Skip to main content

Người bị trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không?

Sữa chua là thực phẩm quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng rất người băn khoăn không biết trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không? Để có thể làm rõ được vấn đề này, bạn đọc hãy cùng yumangel.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Tác dụng của sữa chua với hệ tiêu hóa

Sữa chua có nhiều công dụng có lợi cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên, điều này thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cá nhân của mỗi người. Dưới đây là một số công dụng chính của sữa chua liên quan đến hệ tiêu hóa:

  1. Cung cấp vi khuẩn probiotic: Sữa chua là một nguồn tốt của các vi khuẩn có lợi, như Lactobacillus và Bifidobacterium. Những vi khuẩn này là probiotic tự nhiên, giúp duy trì cân bằng vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
  2. Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch liên quan mật thiết với nhau. Vi khuẩn probiotic trong sữa chua có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra.
  3. Dễ tiêu hóa: Sữa chua chứa enzym lactase, giúp hỗ trợ tiêu hóa lactose, một loại đường có trong sữa. Nhờ vậy, người bị khó tiêu hóa lactose (đường sữa) cũng có thể tiêu thụ được sữa chua một cách dễ dàng hơn.
  4. Cân bằng vi khuẩn đường ruột: Việc tiêu thụ sữa chua thường xuyên có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng như táo bón hoặc tiêu chảy.
  5. Cung cấp chất dinh dưỡng: Sữa chua giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, kali, magie và vitamin B. Những chất này đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa.
Sữa chua có tác dụng gì với dạ dày
Sữa chua có tác dụng gì với dạ dày

Vậy trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Câu trả lời là hoàn toàn được. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc dấu hiệu bất thường liên quan đến hệ tiêu hóa, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

II. Trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không

Sữa chua là chế phẩm lên men từ sữa bò, sữa dê hoặc một số loại sữa có nguồn gốc thực vật (sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa đậu xanh,…). Sữa chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe ví dụ như kali, canxi, magie, các vitamin B2 và vitamin B12 cùng lợi khuẩn Enterococcus và Lactobacillus tốt cho hệ tiêu hóa.

Theo các chuyên gia, người bị trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể ăn sữa chua. Vì trên thực tế, đây là loại sữa mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho người mắc chứng bệnh này.

Giải đáp trào ngược dạ dày có ăn sữa chua được không
Giải đáp trào ngược dạ dày có ăn sữa chua được không

Yumangel gợi ý:

1. Bổ sung Probiotic chống lại vi khuẩn

Sữa chua có hàm lượng Probiotic dồi dào gồm:

  • Lactobacillus acidophilus
  • Lactobacillus johnsonii
  • Lactobacillus reuteri
  • Lactobacillus casei
  • Bifidobacteria longum
  • Bifidobacteria lactis
  • Lactobacillus gasseri
  • Bifidobacteria bifidum
  • Saccharomyces boulardii
  • Streptococcus thermophilus
  • Enterococcus faecium…

Các loại lợi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm đầy hơi, chướng bụng – các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày.

2. Thành phần acid lactic

Theo các nghiên cứu khoa học, sữa chua có chứa acid lactic – dưỡng chất này khi được dung nạp vào hệ tiêu hóa sẽ bám vào thành dạ dày và tiết ra một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP. Nhờ vậy niêm mạc dạ dày được bảo vệ khỏi các yếu tố gây bệnh.

3. Trung hòa acid dư thừa trong dạ dày

Sữa chua có thuộc tính kiềm giúp trung hòa tốt lượng acid dư thừa trong dạ dày, từ đó người bệnh giảm ợ hơi, ợ nóng và đau rát.

4. Thúc đẩy tiêu hóa thức ăn

Nếu bạn còn phân vân bị trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không? Thì trong sữa chua có rất nhiều các loại Enzym rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các thành phần enzyme tìm thấy trong sữa chua có công dụng thúc đẩy dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Theo các chuyên gia, người bị trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể ăn sữa chua.
Theo các chuyên gia, người bị trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể ăn sữa chua

5. Hỗ trợ làm lành các tổn thương

Các thành phần trong sữa chua như magie, kẽm, selen có vai trò vô cùng quan trọng trên hệ thống miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng. Khi đề kháng được tăng lên hỗ trợ làm lành các tổn thương trên niêm mạc thực quản do axit dịch vị trào ngược gây ra.

6. Nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa

Trong thành phần của sữa chua còn chứa nhiều dưỡng chất khác tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch như: vitamin D, sắt, omega 3.

Có thể thấy, sữa chua mang lại nhiều lợi ích đối với bệnh trào ngược dạ dày nên người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều sữa chua trong 1 ngày để tránh các loại men trong sữa chua tác động xấu đến dạ dày.

II. Nguyên tắc lựa chọn sữa chua cho người bị trào ngược dạ dày

Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa, tuy nhiên không phải loại sữa chua nào cũng phù hợp với người mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản.

Với những người mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày, bạn nên chọn sữa chua dựa trên các tiêu chí sau đây:

1. Lựa chọn sữa chua tách béo và ít đường

Sử dụng sữa chua nhiều chất béo và đường có thể khiến triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng hơn. Do đó người trào ngược nên ưu dùng sản phẩm đã được tách béo, ít đường hoặc không chứa đường. Bên cạnh đó, cũng cần tránh sử dụng sữa chua có hương liệu nhân tạo như cam, dâu, chuối…

Thay vào đó, bạn nên tạo vị hương vị và vị ngọt cho sữa chua bằng cách kết hợp với mật ong, các loại quả, mứt trái cây hoặc các loại hạt.

2. Chú ý hàm lượng lợi khuẩn

Mỗi loại sữa chua đóng hộp sẽ có nồng độ lợi khuẩn (probiotic) trong các loại sữa chua đóng hộp là hoàn toàn khác nhau. Người bệnh trào ngược nên tham khảo bảng thành phần trước khi lựa chọn.

Nguyên tắc chọn sữa chua khi uống đó là dựa vào hàm lượng vi khuẩn
Nguyên tắc chọn sữa chua khi uống đó là dựa vào hàm lượng vi khuẩn

Nên lựa chọn sữa chua chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào như: Bifidobacterium, Lactobacillus acidophilus, Enterococcus faecium,…

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý thêm hàm lượng canxi, chất béo, vitamin D,… của từng sản phẩm sữa chua để dễ lựa chọn được loại sữa chua phù hợp đối với nhu cầu.

3. Tránh dùng sữa chua chứa các chất phụ gia

Để tăng thời gian bảo quản và hương vị cho sữa chua, nhà sản xuất thường thêm vào các chất phụ gia. Tuy nhiên, chất phụ gia có thể làm tăng áp lực lên thực quản và dạ dày, khiến các cơn trào ngược nhiều hơn với mức độ nặng hơn. Vì vậy người bệnh trào ngược nên tránh dùng sữa chua có chứa các chất phụ gia.

Bạn nên lựa chọn sữa chua organic (hữu cơ) để hạn chế tình trạng ợ chua, ợ nóng, trào ngược khi sử dụng đồng thời đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các sản phẩm sữa chua hữu cơ thường có nồng độ khoáng chất cao nên dễ tiêu hóa hơn so với sữa chua thông thường.

4. Ưu tiên dùng sữa chua có nguồn gốc thực vật

So với sữa chua có nguồn gốc từ động vật, sữa chua có nguồn gốc từ thực vật dễ tiêu hóa và ít gây ra các triệu chứng không dung nạp lactose. Sử dụng sữa chua thực vật vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Chính vì về mà người bị trào ngược hoàn toàn có thể ăn được sữa chua.

Bị trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không
Bị trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không

5. Nên chọn sữa chua lên men tự nhiên

Lựa chọn các loại sữa chua được lên men tự nhiên với thành phần gồm các lợi khuẩn sống giúp đem lại hiệu quả tốt hơn với người bị trào ngược dạ dày.

6. Lưu ý hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng sữa chua thường là 15 – 21 ngày nên bạn cần chú ý đến hạn sử dụng. Sữa chua hết hạn thường chứa nhiều độc tố và nấm mốc nên khi sử dụng có thể gây rối loạn tiêu hóa và làm nặng hơn triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

7. Mua sữa chua đã được kiểm định

Chỉ nên mua các sản phẩm sữa chua có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đã được được kiểm định và có bảng thành phần rõ ràng.

Người bị trào ngược nên lựa chọn sữa chua tách béo và ít đường
Người bị trào ngược nên lựa chọn sữa chua tách béo và ít đường

III. Cách ăn sữa chua phù hợp cho người bị trào ngược thực quản

Bên cạnh thói quen ăn sữa chua hàng ngày, bạn có thể kết hợp sữa chua với các nguyên liệu khác để thiểu giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày hiệu quả hơn, cụ thể:

1. Ăn sữa chua kết hợp với tinh bột nghệ

Hoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ giúp bảo vệ và làm lành vết thương trên niêm mạc dạ dày, thực quản, đồng thời giúp kháng khuẩn và chống viêm.

Do đó, bạn nên kết hợp tinh bột nghệ với sữa chua để làm giảm cơn khó chịu do trào ngược gây ra.

  • Cách ăn: Mỗi hộp sữa chua, bạn có thể cho thêm 2 thìa tinh bột nghệ.
  • Lượng: Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 hộp sữa chua như vậy.

2. Cách ăn sữa chua kết hợp với yến mạch

Bột mì có khả năng hút bớt lượng acid dư thừa có trong dạ dày từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, đau rát do trào ngược. Sữa chua trộn với yến mạch được xem là hỗn hợp vô cùng tuyệt vời cho người mắc các chứng trào ngược, rối loạn tiêu hóa.

Với phương pháp kết hợp này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Trộn đều 1 hộp sữa chua cùng với 20g yến mạch để ăn thay cho bữa sáng.
  • Đây sẽ là bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày vừa cung cấp nhiều năng lượng vừa tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản.

3. Phương pháp ăn sữa chua trộn với hoa quả

Một số loại hoa quả phù hợp để trộn cùng sữa chua để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản là: chuối, táo, kiwi, việt quất, dừa, dưa gang, dưa hấu, dâu tây… Cách làm rất đơn giản như sau:

  • Bạn cắt nhỏ hoa quả rồi trộn đều với sữa chua là có thể ăn ngay.
  • Ăn 1 hộp sữa chua hoa quả mỗi ngày sẽ hạn chế tối đa tình trạng ợ hơi, đầy bụng…
Ăn sữa chua kết hợp với tinh bột nghệ
Ăn sữa chua kết hợp với tinh bột nghệ

IV. Người bị trào ngược ăn sữa chua cần lưu ý gì?

Để sữa chua có thể phát huy hết được công dụng trong việc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, trong quá trình sử dụng sản phẩm này, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau đây:

1. Liều lượng

Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và chướng bụng. Do vậy, người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua/ngày, mỗi hộp dao động từ 80 – 100g.

2. Thời điểm ăn

Trào ngược dạ dày có nên uống sữa chua? Sữa chua chứa một lượng nhỏ axit lactic nê nếu ăn khi đói, axit lactic có thể kích thích dạ dày dẫn đến đau và khó chịu ở vùng thượng vị. Vì vậy, thời điểm phù hợp nhất để ăn sữa chua là sau bữa chính khoảng 1 tiếng hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ.

3. Không ăn cùng lúc với kháng sinh

Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng loại bỏ cả vi khuẩn có lợi. Nếu sử dụng cùng lúc cả sữa chua với kháng sinh, toàn bộ lợi khuẩn trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt trước khi di chuyển được đến với tá tràng và đại tràng.

Do đó, người bệnh nên ăn sữa chua sau khi uống kháng sinh khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.

4. Chú ý nguy cơ dị ứng

Một số loại protein trong sữa chua có thể gây dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng. Vì vậy khi ăn sữa chua và thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như phát ban, khó thở, nôn mửa, nổi mề đay thì bạn nên ngừng dùng ngay.

Trong trường hợp triệu chứng có mức độ nặng hoặc kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.

bị trào ngược dạ dày có nên uống probi
Bị trào ngược dạ dày có nên uống probi

5. Kết hợp đa dạng thực phẩm

Nên kết hợp sữa chua với yến mạch, hoa quả, bánh mì, ngũ cốc, các loại hoa quả ít axit (bơ, táo, dưa lưới,…), các loại hạt (hạt chia, hạnh nhân, óc chó). Điều giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho cơ thể.

6. Bảo quản

Nên bảo quản sữa chua ở nhiệt độ thích hợp theo khuyến nghị của nhà sản xuất (thường là trong ngăn mát tủ lạnh với mức nhiệt độ từ 5 – 8 độ C) để các lợi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động bình thường.

Không để sữa chua ở nhiệt độ thường hoặc ngăn đông tủ lạnh. Tuyệt đối không nên hâm nóng sữa chua vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng và lợi khuẩn trong sản phẩm.

7. Một số lưu ý khác

  • Người không nên ăn sữa chua: Người bị viêm tuyến tụy, xơ gan, tiểu đường, xơ cứng động mạch. Người bị hội chứng không dung nạp lactose (trừ một số loại sản phẩm dành riêng cho người mắc hội chứng này).
  • Bệnh nhân bị tiểu đường và mắc các bệnh lý nội khoa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn sữa chua.
  • Không dùng sữa chua với các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích… Vì probiotic có thể liên kết với nitrate kali trong nhóm thực phẩm này dẫn đến tăng nguy cơ loạn sản tế bào (tiền ung thư).
Người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua/ngày, mỗi hộp dao động từ 80 – 100g.

Bên cạnh sử dụng sữa chua và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng có thể uống sản phẩm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.

Với thuốc chữ Y, dòng sản phẩm này có chứa Almagate, giúp trung hòa axit dịch vị dư thừa. Bên cạnh đó, Yumangel còn được bào chế ở dạng hỗn dịch, giúp tạo lớp màng và bảo vệ cho niêm mạc.

Sau khi sử dụng sản phẩm, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng như: Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn,… sẽ thuyên giảm 1 cách rõ rệt.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không? Mặc dù đây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu nhưng bạn cần chú ý không nên quá lạm dụng nhé.

Để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, bạn đừng quên liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800.1125 để được giải đáp.

Xem thêm:

4.2/5 - (4 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.