Bị trào ngược dạ dày khiến bạn phải cẩn thận trong từng bữa ăn. Trái cây – tưởng chừng lành mạnh – đôi khi cũng có thể khiến dạ dày “lên tiếng”. Trong đó, táo là loại trái cây khiến nhiều người đắn đo. Vậy trào ngược dạ dày ăn tá được không? Hãy cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày ăn táo được không?
Người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn táo, bởi táo là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và ít gây kích ứng dạ dày. Trong táo có chứa chất xơ hòa tan pectin, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, từ đó hạn chế triệu chứng trào ngược.
So với các loại trái cây giàu axit như cam, chanh, táo có độ axit thấp hơn, đặc biệt là các loại táo ngọt như táo đỏ, rất phù hợp cho người bị trào ngược. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả, hoặc thử táo nấu chín như táo nướng, táo hấp vì dễ tiêu hóa hơn.
Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa khác nhau, nếu sau khi ăn táo mà xuất hiện cảm giác nóng rát, đầy hơi hoặc triệu chứng trào ngược nặng hơn, nên ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
II. Lợi ích của táo với bệnh nhân trào ngược dạ dày
Như đã chia sẻ, người bị trào ngược dạ dày ăn táo được. Bởi nó đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và hỗ trợ phần nào trong quá trình cải thiện triệu chứng.
1. Giảm kích ứng dạ dày nhờ nồng độ axit thấp
Táo có nồng độ axit thấp hơn các trái cây như cam, chanh, góp phần hạn chế kích thích niêm mạc dạ dày. Điều này giúp táo trở thành lựa chọn phù hợp cho người bị trào ngược, giảm nguy cơ làm nặng thêm triệu chứng nóng rát hoặc khó chịu, nhưng không hoàn toàn loại bỏ các triệu chứng.
2. Hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng trào ngược nhờ hàm lượng pectin cao
Pectin là một loại chất xơ hòa tan trong táo, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp thức ăn được xử lý dễ dàng hơn và có thể giảm triệu chứng khó tiêu. Pectin cũng góp phần làm dịu niêm mạc dạ dày và hấp thụ một phần axit dư thừa, hỗ trợ giảm cảm giác châm chích do trào ngược, nhưng hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
3. Hỗ trợ cân bằng axit dạ dày nhờ tính kiềm
Các khoáng chất kiềm như canxi, magie, kali trong táo giúp trung hòa một phần axit dạ dày, góp phần hạn chế tình trạng tăng tiết axit. Điều này có thể hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng như ợ nóng, nhưng không thay thế được các phương pháp điều trị chính.
4. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày nhờ chất chống oxy hóa
Flavonoid, polyphenol và vitamin C trong táo có khả năng chống oxy hóa, góp phần bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của vi khuẩn hoặc yếu tố gây hại từ môi trường. Những chất này hỗ trợ giảm viêm nhẹ và tăng cường sức khỏe dạ dày, nhưng không phải là giải pháp toàn diện để ngăn ngừa tổn thương.
5. Hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột nhờ polyphenol
Polyphenol trong táo đóng vai trò như prebiotic, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi, góp phần cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy ăn táo đều đặn có thể góp phần tăng vi khuẩn có lợi sau 2 tuần, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên để mang lại kết quả như vậy yêu cầu người bệnh cần có một kế hoạch ăn uống sinh hoạt lành mạnh.
III. Hướng dẫn cách ăn táo đúng cho người bị trào ngược dạ dày
- Chọn táo tươi, không dập nát: Ưu tiên những quả táo có vỏ sáng, nhẵn mịn, màu sắc đồng đều và chín vừa phải. Tránh chọn táo bị bầm tím, dập nát hoặc quá chín, vì dễ gây kích ứng dạ dày.
- Rửa sạch trước khi ăn: Ngâm táo trong nước muối loãng khoảng 10–15 phút và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Ăn lượng vừa phải: Người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn từ 1–2 quả táo mỗi ngày. Ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày phải hoạt động liên tục, làm tăng áp lực và khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn đúng thời điểm: Thời điểm lý tưởng để ăn táo là sau bữa trưa khoảng 30 phút. Tránh ăn táo khi bụng đói, vừa ăn xong bữa chính hoặc vào buổi tối vì có thể gây đầy bụng, ợ hơi hoặc khó chịu.
- Nhai kỹ khi ăn: Thịt và vỏ táo khá dai và cứng, nếu không nhai kỹ dễ khiến dạ dày phải co bóp mạnh, gây trào ngược hoặc khó tiêu. Hãy ăn chậm và nhai kỹ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Không ăn hạt táo: Hạt táo có chứa chất độc xyanua. Nếu nhai hoặc nuốt phải hạt, đặc biệt là với số lượng nhiều, có thể gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn hạt trước khi ăn.
IV. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là thông tin giải đáp của chúng tôi cho những thắc mắc khi ăn táo của người bệnh trào ngược dạ dày:
1. Trào ngược dạ dày có được ăn táo tàu không?
Táo tàu có hàm lượng chất xơ lớn nên khi ăn có thể gây kích thích dạ và cảm giác khó chịu trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, phần vỏ của quả táo tàu cứng và sắc nên khi đi vào dạ dày có thể làm nặng hơn tình trạng loét gây đau.
2. Trào ngược dạ dày có nên ăn táo xanh không?
Táo xanh có hàm lượng acid tự nhiên cao hơn táo chín nên nếu ăn có thể gây kích thích dạ dày làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy, khi bị trào ngược bạn nên ăn táo chín tha vì sử dụng táo xanh.
3. Trào ngược dạ dày có ăn táo đỏ khô không?
Táo đỏ khô được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y điều trị chứng viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong táo đỏ khô giúp làm giảm lượng acid ở dạ dày, làm dịu đi các triệu chứng của bệnh trào ngược, viêm loét và ngừa rối loạn tiêu hóa.
Do đó, người bị trào ngược có thể sử dụng táo đỏ khô để chế biến thành một số món ăn bổ dưỡng như: cháo nếp táo đỏ, canh táo đỏ và cỏ nhọ nồi, chè táo đỏ hạt sen, nước táo đỏ long nhãn, trà táo đỏ mật ong, canh táo đỏ ngân nhĩ…
Lời kết: Tóm lại, người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn táo, nhưng cần lưu ý chọn loại táo phù hợp và ăn với lượng vừa phải, tránh lạm dụng. Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...