Skip to main content

Góc giải đáp: Đau dạ dày có bị đi ngoài không?

Đau dạ dày có bị đi ngoài không? Không chỉ buồn nôn, nóng rát thượng vị, đầy hơi và chướng bụng, người bị đau dạ dày còn có thể bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng. Nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng của dạ dày gây rối loạn nhu động ruột. Cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. Đau dạ dày có bị đi ngoài không?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc cũng có thể không bị tổn thương mà chỉ là do rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày. 

Điều này gây ra các cơn đau âm ỉ, tức hoặc nóng rát vùng thượng vị. Trong nhiều trường hợp, cơn đau dạ dày kéo dài và dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Đau dạ dày thường đi kèm với triệu chứng như: trào ngược thực quản, nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, đầy bụng, chán ăn… Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đau dạ dày còn kèm theo chứng đi ngoài và tiêu chảy. 

Nguyên nhân gây triệu chứng đi ngoài và tiêu chảy ở người bị đau dạ dày là do dạ dày dày bị tổn thương khiến chức năng tiêu hoá bị suy giảm. Thức ăn sau khi đi vào cơ thể không được tiêu hóa hoàn toàn có thể gây áp lực lên ruột non và ruột già. Hậu quả gây rối loạn nhu động ruột và dẫn đến chứng đi ngoài, tiêu chảy.

Một số bệnh nhân bị đau dạ dày còn kèm theo chứng đi ngoài và tiêu chảy.

II. Cách nhận biết đi ngoài do đau dạ dày

Triệu chứng đi ngoài do đau dạ dày có đặc điểm nhận biết như sau:

  • Cơn đau dạ dày thường khởi phát khi bụng đói (chủ yếu là sáng sớm) và sau ăn.
  • Bệnh nhân đi ngoài phân lỏng kèm đau bụng, tần suất 1-2 lần/ngày, tối đa 5 lần/ngày.
  • Phân lỏng và có mùi hôi khó chịu nhưng không có chất nhầy. 
  • Một số triệu chứng khác có thể kèm theo gồm: nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa…
Bệnh nhân đi ngoài phân lỏng kèm đau bụng, tần suất 1-2 lần/ngày, tối đa 5 lần/ngày.

Dấu hiệu đi ngoài do đau dạ dày dễ bị nhầm lẫn với đi ngoài do rối loạn tiêu hoá. Để phân biệt rõ ràng hơn, hãy đến với phần nội dung tiếp theo nhé.

III. Phân biệt đi ngoài do đau dạ dày và rối loạn tiêu hoá 

Đi ngoài phân lỏng là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Do đó, trước khi tư vấn điều trị, cần phân biệt chứng đi ngoài do đau dạ dày và đi ngoài do rối loạn tiêu hóa.

Đặc điểm Đi ngoài do đau dạ dày Đi ngoài do rối loạn tiêu hoá
Tần suất Trung bình từ 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, tần suất có thể dao động từ 3 – 5 lần. Thường đi hơn 5 lần/ ngày
Vị trí  Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) Đau vùng bụng dưới rốn
Thời điểm Thường đi sau khi ăn khoảng 60 phút Đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày
Đặc điểm phân Phân lỏng, có mùi hôi nhưng không có chất nhầy Phân lỏng và nhiều nước, có máu tươi hoặc chất nhầy kèm theo
Đi ngoài do đau dạ dày bệnh nhân bị đau ở vùng thượng vị

IV. Đau dạ dày bị đi ngoài có nguy hiểm không?

Khác với đi ngoài do rối loạn tiêu hóa, đi ngoài do đau dạ dày hoặc các vấn đề ở dạ dày thường có xu hướng kéo dài mãn tính và tái phát nhiều lần. Nếu bệnh nhân không thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như sau:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Tình trạng đi ngoài phân lỏng kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân thường kém tập trung, cơ thể mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc.
  • Suy nhược cơ thể: Hoạt động tiêu hóa của dạ dày kém làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ suy nhược và giảm cân ở người bệnh. Khi cơ thể bị mệt mỏi và suy nhược thì các triệu chứng của đau dạ dày có xu hướng bùng phát dữ dội hơn.
  • Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa: Đi ngoài quá nhiều lần và liên tục gây kích thích lên niêm mạc ruột kết và có thể làm vỡ tĩnh mạch.
  • Tăng nguy mắc bệnh trĩ: Đi ngoài do đau dạ dày kéo dài cũng có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Đau dạ dày kèm đi ngoài nếu để kéo dài có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá

Khi có dấu hiệu bị đau dạ dày kèm đi ngoài, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ điều trị phù hợp. Tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và các biến chứng nguy hiểm.

V. Đau dạ dày bị đi ngoài khi nào cần đi khám? 

Trong một số trường hợp, đau dạ dày bị đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm là xuất huyết tiêu hoá và ung thư dạ dày. Vì vậy người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Đi ngoài hơn 3 lần/ ngày.
  • Phân có lẫn máu hoặc có màu đen.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục. 
  • Nôn mửa ra dịch có màu cà phê hoặc máu.
  • Sụt cân bất thường.
  • Người mệt mỏi, yếu đột ngột.
Người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi bị đi ngoài hơn 3 lần/ ngày, phân có lẫn máu hoặc có màu đen.

VI. Cách điều trị đau dạ dày bị đi ngoài hiệu quả – an toàn 

Bệnh nhân bị đau dạ dày kèm tiêu chảy nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán theo hướng dẫn. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và đề ra phác đồ điều trị phù hợp. 

1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Đau dạ dày kèm đi ngoài có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison. Do đó, người bệnh cần điều trị nguyên nhân bệnh lý để nâng cao chức năng tiêu hóa của dạ dày đồng thời cải thiện triệu chứng tiêu chảy và đi ngoài phân lỏng.

Căn cứ vào nguyên nhân cụ thể, mức độ bệnh lý và khả năng đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong các phương pháp điều trị sau:

  • Điều trị viêm loét dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược thực quản: Dùng thuốc trung hòa dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế Choline, thuốc ức chế bài tiết axit dạ dày, thuốc chống co thắt…
  • Trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp: Bác sĩ chỉ định kháng sinh đồ với một số loại kháng sinh như: Tinidazole, Metronidazole, Amoxicillin, Clarithromycin…
  • Trường hợp đau dạ dày kèm đi ngoài do hội chứng Zollinger-Ellison: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ u gastrin ở tuyến tụy.
  • Trường hợp đau dạ dày kém đi ngoài do trào ngược dạ dày thực quản: Bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng Dopamin để kích thích nhu động ruột, rút ngắn thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày.
  • Trường hợp đau dạ dày kèm đi ngoài do hội chứng ruột kích thích: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc kháng Dopamin, thuốc kháng cholinergic cho bệnh nhân. 
Điều trị bệnh lý nguyên nhân theo tư vấn của bác sĩ

2. Dùng thuốc điều trị tiêu chảy

Trường hợp tình trạng đi ngoài và tiêu chảy xuất hiện liên tục và không thuyên giảm khi đã điều trị bằng các thuốc trên, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy và điều hoà hoạt động tiêu hoá.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ được dùng thuốc cầm tiêu chảy khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua dùng. 

Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy và điều hoà hoạt động tiêu hoá.

3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh việc tuân thủ áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống để kiểm soát tốt hơn triệu chứng đau dạ dày bị đi ngoài. Cụ thể:

  • Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, các loại trái cây mềm trứng, ngũ cốc, cá… để giảm áp lực lên đường ruột và dạ dày.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp điều hòa nhu động ruột và trung hòa dịch vị dạ dày.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ă 3 bữa chính với lượng thức ăn lớn.
  • Nên ăn bữa tối trước 20 giờ giúp ổn định chức năng, hoạt động của đường ruột và dạ dày.
  • Loại bỏ các thói quen ăn uống không tốt như: ăn khuya, bỏ bữa, ăn uống thất thường…
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm, thức uống không lành mạnh như: đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh, cà phê, trà đặc, các loại rượu bia…
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp; tránh làm việc quá sức, tránh thức khuya, tránh lo âu và căng thẳng thần kinh.
  • Duy trì thói quen vận động và luyện tập thể dục khoảng 15 – 30 phút/ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bệnh nhân xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát triệu chứng đau dạ dày bị đi ngoài.

Như vậy đáp án cho câu hỏi đau dạ dày có bị đi ngoài không là có. Bên cạnh các triệu chứng thông thường như khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, đau dạ dày kèm đi  ngoài là một cảnh báo đáng lưu ý về sức khỏe. 

Tuy nhiên, tình trạng đau dạ dày kèm đi ngoài có thể được khắc phục sau khi điều trị bệnh lý nguyên nhân kết hợp thay đổi một số thói quen ăn uống và sinh hoạt. Điều quan trọng là người bệnh cần thăm khám ngay khi phát hiện bị đau dạ dày kèm tiêu chảy để tránh bệnh trở nặng gây biến chứng nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.