Bị thủng dạ dày có nguy hiểm không? Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, thủng dạ dày là tình trạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm cần được phẫu thuật ngay. Nếu không được điều trị kịp thời, thủng dạ dày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng ổ bụng, hoại tử dạ dày, ung thư dạ dày và gây tử vong.
Mục lục
I. Thủng dạ dày có nguy hiểm không?
Thủng dạ dày còn được gọi là dạ dày bị vỡ, xảy ra khi thành dạ dày xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng. Thủng dạ dày có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là do viêm loét dạ dày mãn tính. Tình trạng này cũng có thể do lạm dụng thuốc chống viêm không steroid, chấn thương, nuốt phải vật thể lạ hoặc các bệnh lý khác gây nên.
Nếu bị thủng dạ dày, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau: đau bụng hoặc chuột rút nghiêm trọng; đầy hơi hoặc bụng sưng lên; sốt hoặc ớn lạnh; buồn nôn và nôn mửa; đau hoặc nhạy cảm khi chạm vào bụng.
Khi được chẩn đoán thủng dạ dày, rất nhiều bệnh nhân đều có chung thắc mắc bị thủng dạ dày có nguy hiểm không. Dưới đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc này:
1. Mức độ nguy hiểm
Thủng dạ dày là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm cần được cấp cứu và điều trị y tế ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, thủng dạ dày có thể đe dọa tính mạng người bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Biến chứng nặng
Thành dạ dày bị xuyên thủng khiến thức ăn và dịch vụ bên trong dạ dày tràn ra cả ổ bụng, gây kích thích và nhiễm trùng các mô xung quanh. Khi bị thủng dạ dày, người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau dạ dày dữ dội và nghiêm trọng kèm theo sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, bụng căng cứng, sốc, suy tạng…
Các biến chứng nặng do thủng dạ dày có thể bao gồm:
– Nhiễm trùng ổ bụng: Biến chứng phổ biến nhất của thủng dạ dày là nhiễm trùng. Nhiễm trùng ổ bụng được gọi là viêm phúc mạc (màng bao quanh các cơ quan trong bụng) hoặc áp xe bụng.
Nhiễm trùng ổ bụng có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, sốt cao, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng ổ bụng có thể gây ra nhiễm trùng máu (vi khuẩn lọt vào máu và lan khắp cơ thể), áp xe ổ bụng (tích tụ mủ trong ổ bụng), suy tạng (suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận, gan…).
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, nhiễm trùng cũng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua đường máu gây nhiễm trùng huyết. Điều này có thể gây nhiễm trùng toàn thân, đây là tình trạng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
– Ung thư dạ dày: Thủng dạ dày cũng có thể là một triệu chứng của ung thư dạ dày hoặc là một nguyên nhân nào đó gây ung thư dạ dày. Loại ung thư này phát triển từ các tế bào của niêm mạc dạ dày.
Khi xảy ra biến chứng ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: đau dạ dày, nôn máu, táo bón, ăn kém, tiêu chảy, giảm cân, khó nuốt. Đáng nói, ung thư dạ dày có thể di căn sang nhiều cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, xương, não. Hậu quả là gây ra các các biến chứng nguy hiểm như chảy máu, nhiễm trùng, suy tạng đe dọa tính mạng người bệnh.
– Hoại tử dạ dày: Thủng dạ dày gây chảy máu, tình trạng này khiến dạ dày bị chết một phần hoặc toàn bộ, gây ra các triệu chứng như nôn máu, mất máu, đau dạ dày nặng, sốc. Các biến chứng nguy hiểm của hoại tử dạ dày gồm: nhiễm trùng, viêm phúc mạc, suy tạng, nhiễm trùng máu.
3. Khả năng phục hồi của thủng dạ dày
Người bị thủng dạ dày có cơ hội hồi phục hoàn toàn khi được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng. Quá trình phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật thủng dạ dày có thể mất vài tuần. Nhiều người điều trị thành công sẽ phục hồi hoàn toàn.
Phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để giảm tác động của thủng dạ dày lên hệ thống tiêu hóa. Chẩn đoán ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến tử vong. Thủng dạ dày là một tình trạng đe dọa đến tính mạng, đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh chóng và điều trị bằng phẫu thuật để tránh cho vết thủng ngày càng nghiêm trọng hoặc các chất dịch dạ dày rò rỉ vào trong khoang bụng gây viêm.
Sự thành công của điều trị bằng phẫu thuật thủng dạ dày phụ thuộc vào các điều kiện sau:
– Mức độ nghiêm trọng của lỗ thủng: Tình trạng thủng dạ dày càng ít nghiêm trọng thì khả năng thành công càng cao.
– Thời gian thủng đã kéo dài bao lâu. Một lỗ thủng đường tiêu hóa đã tồn tại trong một thời gian dài có thể khó xử lý hơn.
– Có các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn: Các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác như hen suyễn có thể khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật mở thông đại tràng. Quy trình này bao gồm việc kết nối đại tràng với thành bụng, để các chất chứa trong đó chảy ra khỏi bụng vào một túi. Với phẫu thuật mở thông hồi tràng, phần cuối của ruột non thay vào đó được kết nối với thành bụng.
Trong cả hai trường hợp, ruột sẽ được làm rỗng qua một lỗ (stoma) được tạo ra trong bụng của bạn. Điều này giúp các phần khác của đường tiêu hóa có nhiều thời gian hơn để chữa lành. Lỗ thủng sau đó có thể được sửa chữa thông qua phẫu thuật.
Sau phẫu thuật thủng dạ dày, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng một số loại thuốc kháng sinh. Chúng sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể bỏ qua phẫu thuật và chỉ kê đơn thuốc kháng sinh nếu lỗ thủng đã tự đóng lại.
4. Tác động lâu dài của thủng dạ dày với sức khỏe
Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân thủng dạ dày. Nhưng sau khi mổ thủng dạ dày, người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng sớm ngay sau mổ hoặc muộn hơn.
Các biến chứng sớm của mổ thủng dạ dày gồm:
– Chảy máu sau mổ thủng dạ dày: Biến chứng này xảy ra rất phổ biến trong 24 giờ sau mổ. Bệnh nhân có thể bị chảy máu tại vị trí miệng nối, vết mổ, thậm chí là trong ổ bụng.
– Tắc miệng nối: Biến chứng này có thể xảy ra do kỹ thuật khâu không đảm bảo khiến các quai, miệng nối bị thu hẹp dẫn đến tắc miệng nối.
– Rò rỉ miệng nối: Kỹ thuật khâu miệng nối không kín là nguyên nhân chính dẫn đến rò rỉ miệng nối sau mổ thủng dạ dày.
Các biến chứng và tác động lâu dài tới sức khỏe người bệnh sau mổ thủng dạ dày muộn có thể xảy ra ngay tại vị trí mổ hoặc toàn thân. Cụ thể gồm:
– Biến chứng tại chỗ: bục miệng nối, viêm miệng nối, rò rỉ vết khâu với các triệu chứng điển hình gồm bụng tăng dần, sốt, đau…
– Biến chứng toàn thân: thiếu dinh dưỡng, rối loạn hấp thu, thiếu máu. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng sau mổ thủng dạ dày.
II. Thủng dạ dày có chết không?
Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có thể bị viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng và tử vong.
Thủng dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nên cần được phẫu thuật cấp cứu sớm ngay khi có dấu hiệu và được chẩn đoán bị thủng dạ dày. Phẫu thuật càng sớm thì cơ hội sống sót càng cao và tỷ lệ tử vong càng thấp.
Dưới đây là một số báo cáo về tỷ lệ tỷ vong ở bệnh nhân thủng dạ dày:
– Nếu bệnh nhân được mổ trước 12h tỷ lệ tử vong khoảng 0-0,5%; sau 12h là 15%, và nếu muộn hơn 24h ở những bệnh nhân già yếu thì tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
– Báo cáo bao gồm 101 trường hợp thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán bằng phẫu thuật trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 10 năm 2020. Trong nhóm này, tỷ lệ tử vong chung là 29,7%. Phần lớn những bệnh nhân này là nam. Khoảng 70,3% là trẻ sơ sinh sinh non và 61,4% là trẻ sơ sinh nhẹ cân.
– Loét dạ dày thủng có nguy cơ tử vong cao gấp 2-3 lần và nguy cơ sau phẫu thuật cao gấp 4 lần so với loét tá tràng. Nghiên cứu cũng cho thấy, các vết thủng ở đường tiêu hóa trên luôn gây tử vong, với tỷ lệ tử vong dao động từ 40 -60%.
– Một báo cáo khác cho thấy, loét dạ dày tá tràng thủng là một tình trạng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong được báo cáo chung là 5–25%, tăng lên tới 50% theo tuổi. Chảy máu loét dạ dày tá tràng vẫn có tỷ lệ tử vong ngắn hạn lên tới 10%.
– Theo nghiên cứu dựa trên việc thu thập dữ liệu theo triển vọng, tất cả bệnh nhân bị thủng loét dạ dày tá tràng được điều trị tại Khoa Phẫu thuật của Đại học Heinrich-Heine ở Dusseldorf, Đức, đã được ghi nhận từ năm 1986 đến năm 1995. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong một tháng ở mức 9,1%; tỷ lệ tử vong 1 năm là khoảng 20,2%; và tỷ lệ tử vong 5 năm là 32,3%.
III. Thủng dạ dày sống được bao lâu?
Một số báo cáo cho thấy, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân thủng dạ dày là khoảng 50- 70%. Nguy cơ tử vong có thể tăng lên nếu việc điều trị bị trì hoãn lâu hơn. Cơ hội phục hồi có thể cải thiện nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.
Các nghiên cứu khác cho thấy, trong trường hợp thủng dạ dày đơn độc ở bệnh nhân khỏe mạnh, tỷ lệ sống sót có thể cao hơn, khoảng 75- 87,5%. Vậy sau điều trị, bệnh nhân thủng dạ dày có thể sống được bao lâu?
Theo các chuyên gia sức khỏe, hiện các nghiên cứu về thời gian sống sót của bệnh nhân thủng dạ dày vẫn chưa rõ ràng. Nhưng có thể tiên lượng lâu dài của thủng loét dạ dày là kém, nhất là ở những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý đi kèm hoặc xảy ra các biến chứng sau can thiệp.
Tóm lại, thủng dạ dày có nguy hiểm không? Thủng dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Không nên cố gắng chăm sóc tình trạng này tại nhà để tránh gây biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh.
Với các kỹ thuật phẫu thuật và thuốc men hiện nay, nhiều người bệnh đã hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị. Điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu của thủng dạ dày và các yếu tố nguy cơ chủ động chăm sóc sức khỏe của mình và cải thiện cơ hội điều trị thành công.
Bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng thủng dạ dày nhưng vẫn có thể giảm nguy cơ nếu bạn: điều trị triệt để viêm loét dạ dày; không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá; ăn uống lành mạnh với đủ chất xơ, có thể ngăn ngừa táo bón và giúp tiêu hóa diễn ra suôn sẻ; thăm khám sức khỏe định kỳ…
Chúng ta có thể bị thủng dạ dày nhiều lần, nhưng điều này không phổ biến. Hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm soát tình trạng sức khỏe và giúp giảm nguy cơ thủng đường tiêu hóa trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9736004/#:~:text=Perforated%20gastric%20ulcers%20come%20with,to%2060%25%20%5B3%5D.
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8155276/#:~:text=This%20report%20included%20101%20cases,low%2Dbirth%2Dweight%20neonates.
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3225863/#:~:text=Perforated%20peptic%20ulcer%20is%20a,age%20%5B4%2D6%5D.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18172710/
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/thung-o-loet-da-day-ta-trang-bien-chung-nguy-hiem-cua-viem-loet-da-day-ta-trang-vi#:~:text=2.3%20Ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B%20th%E1%BB%A7ng%20%E1%BB%95%20lo%C3%A9t%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0y&text=N%E1%BA%BFu%20b%E1%BB%87nh%20nh%C3%A2n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20m%E1%BB%95,t%E1%BB%AD%20vong%20l%C3%AAn%20%C4%91%E1%BA%BFn%2030%25.
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-sau-mo-thung-da-day-va-cach-phong-ngua.html
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-thung-da-day-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao.html
https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thung-da-day-132.html