Rối loạn tiêu hóa ở người lớn do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh sẽ giúp bạn biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Mục lục
I – Nguyên nhân bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn là tình trạng các cơ vòng tiêu hóa co thắt bất thường làm thay rối loạn đại tiện (tiêu chảy hoặc táo bón), đầy hơi, đau bụng, buồn nôn cùng nhiều triệu chứng khác.
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu kéo dài và thường xuyên xuất hiện sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và cả tinh thần của người bệnh.
Để có thể tìm ra cách điều trị bệnh hiệu quả, trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn:
– Do ăn uống không khoa học: Cụ thể là ăn đồ ăn cũ để quá lâu ở trong tủ lạnh; ăn đồ ăn ngoài đường phố không đảm bảo vệ sinh; đồ ăn tái sống; thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ; tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, nước có ga, các chất kích thích; vừa ăn vừa làm; ăn quá no, quá nhanh; bỏ bữa…
– Do sinh hoạt thiếu lành mạnh: Thường xuyên áp lực trong công việc, cuộc sống gây căng thẳng, stress; thức khuya ngủ muộn; ngủ không đủ giấc…
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
– Do dùng nhiều thuốc kháng sinh, kháng viêm: Việc uống thuốc kháng sinh không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn vô tình tiêu diệt đáng kể các vi khuẩn có lợi ở trong đường ruột.
Nếu tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bị mất đi (85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn) thì hệ tiêu hóa chắc chắn sẽ không thể hoạt động suôn sẻ.
– Do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn như: viêm dạ dày, viêm đại tràng co thắt hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, tá tràng; dị ứng hoặc không dung nạp đường lactose gluten…
II – Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn thường gặp gồm:
– Táo bón hoặc tiêu chảy: Nếu bị nặng phân có thể lẫn máu hoặc chất nhầy.
– Nôn nhiều, buồn nôn.
– Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn.
Người bị rối loạn tiêu hóa có triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
– Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
– Ợ hơi, ợ nóng.
– Đắng miệng.
– Chán ăn.
– Sốt.
– Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
III – Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Người lớn khi có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài không nên chủ quan mà nên đi thăm khám ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở người lớn:
– Chế độ ăn uống: Thức ăn cần phải được nấu chín kỹ, chế biến sạch sẽ; tránh bỏ bữa, nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Không nên ăn các thức ăn đã cũ quá lâu hoặc ôi thiu; đồ ăn quá chua, quá cay nóng, quá nhiều mỡ hoặc đạm hoặc mỡ, bia rượu, chất kích thích. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ để bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
Để loại bỏ rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Sử dụng thuốc: Trước khi sử dụng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho người lớn, người bệnh cần được thăm khám và có sự đồng ý của bác sĩ. Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa.
– Điều trị tại bệnh viện: Chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn ở bệnh viện khi bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa nặng và trong thời gian dài với các triệu chứng như: bị mất nước do nôn, tiêu chảy; sốt cao; mất máu do đi ngoài ra máu…
IV – Cách phòng ngừa bị rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho người lớn và một số vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa, điều quan trọng nhất là bạn cần xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học. Cụ thể là:
– Chế độ ăn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất béo, đạm, đường, vitamin và khoáng chất.
– Nên ăn chín uống sôi.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm gây tiêu chảy hay kích thích hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống khoa học kết hợp sinh hoạt lành mạnh là giải pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở người lớn hiệu quả.
– Đối với người thường xuyên bị táo bón, nên bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ vào chế độ ăn để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể diễn ra thuận lợi.
– Hạn chế hoặc tốt nhất là kiêng dùng các loại đồ uống có chứa cồn.
– Hình thành thói quen đại tiện 1 lần vào cùng một thời điểm trong ngày.
– Tập luyện thể dục thể thao kết hợp bổ sung vitamin và khoáng chất giúp nâng cao đề kháng.
– Bổ sung lợi khuẩn hoặc men vi sinh tốt cho đường ruột.
So với trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa ở người lớn dễ điều trị và ít tái lại hơn. Điều quan trọng khi bị rối loạn tiêu hóa là bạn cần lắng nghe cơ thể mình để lựa chọn được cách điều trị phù hợp. Nếu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài với các triệu chứng nặng như đi ngoài nhiều kèm sốt cao, nôn ói, mất nước thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.