Skip to main content

Siêu âm có phát hiện đau dạ dày không?

Siêu âm có phát hiện đau dạ dày không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, siêu âm dạ dày giúp phát hiện những bất ổn ở vùng bụng và dạ dày nhưng đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhất để chẩn đoán đau dạ dày. Cùng Yumangel tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu về phương pháp siêu âm dạ dày

Siêu âm dạ dày (siêu âm bao tử) là phương pháp sử dụng máy siêu âm để chẩn đoán các vấn đề bên trong dạ dày và các điểm bất thường trong vùng bụng, đường tiêu hóa. Ngoài ra, kỹ thuật này còn hỗ trợ tầm soát ung thư dạ dày.

Khi tiến hành siêu âm dạ dày, các bác sĩ sẽ bôi một lượng gel trong lên vùng cơ thể cần siêu âm. Sau đó dùng một đầu dò di chuyển xung quanh khu vực vùng thượng vị, hình ảnh siêu âm sẽ được chuyển trực tiếp lên màn hình. 

Sau khi siêu âm dạ dày, bác sĩ có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ tiến triển của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Siêu âm dạ dày được bác sĩ chỉ định thực hiện khi bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng bụng, cơn đau bất thường, kéo dài nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân; ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng, có biểu hiện ợ chua ợ hơi, nôn ói, nôn ra máu…

Siêu âm dạ dày giúp chẩn đoán các vấn đề bên trong dạ dày và các điểm bất thường trong vùng bụng, đường tiêu hóa.

II. Siêu âm có phát hiện đau dạ dày không?

Tỷ lệ người bị đau dạ dày tại Việt Nam ngày càng tăng cao, phổ biến ở nhiều lứa tuổi và có xu hướng trẻ hoá. Khi thăm khám đau dạ dày, một trong các câu hỏi người bệnh thắc mắc nhiều nhất đó là: siêu âm có phát hiện đau dạ dày không?

Theo các bác sĩ, khi bệnh nhân có các biểu hiện bất thường về dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng siêu âm để phát hiện những bất ổn ở vùng bụng và dạ dày. Tuy nhiên, siêu âm chưa phải là phương pháp tối ưu nhất để chẩn đoán bệnh đau dạ dày.  

Để xác định rõ và chính xác hơn về tình trạng bệnh đau dạ dày thì người bệnh cần nội soi dạ dày và thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác như chụp X quang bụng hoặc chụp CT, cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở…

Lý do siêu âm chưa phải là phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày tối ưu nhất là do:

  • Với hình ảnh siêu âm thu được, các bác sĩ không thể quan sát được trực tiếp niêm mạc dạ dày và lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành thí nghiệm. 
  • Mặt khác, siêu âm cũng khó quan sát tất cả các vùng của dạ dày. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc người bệnh có cân nặng lớn thì các mô mỡ gây cản trở nhiều, siêu âm dạ dày khó xác định chính xác mức độ tổn thương.
Siêu âm dạ dày giúp phát hiện những bất ổn ở vùng bụng và dạ dày nhưng đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhất để chẩn đoán bệnh đau dạ dày.

III. Quy trình siêu âm chẩn đoán đau dạ dày 

Quy trình siêu âm chẩn đoán đau dạ dày gồm các bước chuẩn bị, thực hiện và lấy kết quả. Cụ thể từng bước như sau:

1. Chuẩn bị

Trước khi thực hiện siêu âm dạ dày chẩn đoán đau dạ dày, bệnh nhân cần thực hiện các hướng dẫn sau của nhân viên y tế:

  • Nhịn ăn ít nhất từ 6-8 tiếng để quan sát bên trong dạ dày rõ hơn. 
  • Uống thật nhiều nước để bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được bên trong dạ dày. Nên uống nước lọc, tránh uống nước có gas hoặc có màu vì sẽ gây cản trở việc quan sát hình ảnh siêu âm.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái để quá trình siêu âm dạ dày diễn ra thuận lợi.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh hơn, gây đau dạ dày.
Người bệnh nên uống thật nhiều nước để bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được bên trong dạ dày.

2. Thực hiện

Quá trình siêu âm dạ dày diễn ra rất nhanh chóng và không gây đau nên người bệnh có thể yên tâm thực hiện: 

  • Bệnh nhân vén áo lên để chừa phần bụng ra.
  • Bác sĩ thoa lớp gel lên bụng của người bệnh.
  • Bác sĩ di chuyển nhẹ nhàng đầu dò của máy siêu âm trên vùng bụng của người bệnh. Hình ảnh ở vùng bụng sẽ được ghi lại trên máy tính.

Toàn bộ quy trình siêu âm dạ dày diễn ra trong khoảng 3-5 phút. Sau khi kết thúc siêu âm, người bệnh ra ngoài ngồi chờ kết quả. Vì đây là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng, không xâm lấn và không đau nên người bệnh có thể ra về ngay.

Bác sĩ di chuyển nhẹ nhàng đầu dò của máy siêu âm trên vùng bụng của người bệnh.

3. Nhận kết quả

Kết quả siêu âm dạ dày thường được trả về trong ngày. Người bệnh sau khi lấy kết quả sẽ quay trở gặp bác sĩ chuyên môn để đọc kết quả siêu âm, chẩn đoán bệnh và thực hiện các xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Người bệnh sau khi lấy kết quả sẽ quay trở gặp bác sĩ chuyên môn để đọc kết quả siêu âm dạ dày.

IV. Các phương pháp chẩn đoán đau dạ dày khác ngoài siêu âm 

Để có kết quả chẩn đoán bệnh đau dạ dày chính xác, bên cạnh siêu âm, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày, chụp X- quang và kiểm tra máu. Cụ thể:

1. Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là kỹ thuật hiện đại, được dùng phổ biến trong chẩn đoán đau dạ dày nói riêng và các bệnh lý dạ dày nói chung. 

Ưu điểm của phương pháp này là khá an toàn, nhanh chóng, đặc bác sĩ có thể quan sát trực tiếp và rõ ràng các cơ quan bên trong cơ thể thông qua hình ảnh thu được từ camera gắn ở đầu ống nội soi. Từ đó có thể đưa ra kết quả chính xác nhất tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bên cạnh đó, kỹ thuật nội soi dạ dày còn cho phép bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm khi có nghi ngờ bất thường trong lớp niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên, dù ít xảy ra nhưng thủ thuật nội soi dạ cùng tồn tại một số hạn chế như: có thể gây ra tình trạng rách thực quản, đau họng, trào ngược dạ dày, chảy máu, những biến chứng của việc dùng thuốc mê, gây viêm loét dạ dày…

Nội soi dạ dày

2. Chụp X quang

Thông qua hình ảnh thu được từ chụp X quang, các bác sĩ sẽ phát hiện được các vết loét, các dị tật và những dấu hiệu bất thường diễn ra trong dạ dày.

Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp chụp X quang không cao như khi nội soi, dạ dày. Do đó, phương pháp chẩn đoán dạ dày này cũng ít được thực hiện hơn.

Chụp X quang dạ dày

3. Kiểm tra máu

Đau dạ dày có thể sẽ dẫn đến thiếu máu, do đó kiểm tra máu là một trong các phương pháp dùng để phát hiện bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, đây là bước hóa nghiệm cơ bản, tính chính xác trong việc chẩn đoán có nhiều sai sót dô vậy cần phải kết hợp với những kỹ thuật khác.

Kiểm tra máu giúp chẩn đoán đau dạ dày

4. Một số phương pháp khác

Ngoài các phương pháp chẩn đoán đau dạ dày ở trên, nếu nghi ngờ bị đau dạ do vi khuẩn Hp, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán khác như xét nghiệm phân, test hơi thở, phân tích dịch vị dạ dày…

Test hơi thở

V. Giải đáp thắc mắc khác về siêu âm chẩn đoán đau dạ dày

Khi siêu âm chẩn đoán đau dạ dày, người bệnh có một số thắc mắc cần giải đáp. Và dưới đây là giải đáp của chúng tôi để giúp bệnh nhân yên tâm thực hiện:

1. Siêu âm dạ dày có đau không?

Siêu âm dạ dày là phương pháp không xâm lấn nên không đau. Khi thực hiện, bác sĩ bẽ thoa gel lên bụng bệnh nhân và thực hiện di chuyển đầu dò xung quanh vùng bụng.

2. Trước khi đi siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không?

Như chúng tôi đã thông tin ở trên, trước khi thực hiện nội soi dạ dày chẩn đoán đau dạ dày, người bệnh cần nhịn ăn từ khoảng 6-8 tiếng. Điều này giúp hình ảnh siêu âm dạ dày được rõ nét nhất, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.

3. Siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?

Phương pháp siêu âm dạ dày cũng có thể chẩn đoán và tầm soát ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp tầm soát ung thư dạ dày tối ưu nhất. 

Để chẩn đoán và phát hiện ung thư dạ dày, ngoài siêu âm dạ dày, bệnh nhân cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT cắt lớp, nội soi dạ dày, chụp X-quang,…

4. Siêu âm dạ dày hết bao nhiêu tiền?

Chi phí siêu âm dạ dày chẩn đoán đau dạ thường không quá cao, dao động dao động từ 50.000 đến 300.000 VNĐ tùy từng bệnh viện, cơ sở y tế. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Như vậy, thắc mắc siêu âm có phát hiện đau dạ dày không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên. Bên cạnh phương pháp siêu âm dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày, chụp X- quang hay kiểm tra máu để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh đau dạ dày. 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.