn. 3 lý do chính giải thích cho điều này là:

Thứ nhất, trào ngược dạ dày khiến axit dịch vị tràn lên thực quản. Do đó, axit dịch vị không đảm nhận tốt nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Thức ăn ứ đọng trong dạ dày kéo theo đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến người bệnh muốn nôn thức ăn ra ngoài.

Tại sao bị trào ngược dạ dày buồn nôn?
Tại sao bị trào ngược dạ dày buồn nôn?

Thứ hai, axit dịch vị có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản. Lúc này, nếu ho, nấc người bệnh sẽ cảm thấy có mùi khó chịu từ thức ăn và axit, dẫn đến có cảm giác buồn nôn.

Thứ ba, trào ngược dạ dày – thực quản ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Do đó, co thắt dạ dày có thể xuất hiện khiến buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn đã sử dụng.

2. Cách giảm buồn nôn do trào ngược dạ dày

Vậy trào ngược dạ dày buồn nôn người bệnh nên làm gì? Để chữa buồn nôn do trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Như vậy, bạn cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, tiến hành nội soi (nếu cần thiết) và tư vấn phác đồ điều trị trào ngược dạ dày – thực quản. Yumangel gợi ý: Hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và hướng dẫn bệnh nhân uống một số loại thuốc như:

  • Thuốc không kê đơn: thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc chữa lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày, thực quản.
  • Thuốc kê đơn: thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kiểm soát cơn trào ngược.

Một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện chức năng của cơ thắt thực quản trên hoặc dưới để ngăn không cho axit dịch vị, thức ăn trào ngược lên thực quản cũng như hầu, họng, miệng.

Thuốc dạ dày Yumangel giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn trào ngược dạ dày
Thuốc dạ dày Yumangel giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn trào ngược dạ dày

Ngoài điều trị tận gốc trào ngược, bạn có thể áp dụng các cách chữa buồn nôn trào ngược dạ dày dưới đây:

  • Tránh ngửi các mùi khó chịu và khói thuốc: Mùi hôi, khói thuốc là các yếu tố kích thích cơn buồn nôn. Nếu bạn ở trong môi trường có mùi khó chịu, bạn có thể mở cửa sổ cho thông thoáng hoặc di chuyển đến địa điểm khác.
  • Thư giãn hoặc ngủ có thể giúp bạn giải quyết cơn buồn nôn. Bởi vì sự vận động, di chuyển sẽ càng khiến cảm giác buồn nôn tăng lên.
  • Ăn uống nhẹ nhàng: Nếu bạn thường xuyên trào ngược dạ dày bị buồn nôn, bạn nên ăn ít hơn trong các bữa ăn, tránh ăn no, hạn chế đồ ăn nhiều axit, nhiều dầu mỡ.
  • Bạn có thể uống trà gừng, trà bạc hà để xua tan cảm giác buồn nôn.
  • Sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel cũng là 1 cách để giảm triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày bị nôn. Bởi vì, Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày và tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, nên giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày – thực quản.

Yumangel gợi ý: Uống thuốc giảm cân bị trào ngược dạ dày

3. Phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản gây buồn nôn

Một số biện pháp có thể giúp chúng ta phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày thực quản là:

  • Giữ cân nặng ở mức ổn định. Bởi vì béo phì sẽ đẩy dạ dày lên cao, khiến cho axit dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Hút thuốc có thể làm giảm khả năng co thắt của dạ dày, vì thế hãy bỏ thuốc bạn nhé.
Người bị trào ngược nên gối cao đầu hoặc kê cao đầu giường khi ngủ.
Người bị trào ngược nên gối cao đầu hoặc kê cao đầu giường khi ngủ.
  • Kê cao đầu khi ngủ.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, hãy cố nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi nằm.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích thích dạ dày, thực quản như đồ uống có gas, cà phê, rượu bia, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa axit, thực phẩm muối chua…
  • Tránh mặc quần áo bó sát vùng hông, eo, bụng để không tạo áp lực lên dạ dày.

Như vậy, chúng ta đã hiểu tại sao trào ngược dạ dày gây buồn nôn rồi. Nếu bạn còn băn khoăn về chứng trào ngược dạ dày – thực quản buồn nôn hoặc bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến dạ dày, đừng quên gọi hotline miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn nhé.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.