Nhịn, lười ăn là vấn đề thường xuyên gặp phải ở người bạn bịu hoặc có nhu cầu muốn giảm cân. Tuy nhiên, nhịn ăn có bị đau dạ dày không? Có tiềm ẩn nguy cơ gì cho sức khỏe không? lại là vấn đề khiến nhiều người quan tâm, thắc mắc. Để làm rõ vấn đề này 1 cách hiệu quả, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Tác hại của việc nhịn ăn thường xuyên
Thường xuyên nhịn ăn khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng gây đau ốm, mệt mỏi, bệnh tật, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Một số tác hại của việc thường xuyên nhịn ăn có thể kể tới như: Suy giảm trí nhớ; mất ngủ, khó ngủ; rụng tóc; dễ tức giận; hạ đường huyết…
Thường xuyên nhịn ăn khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng
Với những tác hại kể trên thì lời khuyên cho bạn là không nên nhịn ăn, bỏ bữa dù bất kỳ lý do gì.
Thay vào đó, hãy ăn đủ 3 bữa (sáng, trưa, tối) với lượng vừa phải để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn.
II. Nhịn ăn có bị đau dạ dày không?
Về vấn đề nhịn đói có bị đau dạ dày không, các chuyên gia sức khỏe khẳng định là CÓ.
Nguyên nhân chính là do dạ dày tiết ra axit dịch vị và co bóp tiêu hóa thức ăn, khi lượng dịch vị tiết ra ít hoặc nhiều hơn nhu cầu thì sẽ kích thích các hoạt động co bóp mạnh hoặc yếu của dạ dày.
Nếu axit của dạ dày tiết nhiều hơn nhu cầu sẽ gây ra tình trạng ăn mòn niêm mạc dạ dày và hình thành các ổ viêm hoặc loét dạ dày.
Ngược lại, nếu axit dạ dày tiết ra ít hơn bình thường thì hoạt động tiêu hóa thức ăn không hiệu quả, bị chậm trễ, thức ăn vì vậy ứ đọng lâu trong dạ dày gây chướng bụng, khó tiêu.
III. Biểu hiện của đau dạ dày do nhịn đói
Khi đói bị đau dạ dày, người bệnh thường thấy 1 số vấn đề như: Đầy bụng trên sau ăn, đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi.
1. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng dễ gặp nhất nếu bạn bị đau dạ dày do nhịn ăn.
Dấu hiệu của tình trạng này thường bao gồm: Đi ngoài sống phân, tiêu chảy,… Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
2. Đầy bụng trên sau ăn
Triệu chứng đầy bụng trên sau ăn thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên nếu biểu hiện này kéo dài thì cần cẩn trọng vì có thể diễn biến thành các biểu hiện nặng hơn.
Đọc ngay: Các biểu hiện chính của bệnh đau dạ dày
3. Suy nhược cơ thể, chán ăn
Vì bị rối loạn tiêu hóa nên cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
Lúc này, dạ dày ngừng tiết dịch vị nên bệnh nhân có cảm giác bị đắng miệng, chán ăn.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể và sụt cân rất nhanh.
4. Đau vùng thượng vị
Ngoài những vấn đề được chúng tôi giới thiệu ở trên thì đau vùng thượng vị cũng được xem triệu chứng của tình trạng đau dạ dày do nhịn ăn.
Cơn đau ở vùng thượng vị có thể dữ dội hoặc âm ỉ, có cảm giác đau rất, đau quặn hoặc đau cồn cào ở phía bụng trên, vùng ức.
Tìm hiểu thêm về đau tức thượng vị: TẠI ĐÂY
5. Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng
Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng là các triệu chứng đau dạ dày khi nhịn ăn phổ biến và thường gặp.
Tuy nhiên do biểu hiện của triệu chứng này không quá nghiêm trọng nên nhiều người thường bỏ qua.
IV. Cách khắc phục đau dạ dày do nhịn ăn
Để không còn phải thắc mắc về vấn đề nhịn ăn có bị đau dạ dày không, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế ăn đồ không tốt cho dạ dày và sử dụng sản phẩm giảm đau dạ dày.
Đây được xem là yếu tố quan trọng, giúp giảm thiểu cơn đau dạ dày 1 cách tối đa.
1. Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh hơn là điều quan trọng để giữ gìn sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa.
Nên hình thành thói quen ăn vào một thời gian cố định, không ăn quá nhiều vào buổi tối.
Nhai chậm và kỹ để nghiền nhỏ thức ăn nhằm giảm áp lực cho dạ dày, không nên ăn quá nhanh và quá nhiều khiến dạ dày bị quá tải.
Bên cạnh đó, không nên vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại, xem phim, làm việc; thức ăn mua và được chế biến đảm bảo vệ sinh; không ăn các thực phẩm đã bị hỏng, ôi thiu và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Ăn đúng, đủ bữa trong ngày
Không nên nhịn ăn, để bụng đói liên tục và kéo dài, hãy ăn đủ 3 bữa mỗi ngày.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, từ 7 đến 8 giờ sáng là quãng thời gian phù hợp nhất để ăn sáng; 12h30-14 giờ là thời điểm vàng cho bữa trưa và 18 -21 giờ là thời điểm lành mạnh để ăn bữa tối, không nên ăn bữa tối sau 22 giờ đêm.
3. Hạn chế ăn đồ không tốt cho dạ dày
Hạn chế ăn các đồ ăn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày như: cam, bưởi, chanh, quýt, đồ cay, bia, đồ lên men, chiên xào…
Cùng với đó là một số loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu, nước ngọt thay thuốc lá cũng nên hạn chế tiêu thụ.
4. Sử dụng các sản phẩm giảm đau dạ dày
Ngay khi cơn đau dạ dày do nhịn ăn xuất hiện, bạn có thể sử dụng các sản phẩm giảm đau dạ dày như thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Với thành phần chính Almagate có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày nên sau khi uống Yumangel khoảng 5-10 phút, cơn đau dạ dày sẽ thuyên giảm ngay lập tức.
Tóm lại, nhịn ăn có bị đau dạ dày không? Các chuyên gia sức khỏe cho biết, thường xuyên nhịn ăn chính là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày.
Vì vậy dù bất kỳ lý do gì bạn cũng không nên nhịn ăn để bảo vệ dạ dày. Khi thấy bụng đói, bạn có thể ăn một chút đồ ăn dễ tiêu như súp, cháo, bánh mì… để tránh cơn đau dạ dày xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!